Với thực trạng các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc sử dụng vốn kinh doanh sao cho hiệu quả và hợp lý là điều vô cùng quan trọng, nó giúp cho các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh được vận hành tốt. Vậy thì vốn kinh doanh là gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp?. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Khái niệm vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh được xem là yếu tố tiên quyết và quan trọng trong quá trình vận hành sản xuất kinh doanh. Một phần của vốn kinh doanh được trích ra để chi trả cho những yếu tố đầu vào như nhân công, nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Một doanh nghiệp muốn vận hành được doanh nghiệp của mình thì trước tiên phải có được một số vốn nhất định. Số vốn này biểu thị cho số tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
C.Mác cho rằng vốn là yếu tố đầu vào mang ý nghĩa thực tiễn và giá trị rất cao. Tuy nhiên, Paul Anthony Samuelson lại cho rằng vốn là một loại hàng hóa, nó được sản xuất để làm tiền đề cho những hoạt động sản xuất khác, và là yếu tố đầu vào cho một hoạt động sản xuất được vận hành
Vốn kinh doanh luôn luôn vận động, nó có thể tồn tại dưới các dạng như tiền hoặc tài sản như các máy móc, thiết bị,... Và sau cùng thì nó lại trở về dưới dạng tiền tệ. Vốn có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên, vốn kinh doanh được thể hiện dưới dạng tiền tệ bao gồm cả số tài sản được sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích là thu lợi nhuận.
Khái niệm vốn kinh doanh là gì?
Xem thêm:
Chuyển giá là gì? Thực trạng, giải pháp kiểm soát chuyển giá Việt Nam
350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao
Vốn kinh doanh có đặc điểm gì?
- Vốn không chỉ được thể hiện bằng tiền tệ mà còn bằng các loại tài sản vô hình và hữu hình
- Tiền tệ được xem là vốn chỉ khi nó hoạt động và vận hành nhằm mục đích sinh lợi nhuận
- Vốn sẽ được tích góp, khi đạt đến một mức nhất định thì mới được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, vốn còn được huy động thêm trong quá trình sản xuất
Phân loại vốn kinh doanh
#1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
- Vốn chủ sở hữu: Vốn này được hình thành từ vốn của chủ sở hữu, vốn góp của các nhà đầu tư, vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Vốn góp: Khi một doanh nghiệp được thành lập, luôn có một khoản vốn góp lúc ban đầu do các chủ sở hữu góp vốn
- Lợi nhuận không chia: Trong suốt quá trình vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có được nguồn vốn nếu như kinh doanh có hiệu quả và nguồn vốn được tích góp từ lợi nhuận không phải chia sẻ được đem đi tái đầu tư.
- Phát hành thêm cổ phiếu: các doanh nghiệp có thể tăng số lượng vốn của mình bằng cách phát hành các cổ phiếu nhằm huy động vốn cho doanh nghiệp
- Vay vốn: Doanh nghiệp có thể đi vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tiếp tục vận hành
#2 Phân loại theo đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn
- Vốn cố định: Là phần vốn được hình thành trước để có thể mua những tài sản cố định cho một doanh nghiệp. Tài sản cố định là phần tài sản được dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô của nguồn vốn cố định sẽ ảnh hưởng đến quy mô của các tài sản cố định, còn tài sản cố định thì lại mang tính quyết định sự chu chuyển của vốn
- Vốn lưu động: là phần vốn để vận hành những tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường. Tài sản lưu động được xem là những loại tài sản ngắn hạn, tiền mặt là loại cần phải tối thiểu hóa bởi vì chúng không sinh lời. Các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng được xem là một phần của vốn lưu động.
Tóm tắt phân loại vốn kinh doanh
Các phương pháp quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Quản lý vốn lưu động
- Đối với vốn tiền mặt: Nhà quản trị sẽ tiến hành quản lý các nguồn vốn là tiền mặt và các loại chứng khoán. Với mục tiêu nâng cao tính hữu dụng của tiền mặt và sử dụng chứng khoán thanh khoản cao để giảm tiền mặt như mong muốn
- Quản lý lượng hàng tồn kho: hàng tồn kho là các loại nguyên vật liệu để đáp ứng cho những giai đoạn sản xuất đang dở dang. Các doanh nghiệp luôn phải có những nguyên liệu được dự trữ, tuy những nguyên liệu này không đem lại lợi nhuận ngay tức thì nhưng chúng đóng một vai trò khá quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất không bị gián đoạn
- Các khoản phải thu: Với nền kinh tế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay thì việc mua bán trả sau, bán chịu là điều dễ thấy. Khi thực hiện bán chịu, doanh nghiệp có thể sẽ gặp những rủi ro như không thu lại được tiền từ khách hàng. Vì vậy mà các nhà quản trị cần phải theo dõi kỹ những khoản phải thu để có những biện pháp đúng đắn.
