Đạo đức là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với mỗi người cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định rằng đạo đức là cái gốc của người cách mạng, có tài mà không có đức là người vô dụng. Vì thế, đạo đức cách mạng và công tác giáo dục đạo đức cách mạng trở thành điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, hãy cùng Luận Văn 2S đọc bài viết dưới đây nhé.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khái niệm đạo đức được định nghĩa là toàn bộ những chuẩn mực, nguyên tắc nhằm đánh giá và điều chỉnh cách ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Đạo đức được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nó được xem là hình thái cơ bản của ý thức xã hội. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội mà trước hết là nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong phân phối sản phẩm để tồn tại và phát triển. Hệ thống đạo đức ngày càng được hoàn thiện, nâng cao và mở rộng trở nên phong phú và phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của sản xuất, của các quan hệ xã hội.
Trong xã hội phân chia giai cấp (xã hội có giai cấp) đạo đức mang tính giai cấp. Cụ thể, mỗi giai cấp trong xã hội sẽ có những lợi ích riêng, và do đó cũng hình thành nên những quan điểm, những nền đạo đức riêng. Thế nhưng nền đạo đức của giai cấp thống trị mới là nền đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội, mặc dù trong cuộc sống hàng ngày mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình.
Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, qua mỗi thời đại các giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại sẽ không ngừng được phát triển và sáng tạo trên cơ sở kế thừa đạo đức cộng sản - nền đạo đức mang tính nhân loại phổ biến của xã hội tương lai.
Từ quan điểm đạo đức cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin ta có thể rút ra khái niệm đạo đức cách mạng như sau: “Đạo đức cách mạng là đạo đức của giai cấp công nhân. Các tiêu chuẩn đạo đức hướng tới chân, thiện, mỹ thực chất là hướng tới cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng tới phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đó là một nền đạo đức đối lập về chất so với nền đạo đức phong kiến và đạo đức tư sản.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một hệ thống bao gồm những quan điểm sâu sắc và toàn diện của chủ tịch Hồ Chí Minh về những nguyên tắc và chuẩn mực để tạo nên một xây dựng nền đạo đức mới khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm mục đích phát triển toàn diện con người trong thời đại mới. Nội dung xây dựng nền đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh như sau:
Một là, xây dựng hệ thống những chuẩn mực của nền đạo đức mới. Tự hệ thống chuẩn mực đó tổng hợp thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, tập thể...
Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức mới. Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới các giá trị cao đẹp Chân - Thiện - Mỹ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Xem thêm:
→ Mẫu đề tài Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh chọn lọc miễn phí
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được hình thành từ tinh hoa đạo đức nhân loại, đạo đức cộng sản Mác-Lênin, truyền thống đạo đức dân tộc và sự tu dưỡng, rèn luyện không mệt mỏi của Người.
Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của chủ nghĩa yêu nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhiều giá trị đạo đức từ đó được tích lũy như: đạo lý yêu quê hương đất nước, đạo lý thương yêu, quý trọng con người, đạo lý giúp đỡ, đồng cam cộng khổ lẫn nhau, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đạo lý cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm hy sinh trong đánh giặc cứu nước, đạo lý trọng tình nghĩa vợ chồng, anh em, dũng cảm hy sinh trong đánh giặc cứu nước sống có thuỷ chung, đạo lý có tình có nghĩa; uống nước nhớ nguồn; đói cho sạch rách cho thơm... Tất cả những giá trị đạo đức ấy đã đi vào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ và ngày càng nồng đượm trở thành khát vọng thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Trước khi được tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ tịch Hồ Chí minh đã được biết đến, tiếp thu và vận dụng nhiều tinh hoa đạo đức như: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Khổng tử… Người viết: “học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không hoàn toàn đồng ý với học thuyết của Khổng Tử, cụ thể người phê phán và loại bỏ lập trường phong kiến tồn tại trong quan điểm của Khổng Tử trên các mặt: Thế nhưng Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường phong kiến của Khổng Tử trên các mặt: tôn thờ chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng cấp; nghề nghiệp... Bên cạnh đó, Người còn thừa kế các mặt tiến bộ trong tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng dân chủ tư sản, tư tưởng tam dân của Tôn Dật Tiên… để xây dựng nên nền đạo đức mới ở nước ta.
Hồ Chí Minh viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giêsu có ưu điểm là lòng bác ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách "tam dân" thích hợp với điều kiện nước ta... tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Đạo đức học thuyết Mác-Lênin là đạo đức mà Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhất trong việc xây dựng đạo đức mới của đất nước - đạo đức của giai cấp vô sản. Đạo đức cộng sản Mác-Lênin có giá trị lý luận, phương pháp luận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác.
