logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Vốn xã hội là gì? Cơ sở lý luận chung về vốn xã hội

Vốn xã hội là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở mỗi lĩnh vực khác nhau. Việc vận dụng vốn xã hội vào trong tất cả các lĩnh vực đã mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Vốn xã hội được nhận định là một mắt xích quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về khái niệm vốn xã hội là gì, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm vốn xã hội là gì?

Khái niệm vốn xã hội (tiếng Anh: Social capital) được nhắc đến đầu tiên vào năm 1916, trong một bài báo có tựa đề "The Rural School and Rural Life" được viết bởi Lyda Judson Hanifan, một nhà nghiên cứu người Mỹ. Theo đó, tác giả Hanifan dùng khái niệm này để mô tả sự thiện chí, tình thân hữu, sự cảm thông và các tương tác giữa cá nhân với gia đình. Khi một cá nhân tiếp xúc với hàng xóm, vốn xã hội sẽ được tích lũy, giúp thỏa mãn ngay nhu cầu xã hội của cá nhân đó và tiềm ẩn khả năng cải thiện các điều kiện sống của cả cộng đồng. 

Đến năm 1993, vốn xã hội mới được nhiều học giả và tổ chức quốc tế quan tâm và trao đổi rộng rãi khi Coleman xây dựng cho nó một khung lý thuyết rõ ràng và được Putnam nhắc đến trong các nghiên cứu của mình. Một số khái niệm về vốn xã hội được các học giả đề cập như sau:

Theo Bourdieu: Vốn xã hội được thể hiện ra ngoài qua niềm tin, sự tương hỗ và có đi có lại giữa con người với con người, các quy tắc, hành vi, thể chế và sự kết hợp với nhau thành mạng lưới.

Coleman (1988): Vốn xã hội bao gồm các đặc trưng trong đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, các quy tắc và niềm tin trong xã hội là cái làm cho các thành viên gắn kết và làm việc cùng nhau, hướng đến mục đích chung và cuối cùng là đạt được kết quả tốt hơn.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về vốn xã hội thường đưa ra định nghĩa dựa trên 4 cách tiếp cận sau:

Thứ nhất, theo quan điểm cộng đồng: Vốn xã hội ở góc độ hoạt động nhóm trong cộng đồng. Với quan điểm này, mặt tiêu cực của vốn xã hội được bỏ qua vì trường phái này giả định rằng các thành viên trong một cộng đồng hay xã hội sẽ hưởng lợi từ việc gia nhập vào mạng lưới. Tức là, việc vốn xã hội càng nhiều sẽ càng tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải tất cả các hội nhóm đều tốt.

Thứ hai, theo quan điểm mạng lưới đã khắc phục mặt hạn chế của quan điểm cộng đồng khi nghiên cứu kết quả, gồm cả tích cực lẫn tiêu cực của các kiểu vốn xã hội khác nhau. Khi xem xét cấu trúc của mạng lưới xã hội, vốn xã hội tập trung vào hai phương diện chính. Một là nguồn lực nằm trong một mạng lưới cụ thể, hai là quan tâm đến việc xem xét những vị trí xung quanh mạng lưới như cách tổ chức mạng lưới, hướng liên kết mạng lưới và chiều sâu của mạng lưới.

Thứ ba, trường phái theo quan điểm thể chế cho rằng sức mạnh của mạng lưới cộng đồng phụ thuộc vào môi trường pháp chế,pháp lý và chính trị. Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ vì chỉ quan tâm đến thượng tầng kiến trúc của xã hội nên chỉ phù hợp cho các nghiên cứu vốn xã hội ở cấp độ vĩ mô.

Thứ tư, trường phái theo quan điểm tổng hợp cố gắng kết nối cách tiếp cận của trường phái quan điểm mạng lưới và quan điểm thể chế. Với cách tiếp cận này,tính thiên lệch của quan điểm thể chế được khắc phục và khả năng cộng đồng cùng chức năng nhà nước được lồng ghép với nhau.

Tổng kết lại, vốn xã hội có thể được hiểu là một nguồn lực được tạo ra thông qua việc “đầu tư” vào mạng lưới các mối quan hệ xã hội; dựa trên nền tảng những quy định, chuẩn mực, biện pháp trừng phạt, cũng như những nghĩa vụ, kỳ vọng, lòng tin, và những kênh thông tin tiềm năng thuộc về mạng lưới các mối quan hệ xã hội đó. 

von_xa_hoi_la_gi_luanvan2s
Vốn xã hội là gì?

