logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Triết học là gì? Nguồn gốc, Vai trò & Các vấn đề cơ bản của Triết học 

Chắc hẳn, khi nhắc đến hai từ "triết học", không ít bạn vẫn gợi lên trong đầu một cảm giác "mù mịt, mơ hồ". Để rém "bức màn" triết học trong suy nghĩ cũng như bổ sung kiến thức và khơi dậy sự hứng thú với bộ môn khoa học này, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu đôi chút về triết học là gì và vai trò của triết học trong đời sống - xã hội Việt Nam nhé!

Khái niệm về triết học

Triết học là gì?

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.

triet_hoc_la_gi_luanvan2sTriết học là gì?

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận đối với tất cả chuyên ngành và bậc học. Nếu bạn không có thời gian viết thì có thể tham khảo thêm dịch vụ dịch vụ viết thuê tiểu luận Triết học của chúng tôi nhé!

Nguồn gốc ra đời của triết học

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “"love of wisdom” - “tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Nói tóm lại, ngay từ đầu, dù cho ở phương Đông hay phương Tây, triết học cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì?

Khái niệm đối tượng của triết học: Là những mối liên hệ chung nhất của sự vật, hiện thực khách quan, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với những sự vật hiện tượng do con người tưởng tượng ra và được phản ánh trong các khái niệm, phạm trù, của triết học. Chẳng hạn như: đối tượng nghiên cứu của toán học được Ăngghen nhận định là những quan hệ về hình học không gian, về số lượng của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan hay đối tượng nghiên cứu của hóa học là sự phân giải, hóa hợp các hợp chất vô cơ, hữu cơ, là các hình thức vận động hóa học… Đối tượng của triết học sẽ có nội dung khác nhau dựa theo những thay đổi của tình hình thực tiễn xã hội qua từng giai đoạn phát triển.

Những quan niệm về đối tượng trong lịch sử:

  • Thời kỳ cổ đại: Trong thời kỳ này, khối lượng tri thức của loài người về thế giới và về chính bản thân mình còn rất hạn chế. Tại Trung Quốc, tri thức triết học chủ yếu giải quyết các vấn đề về đạo đức, tôn giáo, chính trị - xã hội. Tất cả các quan điểm về con người, về xã hội ( Khổng giáo, Đạo giáo, Lão giáo) đều mang màu sắc triết học sâu sắc. Ở Ấn Độ, triết học hòa quyện với tôn giáo. Còn tại Hy Lạp cổ đại, triết học gắn liền với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên. Chưa có sự phân chia giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học chuyên ngành. Triết học bao hàm tất tri thức của tất cả các lĩnh vực. Vì vậy mới có quan niệm sai lầm "triết học là khoa học của mọi khoa học".
  • Thời kỳ trung cổ: Trung cổ là thời kỳ thống trị của Đạo Thiên Chúa, quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học trong giai đoạn này chỉ có nhiệm vụ lý giải, chứng minh cho sự tồn tại của thượng đế, đức chúa trời và sự đúng đắn của các giáo điều trong kinh thánh. Trong khuôn khổ tôn giáo, triết học phát triển một cách chậm chạp, khó khăn. Đặc biệt là đối với tư tưởng triết học duy vật.
  • Nửa sau thế kỷ XV - thế kỷ XVIII: Sự ra đời của các bộ môn khoa học chuyên ngành (khoa học thực nghiệm) phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Triết học lúc này gắn bó với khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng có khả năng thực nghiệm được. Đến thế kỷ XVII – XVIII,  triết học duy vật phát triển mạnh mẽ. Đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuýt; Hà Lan với đại biểu Xpinôda; Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ…
  • Đầu thế kỷ XIX: Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia Tây Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan… Đồng thời sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng kéo theo sự phát triển của khoa học tự nhiên. Trước yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên và sự đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản triết học Mác đã ra đời. Đánh dấu bước ngoặt mới: chấm dứt quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên cứu của triết học “triết học là khoa học của mọi khoa học” và tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trên lập trường duy vật cũng như những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học

Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi là vấn đề cơ bản bởi dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học. Nó bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. 

Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):

  • Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào?
  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh mình hay không?

Các trường phái triết học trong lịch sử

Xuất phát điểm của các trường phái triết học trong lịch sử chính là đến từ các vấn đề cơ bản của triết học. 