Quản lý vốn cố định
- Những tài sản hữu hình có thể bị giảm giá trị theo thời gian, có thể hao mòn do tự nhiên, các quy luật hóa học và cũng có thể hao mòn do sự lỗi thời và sự ngày càng tân tiến của máy móc khác
- Bởi vì sự ngày càng hao mòn cho nên các doanh nghiệp thường chuyển một phần giá trị hao mòn vào trong giá cả của sản phẩm và khi sản phẩm này thu được lợi nhuận thì số tiền này sẽ được trích ra một phần để tân trang máy móc
Vai trò của vốn kinh doanh là gì?
Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là gì
- Trước tiên, vốn được xem là điều kiện tiên quyết để cho một doanh nghiệp có thể được thành lập và vận hành. Vốn cũng là một trong những điều kiện để có thể phân chia loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.
- Vốn đóng một vai trò rất trong trọng trong sự duy trì và phát triển đối với một doanh nghiệp. Để có thể vận hành tốt một hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên doanh nghiệp cần phải có nguồn lao động, nguyên liệu đầu vào, các thiết bị, máy móc. Và điều này bắt buộc doanh nghiệp phải có vốn thì mới có thể mua và sử dụng các yếu tố đầu vào này được. Nếu một doanh nghiệp không có vốn thì điều hiển nhiên là không thể thành lập và duy trì các hoạt động sản xuất được. Vậy nên, vốn được xem là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh được vận hành.
- Một vai trò quan trọng nữa của vốn kinh doanh đó chính là sự thay đổi về cơ sở vật chất, vốn là điều kiện cần để cho các nhà quản trị đưa ra những chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp được phát triển, từ đó, đưa ra các quyết định như tân tiến máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
- Cuối cùng, vốn mang tính chất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Việc quản lý vốn và sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng cho tương lai của doanh nghiệp đó.
Bạn đang gặp khó khăn với bài luận (đại học, cao học) của mình? Quỹ thời gian hạn hẹp khiến bạn không thể đảm bảo hoàn thành tốt nhất bài luận của mình? Hãy tham khảo DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN tại Luận Văn 2S! |
Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Đối với vốn lưu động
- Vốn lưu động được đánh giá thông qua tốc độ luân chuyển của vốn: Dựa vào vòng quay của vốn lưu động để xem xem trong 1 kỳ thì vốn lưu động quay được mấy vòng, hiệu quả sử dụng vốn càng cao khi số vòng quay càng lớn.
- Ngoài ra, để đánh giá được hiệu quả của vốn lưu động thì còn dựa vào kỳ luân chuyển, kỳ luân chuyển được tính bằng thời gian bình quân của một vòng quay, tốc độ luân chuyển sẽ càng nhanh khi kỳ luân chuyển càng nhỏ
- Bên cạnh đó, các chỉ tiêu còn được áp dụng như: vòng quay của hàng tồn kho,...
Đối với vốn cố định
- Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn: bằng cách tính với 1 đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu doanh thu, và hiệu suất sẽ càng cao khi chỉ tiêu này càng cao
- Hàm lượng của vốn cố định: hiệu suất sẽ càng cao khi chỉ tiêu này càng nhỏ
- Tỷ suất đầu tư,...
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Khi lập kế hoạch kinh doanh thì nên xác định lượng vốn tối thiểu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
- Thực hiện các cách huy động vốn để đáp ứng vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đưa ra các kế hoạch phân phối và sử dụng vốn đúng đắn
- Kiểm tra quy trình sản xuất để biết được lượng nguyên liệu cần nhập tránh làm thiệt hại cho công ty
- Kiểm tra các mức nhập và xuất của nguyên liệu để ước lượng mức hàng dự trữ cho kỳ tiếp theo
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau trong công ty, đặc biệt là bộ phận Marketing, luôn nâng cao chất lượng bán hàng và dịch vụ chăm sóc để giảm lượng hàng tồn kho.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin xoay quanh khái niệm vốn kinh doanh là gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn trong học tập và làm việc. Đừng quên liên hệ với chúng tôi trong trường hợp bạn gặp bất kỳ vấn đề nào với bài tiểu luận, luận văn đại học, cao học của mình nhé!