Hai khía cạnh của vốn xã hội

Những quan điểm đề cập trong phần trước của bài viết cho thấy, vốn xã hội bao gồm 2 khía cạnh là cấu trúc và tri nhận. Trong đó, khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội đề cập đến mạng lưới các mối quan hệ xã hội (bao gồm cả mạng lưới chính thức và phi chính thức) được tích lũy khi con người có sự tương tác với nhau trong gia đình, trường học, khu phố, nơi làm việc, hay khi tham gia vào các tổ chức, định chế xã hội, và thể chế kết nối con người lại với nhau. Do đó, khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội có tính khách quan và hữu hình, có thể quan sát được. Trong khi đó, khía cạnh tri nhận của vốn xã hội lại được xem là mang tính chủ quan và vô hình, khó quan sát vì nó ám chỉ những quy định, chuẩn mực, biện pháp trừng phạt; những kênh thông tin tiềm năng; cũng như những nghĩa vụ, kỳ vọng và lòng tin của mỗi người trong mạng lưới các mối quan hệ xã hội đó. Ở khía cạnh này, yếu tố lòng tin con người được xem là yếu tố đại diện vì mối quan hệ được định hƣớng dựa trên khả năng con người làm việc tự nguyện với nhau, mà tiền đề cho việc tự nguyện này là chuẩn mực. Tuy nhiên, để mọi người đều hành động theo các quy định chuẩn mực thì cần có điều kiện là lòng tin. Lòng tin ở đây được hiểu là việc một người sẵn lòng đón nhận những hành động của người khác, dựa trên kỳ vọng người khác sẽ thực hiện một hành động quan trọng với mình mà không cần kiểm soát họ (Mayer, Davis & Schoorman, 1995). Nhờ đó, lòng tin sẽ thúc đẩy cho các giao tiếp xã hội, cho sự hợp tác. 

Xem thêm:

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Chia sẻ đề tài & chi tiết cách thực hiện

Đặc tính của vốn xã hội là gì?

Theo Coleman, vốn xã hội gồm 3 đặc tính cơ bản

Thứ nhất, vốn xã hội tùy thuộc vào mức độ niềm tin với nhau của con người trong xã hội hay nó tùy thuộc vào nghĩa vụ mà mỗi người tự ý thức thực hiện và kỳ vọng của người này với người khác.

Thứ hai, vốn xã hội có giá trị vì nó chứa đựng những liên hệ xã hội mang đặc điểm của kênh truyền thống, cụ thể là qua tiếp xúc với những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp từ đó họ có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống, thay thế một phần thông tin có trong sách báo, truyền hình.

Thứ ba, vốn xã hội càng lớn khi xã hội càng có nhiều quy tắc, chuẩn mực, đặc biệt là những quy tắc đi kèm với sự trừng phạt.

Tầm quan trọng của vốn xã hội là gì?

Vốn xã hội bao gồm các mạng lưới quan hệ xã hội được đặc trưng bởi các tiêu chí lòng tin và có đi có lại. Vì có sự tin tưởng, vốn xã hội cho phép mọi người trong mối quan hệ hành động vì lợi ích lẫn nhau. Bằng chất lượng của các mối quan hệ xã hội, các cá nhân có thể sử dụng nó để hỗ trợ giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Vốn xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức và thông tin được chia sẻ qua mạng lưới xã hội để phát triển vốn con người. Niềm tin là một yếu tố quan trọng trong vốn xã hội, khi sự tin tưởng được phát triển thì các mối quan hệ này mang tính chất lâu dài.

Ngoài ra, vốn xã hội còn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra vốn con người thông qua các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng để hình thành vốn con người ở thế hệ tiếp theo. Theo đó, vốn xã hội tác động đến kiến thức, thói quen và kỹ năng của trẻ em qua tầm ảnh hưởng của gia đình.

Vốn xã hội cũng giữ vai trò trong phát triển kinh tế, trong một số trường hợp vốn xã hội có thể được dùng trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư tăng trưởng kinh tế. Bằng yếu tố niềm tin vốn xã hội có thể giúp giảm chi phí giám sát, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc chi cho các hoạt động giám sát để đầu tư vào hoạt động kinh tế khác.

dac_diem_cua_von_xa_hoi_luanvan2s
Vai trò của vốn xã hội là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

Kinh tế trang trại là gì? Đặc trưng, vai trò của kinh tế trang trại

Phân loại vốn xã hội

Phân loại theo cấp độ

Vốn xã hội vi mô: Vốn xã hội ở cấp độ vi mô là kết quả của những đặc trưng cá nhân, được cá nhân sử dụng cho những mục đích của bản thân. Ở góc độ này, vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hay quen biết của cá nhân. Là chìa khóa lý giải cho sự khác biệt trong việc đạt được thành tựu của mỗi cá nhân với giá định là vốn văn hóa và vốn kinh tế đã được kiểm soát. Mỗi cá nhân có trữ lượng vốn xã hội khác nhau được hình thành từ mạng lưới các mối quan hệ của bản thân và trữ lượng này có tỷ lệ thuận với các hình thức vốn khác mà mạng lưới cá nhân đó quan hệ sở hữu. Ở góc độ này, vốn xã hội vi mô liên quan đến khuynh hướng hợp tác của chủ thể nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào đó, là kết quả của quá trình “có đi, có lại”, trải nghiệm mức độ thành công ở những lần hợp tác trước.