Nội dung cơ bản của đạo đức cộng sản Mác-Lênin là các tiêu chuẩn đạo đức và các phạm trù đạo đức được hình thành dựa trên nền tảng của cách mạng vô sản, của chủ nghĩa tập thể vô sản. Đạo đức cộng sản Mác-Lênin lấy việc giải phóng triệt để dân tộc, giai cấp, công người làm mục đích tối cao; coi hạnh phúc không phải chỉ là thoả mãn nhu cầu của cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọi người theo tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Điều này cũng chính là điểm khác nhau nổi bật nhất thể hiện sự tiến bộ về chất của đạo đức vô sản (đạo đức mới) so với đạo đức cũ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ điều này và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng nền đạo đức cách mạng ở nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại, cả một đời tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của Người đã nâng Người lên thành bậc đại nhân, đại trí, đại nghĩa, đại dũng, đại liêm... của thế kỷ XX, khiến kẻ thù cũng phải kính phục, bị cảm hóa và nhân loại tin tưởng noi theo.
Không chỉ yêu thương con người và dân tộc Việt Nam, Người còn yêu thương tất cả mọi người trên toàn thế giới, yêu thương nhân loại. Người không chỉ muốn cứu dân tộc Việt Nam mà còn muốn cứ giúp các dân tộc khỏi áp bức khác trên Thế giới. Chính quyền Pháp nhiều lần dụ dỗ, đe doạ, tử hình vắng mặt, thế nhưng Người không hề sợ hãi mà càng tăng thêm quyết tâm hoạt động cách mạng.
Nội dung đạo đức cách mạng bao gồm: Ý thức đạo đức, tình cảm và hành vi đạo đức cách mạng, cụ thể:
Ý thức đạo đức cách mạng: Là một hình thái ý thức xã hội, là toàn bộ những quan niệm về cái thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm,…và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với cá nhân và với xã hội. Ý thức đạo đức cách mạng đóng vai trò như lý tưởng đạo đức mà mọi người phải hướng tới và cần được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đạo đức. Ý thức đạo đức cách mạng bao gồm tri thức về giá trị và định hướng xã giá trị đạo đức cách mạng, tình cảm và lý tưởng đạo đức cách mạng, ý chí đạo đức cách mạng. Trong đó, tình cảm đạo đức cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng vì khi không có tình cảm đạo đức thì mọi quan niệm, chuẩn mực hay định hướng về giá trị đạo đức không chuyển thành hành vi đạo đức cách mạng.
Tình cảm đạo đức cách mạng: Là sự phản ánh mang tính cảm xúc của chủ thể trước hiện thực đạo đức. Nó được hình thành trên cơ sở nhận thức đạo đức của mỗi cá nhân, tức là mỗi người chỉ có thể hình thành tình cảm đạo đức trên cơ sở có được những tri thức nhất định về đạo đức. Tình cảm đạo đức thể hiện thái độ của con người trước những hiện tượng đạo đức nảy sinh trong cuộc sống, là cơ sở hình thành niềm tin và động lực của hành vi đạo đức. Người có tình cảm đạo đức sẽ tự giác thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác và đối với xã hội.
Hành vi đạo đức cách mạng: Là sự ứng xử thực tế của con người chịu ảnh hưởng của niềm tin đạo đức cách mạng trong mối quan hệ giữa người với người qua hình thức trực tiếp lẫn hình thức gián tiếp. Những xử sự đó thông qua người trung gian hay vật trung quan của một mối quan hệ giữa chủ thể đạo đức và khách thể của hành vi đạo đức và khách thể của hành vi đạo đức đó thuộc vào loại thứ hai. Ví dụ, thông qua xử sự với vợ, với con có thể nói lên phẩm chất đạo đức của chủ thể với bố mẹ mình.
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là nền đạo đức mới: Đó là kết tinh của những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại trong lịch sử, cơ bản là đạo đức cộng sản của Chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, trong hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức của Hồ Chí Minh về hình thức chúng ta thấy có nhiều phạm trù, mệnh đề, khái niệm của đạo đức truyền thống, nhưng nội dung là của nền đạo đức mới.
Các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh rất toàn diện song không trừu tượng, chung chung mà rất cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Trong tiêu chuẩn này bao gồm cả các tiêu chuẩn đạo đức chung và các tiêu chuẩn thích ứng đối với mỗi tầng lớp, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý, quan tâm và đề cập nhiều nhất đến việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các cán bộ đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người sáng lập, xây dựng nên hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức mới, đồng thời Người cũng là người thực hiện những tiêu chuẩn này một cách mẫu mực, nghiêm túc và có sự thống nhất cao giữa lời nói và hành động. Điều này làm cho Hồ Chí Minh tỏa sáng và trở thành tấm gương đạo đức vĩ đại.
