Hiện nay có rất nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về Văn bản quy phạm pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được một cách đơn giản thế nào là một Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?
Đầu tiên, trước khi đi vào trả lời câu hỏi "Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại", chúng ta sẽ cùng điểm qua các thông tin chung về văn bản quy phạm pháp luật để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo các thủ tục và trình tự đã được quy định trong Luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật. Nó chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập một trật tự pháp lý rõ ràng.
Hoạt động ban hành Văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cũng như hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được các Văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn và phải có giải pháp điều chỉnh nếu gây ra những trở ngại đáng kể.
>>> Xem Thêm:
Kho đề tài luận văn thạc sĩ Luật chọn lọc 2023
Văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng tạo nên “xương sống” của hệ thống pháp luật và mang những đặc điểm cơ bản sau:
Không phải mọi cơ quan Nhà nước hay thành viên chính phủ đều có quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đặc trưng đầu tiên của Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đó phải được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với các Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành.
Những cá nhân có thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật là Thủ tướng chính phủ; Chánh Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Xuất phát từ vai trò quan trọng đối với các hoạt động quản lý Nhà nước, các Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo thủ tục, trình tự luật định nhằm đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương.
Theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, một Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội hay Hội đồng nhân dân được ban hành qua các bước: Lập kiến nghị chương trình > Soạn thảo văn bản > Lấy ý kiến đóng góp, ý kiến phản biện > Thẩm định, thẩm tra > Thông qua > Trình ký quyết định > Ban hành, công bố và đăng công báo.
Văn bản quy phạm pháp luật không đặt ra cho riêng ai mà nó chứa đựng các quy định xử sự chung tác động lên nhiều đối tượng. Đó là một nhóm chủ thể lớn có chung một vài yếu tố như quốc tịch, địa bàn cư trú... hoặc các chủ thể nằm trong điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật quy định.
Đó chính là những khuôn mẫu, chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo khi tham gia các mối quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Các Văn bản quy phạm pháp luật luôn có giá trị bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước với nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, tổ chức... và đặt biệt là biện pháp cưỡng chế.
Đặc điểm của Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước là được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Tức là các đối tượng tác động của pháp luật phải tuân thủ theo khi rơi và các sự kiện có tính lặp đi lặp lại trên thực tế. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Vậy Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại? Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật gồm 26 loại cụ thể như sau:
Không phải văn bản nào do Nhà nước ban hành cũng là Văn bản quy phạm pháp luật. Một số văn bản vẫn mang ý nghĩa pháp lý nhưng lại không phải là Văn bản quy phạm pháp luật như lời tuyên bố, lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước...
Chắc chắn, qua bài viết này, bạn đọc sẽ giải đáp được tường tận không chỉ câu hỏiVăn bản quy phạm pháp luật có mấy loại mà đồng thời cũng đã hiểu hơn về khai niệm cũng như khái niệm và các đặc điểm của Văn bản quy phạm pháp luật phải không nào!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com