Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay cùng với cơ chế đào thải khốc liệt của thị trường đã đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn không ngừng tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, marketing truyền thông được đánh giá là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Để hiểu rõ hơn về marketing truyền thông là gì cũng như các yếu tố liên quan đến hoạt động này, chúng ta cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Philip Kotler - người được xem như là cha đẻ của marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa về truyền thông marketing như sau: Truyền thông marketing (hay truyền thông tiếp thị, tiếng Anh: marketing communication) là những phương tiện, công cụ mà nhờ đó doanh nghiệp tìm cách thông báo, thuyết phục và nhắc nhở người tiêu dùng (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) về sản phẩm và thương hiệu mà họ kinh doanh.
Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc tiến (marketing promotion), là một trong 04 thành tố của marketing mix. Nó thường được liên tưởng nhiều nhất đến quảng cáo, tuy nhiên truyền thông marketing được tạo nên bởi rất nhiều các thành phần, phương tiện, công cụ và quảng cáo chỉ là một trong số đó. Truyền thông marketing giữ vị trí quan trọng trong kế hoạch marketing tổng thể của phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức bởi nó có hỗ trợ đắc lực cho các chương trình marketing khác. Điều đó cũng có nghĩa là nếu các chiến lược và chiến thuật marketing khác được xây dựng hoàn hảo và vận hành tốt thì gánh nặng của các hoạt động truyền thông sẽ được giảm bớt.
Ngày nay, thị trường đại chúng được chia thành rất nhiều những thị trường nhỏ, thị trường ngách với những tập khách hàng có đặc điểm, hành vi tiêu dùng không giống nhau. Điều này đòi hỏi những phương pháp tiếp cận riêng của từng công ty, cho từng sản phẩm, với từng phân khúc khách hàng riêng biệt. Do đó, các công ty đã dần chuyển dịch truyền thông marketing đơn thuần sang marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications - IMC) để tận dụng sự đa dạng của các công cụ truyền thông.
Theo Larry Percy: Truyền thông marketing là việc lập kế hoạch và thực hiện tất cả các loại hình quảng cáo và xúc tiến bán cho một nhãn hiệu, dịch vụ hoặc một doanh nghiệp xác định để đáp ứng một tập hợp chung các mục tiêu truyền thông hoặc cụ thể hơn nhóm hỗ trợ một đơn vị duy nhất.
Tóm lại, truyền thông marketing là những hoạt động liên quan đến việc tạo ra và truyền đi những thông tin về thương hiệu công ty cũng như sản phẩm đến khách hàng mục tiêu nhằm thuyết phục họ mua hàng đồng thời thiết lập và duy trì mối quan hệ với họ.
Truyền thông marketing là gì?
Truyền thông đã được định nghĩa khác nhau như truyền đạt thông tin, trao đổi ý tưởng hoặc quá trình thiết lập tính phổ biến hay sự nhất quán trong suy nghĩ giữa người gửi và người nhận thông tin. Quá trình truyền nhận thông tin thường rất phức tạp. Thành công phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất của thông điệp, sự giải thích của người nghe về nó, và môi trường mà thông điệp được nhận. Nhận thức của người nhận về nguồn và phương tiện được sử dụng để truyền tin cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, cũng như nhiều yếu tố khác. Từ ngữ, hình ảnh, âm thanh và màu sắc có thể có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng khác nhau, và nhận thức của mọi người và cách giải thích của khách hàng cũng khác nhau.
Các nhà marketing phải hiểu được ý nghĩa của từ ngữ và biểu tượng và cách mà những yếu tố này ảnh hưởng đến cách giải thích của người tiêu dùng về sản phẩm và thông điệp.
Trước khi bắt tay vào thực hiện các hoạt động truyền thông marketing cụ thể, nhà quản trị cần hiểu được các yếu tố cơ bản của truyền thông và vai trò cũng như sự tương tác giữa các yếu tố. Đó có thể được coi là một trong những yếu tố đầu vào đầu tiên để hướng tới hiệu quả truyền thông. Mô hình vĩ mô của quá trình truyền thông (hay còn được biết đến với tên gọi Mô hình truyền thông giải pháp của Wilbur Schramm) được khái quát hoá trong hình dưới đây:
Mô hình truyền thông giải pháp của Wilbur Schramm
Theo mô hình này, có 09 yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông:
Các bên tham gia quá trình truyền thông: người gửi và người nhận.
Đồng thời, mô hình truyền thông này cũng nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong hệ thống truyền thông có hiệu quả. Người cần gửi phải biết mình đang nhắm vào những người nhận tin nào, họ muốn nhận được thông tin gì để chọn ngôn ngữ và mã hoá nội dung một cách khéo léo. Chủ thể truyền thông tin cũng phải sáng tạo các thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tin hữu hiệu và tạo cơ chế nhận thông tin phản hồi.