Để giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, trong lịch sử triết học đã chia thành các trường phái lớn, trong đó nổi bật:

  • Trường phái 1: Những người cho rằng vật chất có trước và giữ vai trò quyết định. Những người này được gọi là các nhà duy vật và các học thuyết của họ hợp thành chủ nghĩa duy vật.
  • Trường phái 2: Những nhà triết học cho rằng ý thức là cái có trường và giữ vai trò quyết định. Họ được gọi là nhà triết học duy tâm và tập hợp các học thuyết của họ hợp thành chủ nghĩa duy tâm.
  • Trường phái 3: Bao gồm những nhà triết học cho rằng vật chất và ý thức tồn tại song song với nhau, không cái nào quyết định cái nào cả hai cùng là nguồn gốc tạo ra thế giới được gọi là các nhà nhị nguyên. Các học thuyết của họ hợp thành học thuyết nhị nguyên luận (Decacton).

Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: "Con người có khả năng nhận thức được Thế giới hay không?”

  • Chủ nghĩa duy vật cho rằng ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, con người có khả năng nhận thức thế giới. Đồng thời chủ nghĩa này còn khẳng định nguyên tắc trong thế giới khách quan là chỉ có cái chưa biết chứ không có cái gì là không thể biết.
  • Còn đối với chủ nghĩa duy tâm, họ cũng thừa nhận khả năng nhận thức thế giới. Tuy nhiên chủ nghĩa này lại thần bí hóa, duy tâm hóa quá trình nhận thức của con người. Họ cho rằng nhận thức là sự tự nhận thức, tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà thôi.
  • Ngoài ra, để giải đáp mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học ngoài chủ nghĩa duy tâm, duy vật còn tồn tại một trường phái phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người mang tên “thuyết không thể biết”. Những người thuộc trường phái này cho rằng con người không thể nhận thức thế giới xung quanh hoặc chỉ biết được vẻ bên ngoài của thế giới. 

Xem thêm:

→ Kho 499 bài tiểu luận triết học lý luận và thực tiễn [Update 2023]

Vai trò của Triết học trong đời sống xã hội

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học

Chúng ta cần hiểu rằng những vấn đề triết học đặt ra và giải quyết trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Đó là một trong các chức năng cơ bản của Triết học. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan được hình thành và phát triển trong quá trình sinh sống và nhận thức của con người. Đến lượt mình, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho con người tiếp tục quá trình nhận thức thế giới xung quanh cũng như tự nhận thức bản thân mình và đặc biệt là từ đó con người xác định được thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề hình thành nhân sinh quan tích cực, tiến bộ. Thế giới quan thì có nhiều trình độ khác nhau: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học... Triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đã làm cho thế giới quan phát triển lên một trình độ tự giác dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức khoa học mang lại. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau đó là thế giới quan khoa học, duy vật và thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu thị bằng cách này hay cách khác. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội đối lập nhau. Chủ nghĩa duy vật là thế giới quan của giai cấp, của các lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật đã đóng vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh của chủ nô dân chủ chống lại chủ nô quý tộc ở Hy Lạp thời cổ đại, trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp quý tộc phong kiến ở các nước phương Tây thời cận đại. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm được sử dụng làm công cụ biện hộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, phản động. Đó là chức năng của thế giới quan.

Chức năng phương pháp luận: Chúng ta biết rằng phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người trong việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và trong thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau, có phương pháp luận ngành, có phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận của Triết học chính là phương pháp luận chung nhất. Trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau, bất cứ lý luận triết học nào khi lý giải về thế giới quan xung quanh và về bản thân con người đồng thời cũng thể hiện một phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho việc xây dựng và vận dụng phương pháp. Mỗi hệ thống triết học không chỉ là một thế giới quan nhất định mà còn là phương pháp luận chung nhất trong việc xem xét thế giới. Mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc, phương pháp luận, là lý luận về phương pháp với tính cách là phương pháp luận chung nhất triết học đóng vai trò định hướng cho con người trong quá trình tìm tòi, xây dựng lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Tóm lại, vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học như sau:

  • Thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Nó đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
  • Phương pháp luận: Phương pháp luận (lý luận về phương pháp) là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp. Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Vai trò của Triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “muôn thuở”, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Không chỉ giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế giới quan, nhờ vào triết học, con người còn có khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà con người đang gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong quá khứ hay ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status