Thứ nhất, đạo đức cách mạng là cơ sở, nền tảng tạo thành phần chất, nhân cách của cán bộ. Đạo đức cách mạng góp phần định hướng nhận thức, điều chỉnh hành vi của người cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các mối quan hệ, nhất là việc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của ngành, là cơ sở nhằm xây dựng nhận thức, trách nhiệm, tạo đức nghề nghiệp, tác phong, lề lối làm việc và sống có văn hóa trong hàng ngũ cán bộ. Tăng cường xây dựng đạo đức cách mạng sẽ góp phần phát triển, hoàn thiện phẩm chất,nhân cách người cán bộ, đảm bảo đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, đạo đức cách mạng giúp cán bộ kiên định, vững vàng và không lùi bước trước mọi khó khăn, gian khổ và chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Đạo đức cách mạng là nhân tố quan trọng và quyết định tạo nên sự kiên định, vững vàng về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị để người cán bộ chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua những hy sinh, mất mát để xử lý, giải quyết những vấn đề do nhiệm vụ đặt ra kịp thời, hiệu quả.
Thứ ba, đạo đức cách mạng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho đội ngũ cán bộ vượt qua chủ nghĩa cá nhân, cám dỗ về lợi ích vật chất trong quá trình công tác vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đạo đức cách mạng là sợ chỉ đỏ xuyên suốt đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tự giác đấu tranh, tự điều chỉnh trong nhận thức và phân biệt rõ đúng sai, nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ và vượt qua những cám dỗ về lợi ích vật chất, không sa vào chủ nghĩa cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giáo dục đạo đức cách mạng là quá trình chủ thể giáo dục tạo nên sự tác động và đối tượng giáo dục, cốt yếu nhằm hình thành ở đối tượng giáo dục những nội dung về ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức cách mạng hay những phẩm chất đạo đức cách mạng cần thiết trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp với yêu cầu mà xã hội đặt ra.
Xem thêm:
Mẫu đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng miễn phí
Thông qua công tác giáo dục đạo đức cách mạng, những phẩm chất đạo đức cần thiết, phù hợp với chuẩn mực xã hội- được xem là yêu cầu của xã hội sẽ được chuyển hóa thành sự thúc đẩy của nội tâm trong đối tượng giáo dục. Đó là con đường, cách thức cơ bản để góp phần điều chỉnh hành vi và nhận thức của đối tượng giáo dục một cách đầy đủ, đúng đắn, chủ động và phù hợp với yêu cầu mà xã hội đặt ra.
Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cũng là một phương thức để xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm và lẽ sống tích cực ở đối tượng nhận tác động. Giáo dục đạo đức giúp cho đối tượng giáo dục hiểu biết và nhận diện một cách rõ ràng những hành vi nào vi phạm đạo đức, những quan niệm nào sai lệch hay lạc hậu so với tình hình mới.
Công tác giáo dục đưa những chuẩn mực đạo đức cách mạng từ đòi hỏi bên ngoài thuộc về của chung của xã hội thành sự hối thúc bên trong của mỗi cá nhân trong xã hội, thành tình cảm, giá trị sống, niềm tin, nhu cầu của đối tượng giáo dục. Giáo dục đạo đức cách mạng định hướng mỗi người nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức cách mạng, góp phần hình thành nên cơ chế điều chỉnh hành vi ở mỗi người để phù hợp với những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà xã hội đặt ra. Giáo dục đạo đức cách mạng là cơ sở để mỗi cộng đồng xã hội có thể bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cách mạng tốt đẹp của thế hệ trước và xóa bỏ, khắc phục những giá trị đã lỗi thời,..
Công tác giáo dục đạo đức góp phần hình thành nên ở mỗi người nhận thức, tình cảm, hành vi đạo đức cách mạng của con người nói chung đặc biệt trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp của đạo đức cách mạng trong xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên thì công tác giáo dục đạo đức cách mạng trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công tác giáo dục cách mạng. Đây là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm xây dựng đạo đức cho cán bộ đảng viên và thanh niên Việt Nam từ đó xây dựng đất nước vững mạnh, phát triển. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thuê viết tiểu luận tư tưởng Hồ Chí minh, hãy liên hệ với dịch vụ của Luận Văn 2S nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com