Từ mô hình trên, ta có thể thấy rằng có 06 bước xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông marketing. Cụ thể bao gồm:
Quảng cáo: Đây được xem là công cụ truyền thông được các công ty sử dụng sớm nhất và là hoạt động phổ biến và đòi hỏi mức ngân sạch chủ yếu trong ngân sách truyền thông của công ty. Các phương tiện quảng cáo thường gặp như báo, tạp chí, tivi, radio, thư, bao bì,…Khi xây dựng chương trình quảng cáo, người làm truyền thông cần đưa ra 5 quyết định quan trọng bao gồm:
Quan hệ công chúng: Bao gồm các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch giữa một công ty và công chúng của nó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. Tức là việc xây dựng mối quan hệ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của doanh nghiệp bằng việc giành lấy thiện cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tích cực, xử lý tin đồn,…
Xúc tiến hỗn hợp: Là các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho việc quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của công ty và kích thích các nhân vien trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối tích cực bán hàng. Xúc tiến nhằm vào hai đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng và người trung gian phân phối.
Marketing trực tiếp: Là hệ thống các tương tác marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông nhắm tác động đến công chúng mục tiêu để nhận được một phản ứng đáp lại đo lường được. Có hai yếu tố đặc trưng của marketing trực tiếp là “các khách hàng được lựa chọn cẩn thận” và “phản ứng tức thời có thể đo lường được”. Các hình thức marketing trực tiếp gồm marketing bằng thư trực tiếp, marketing qua điện thoại, marketing đáp ứng trực tiếp trên TV,…Hiện nay, marketing trực tiếp ngày càng phổ biến.
Bán hàng cá nhân: Là tiến trình thực hiện các mối quan hệ giữa người mua và người bán, trong đó người bán khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua để thỏa mãn tối đa lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán.
Marketing trực tuyến: Sự xuất hiện của các thành phần truyền thông trực tuyến ngày càng được coi là yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông ngày nay. Ưu điểm của loại hình này là các công ty có thể gửi các thông điệp được thiết kế nhằm thu hút sự tham gai của khách hàng bằng cách làm nổi bật thông điệp và lợi ích đến khách hàng. Các công cụ truyền thông trực tuyến gồm Website, quảng cáo tìm kiếm, thư điện tử, marketing lan truyền,…
Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing mix khác. Các chiến lược và chiến thuật marketing khác được xây dựng phù hợp sẽ giúp giảm bớt hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, rất ít các dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ được cung cấp trong môi trường cạnh tranh lại có thể xem nhẹ vai trò của truyền thông marketing.
Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị và lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Do đó, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số các sản phẩm hiện tại,tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới và xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh tốt đẹp.
Trong các trường hợp như cầu âm hoặc cầu bằng không hay cầu đối với những hàng hóa độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy,..thì vai trò của truyền thông marketing càng đặc biệt quan trọng.
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Marketing du kích là gì? Các nhân tố truyền thông Guerrilla marketing
Nhóm yếu tố này tác động trên bình diện rộng và lâu dài. Đối với một doanh nghiệp, môi trường vĩ mô tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm này gồm yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố xã hội, yếu tố văn hóa, yếu tố về nhân khẩu, dân số,…
Khách hàng: Là bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần nhìn theo quan điểm của người tiêu dùng. Vì vậy cần khám phá nhu cầu của khách hàng chưa được thõa màn một cách thích đáng, thực sự hiểu về khách hàng của bạn đặc biệt với những khách hàng tiềm năng.
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định đến tính chất và mức độ tranh đua. Doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà đối thủ để từ đó đưa ra các chương trình truyền thông phù hợp và hiệu quả hơn.
Đối thủ tiềm ẩn mới: Là các đối thủ cạnh tranh có thể gặp trong tương lai. Đối thủ mới hội nhập vào ngành sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp. Vì vậy cần dự đoán đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài để bảo vệ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm vfa tư cách đạo đức,…để cùng nhau đưa doanh nghiệp đi lên và phát triển.
Yếu tố nghiên cứu và phát triển: Là yếu tố có thể giúp doanh nghiệp giữ vai trò vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại. Do đó, cần thường xuyên thay đổi về đổi mới công nghệ liên quan đến quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu.
Các yếu tố tài chính kế toán: Là bộ phận ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần nắm được tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, khả năng kiểm soát giá thành và kế hoạch tài chính, lợi nhuận,…để từ đó phân chia ngân sách cho các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Truyền thông marketing là một hoạt động quan trọng có vai trò quyết định đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, các lãnh đạo cần lên kế hoạch và chiến dịch truyền thông hiệu quả để tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng và đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến khái niệm truyền thông marketing là gì. Ngoài ra, nếu còn vấn đề cần hỗ trợ liên quan đến viết luận văn marketing thuê, liên hệ với chuyên viên học thuật của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp nhanh chóng nhất nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com