Vốn xã hội vĩ mô: Vốn xã hội vĩ mô hàm ý tập thể, gồm các mối liên kết giữa các địa phương và xuyên quốc gia, là sản phẩm của cấu trúc xã hội cụ thể là các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội, là cơ sở cho sự hoạt động hiệu quả của thể chế, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên trong khối tổng thể. Ở cấp độ vĩ mô, gắn với các cấu trúc,mối quan hệ thể chế như chính trị, luật lệ, hệ thống toà án, hoạt động dân sự. Vốn xã hội vĩ mô tập trung vào giá trị hợp nhất và gắn bó xã hội, nhấn mạnh đến cấu trúc chính trị, xã hội và môi trường sống của cộng đồng.

Vốn xã hội trung gian: Vốn xã hội trung gian là sản phẩm của mối quan hệ liên phụ thuộc giữa cá nhân và các nhóm trong cộng đồng, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp. Đây là nguồn lực nảy sinh từ các mối liên hệ xã hội, được cá nhân hay tập thể huy động để theo đuổi mục đích của riêng mình. Vốn xã hội trung gian ám chỉ cấu trúc của mối quan hệ. Mạng lưới xã hội, vị trí của các thành viên trong mạng lưới, kiểu tương tác quyết định bản chất của nguồn lực và cách thức phân phối chúng. Đây là tài sản phát sinh từ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và giữa các nhóm trong cộng đồng, có đặc trưng cụ thể của cấu trúc mạng lưới như kích cỡ, mật độ mạng lới hay lỗ hổng cấu trúc.

Phân loại vốn xã hội theo chức năng

Chức năng gắn bó: Cách phân loại này tập trung vào việc tìm hiểu thành phần và chức năng của mạng lưới đồng nhất, chủ yếu ở cấp độ cá nhân. Nó ám chỉ mối liên hệ mạnh giữa những người có mối quan hệ gắn bó với nhau như thành viên trong gia đình, xóm giềng, bạn bè, đồng nghiệp,…Loại vốn này giúp kết nối những người có cùng đặc điểm nhân chủng học và vị trí tài chính- xã hội, có đặc trưng liên kết theo chiều ngang, mạng lưới hướng nội,có khuynh hướng củng cố sự đồng nhất, đặc trưng riêng của nhóm.

Vốn xã hội bắc cầu: Vốn xã hội bắc cầu nhấn mạnh mối quan hệ ở cấp độ cá nhân và trung gian, ám chỉ mối liên hệ giữa những người không hoàn toàn có đặc điểm nhân chủng học giống nhau nhưng tương đồng về tình trạng tài chính và quyền lực. Loại vốn xã hội này kết nối các nhóm khác nhau mang đặc trưng của mối liên kết theo chiều ngang, giúp mở rộng mối quan hệ với các nhóm đối tượng khác nhau, thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

Vốn xã hội kết nối: Đây là một khái niệm thường dùng để đề cập ở cấp độ vĩ mô, với đặc trưng là chỉ có duy nhất một hướng liên kết theo chiều dọc. Nó ám chỉ mối quan hệ giữa các tầng lớp khác nhau với điển hình là quan hệ thứ bậc và lòng tin vào thể chế, nhà nước.Đây là mạng lưới mang tính chính trị, thường có mối liên hệ với nhà nước và đôi khi tham gia vào việc quyết định của chính quyền địa phương.

Có thể nói rằng, vốn xã hội là một nguồn vốn không thể thiếu trong cuộc sống. Vốn xã hội được xem như khoản đầu tư vào các mối quan hệ xã hội với kỳ vọng tạo ra được lợi ích từ khoảng đầu tư này. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng vào khoảng vốn này và đầu tư phát triển nó. Trên đây, luận văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu những nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm vốn xã hội là gì, nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận về chủ đề này, liên hệ dịch vụ viết luận văn thuê tại Luận Văn 2S để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhé. Chi tiết dịch vụ và giá viết thuê luận văn thạc sĩ, truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status