Đất đai được coi là tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò của đất đai đối với cuộc sống con người và ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội. Vì vậy, hiện tượng tranh chấp đất đai cũng xảy ra đã gây nên nhiều hệ lụy, và đặc biệt nghiêm trọng khi hiện tượng "sốt đất" trong thời gian gần đây. Để hiểu khái niệm tranh chấp đất đai là gì cùng các nội dung liên quan đến vấn đề này, chúng ta hãy theo dõi bài viết này cùng Luận Văn 2S nhé.
Đất đai là một loại tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, việc sở hữu và khai thác đất đai đã giúp cho con người làm ra nhiều của cải, hơn nữa, việc sở hữu đất đai còn giúp con người có được nhiều lợi ích. Chính vì thế, có thể nói đât đai là một đối tượng vô cùng quan trọng của quyền sở hữu. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, vấn đề tranh chấp đất đai đã trở thành hiện tượng xảy ra ở bất kỳ một thể chế chính trị nào và trong bất kỳ một quốc gia nào.
Có rất nhiều quan điểm về tranh chấp đất đai. Theo quan điểm của các nhà khoa học pháp lý, tranh chấp đất đai được định nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền, nghĩa vụ hay lợi ích giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Theo quan điểm này, tranh chấp đất đai được xem là một khái niệm có nội hàm tương đối rộng. Trong đó, các chủ thể tham gia vào quan hệ tranh chấp đất đai là những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Các chủ thể này bao gồm Nhà nước và những người sử dụng đất. Đối tượng của tranh chấp đất đai là tất cả những mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Trước khi có sự ra đời của Luật Đất đai (2013), chưa có một giải thích chính thức nào về tranh chấp đất đai được đưa ra. Thuật ngữ này chỉ được “hiểu ngầm” thông qua các quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đất đai và các, quy định giải quyết các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Cũng theo luật này, các tranh chấp đất đai được xác định là toàn bộ các tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất. Bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản gắn liền với đất.
Tại Khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai (2013) quy định: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Các trường hợp tranh chấp đất đai thường gặp hiện nay bao gồm: Tranh chấp đất giữa người sử dụng đất hợp pháp với Nhà nước (vấn đề giải tỏa, bồi thường đất); Tranh chấp đất giữa những người sử dụng chung đất hoặc/ và chung các tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất giữa những người sử dụng chung đất; Tranh chấp đất giữa người sử dụng đất hợp pháp với các cá nhân khác; Tranh chấp đất giữa hai cá nhân trong đó chưa xác định được người nào là người sử dụng đất hợp pháp…
Nói tóm lại, ta có thể hiểu tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền sử dụng và quản lý một khu đất cụ thể nào đó mà mỗi bên tham gia tranh chấp đều cho rằng mình phải được quyền quản lý và sử dụng khu đất đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Chính vì thế, họ không thể cùng nhau tự giải quyết tranh chấp này mà phải cần đến sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền phân xử.
Tranh chấp đất đai là gì?
Nhìn chung, tranh chấp đất đai được biểu hiện qua các khía cạnh sau:
Một là, chủ thể của tranh chấp đất đai. Theo quy định, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao đất và cho thuế đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ là chủ sở hữu đối với đất đai, chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai không phải là của chủ sở hữu của đối tượng bị tranh chấp.
Hai là, về đối tượng tranh chấp. Pháp luật chỉ thừa nhận và xử lý, giải quyết các tranh chấp liên quan đến quản lý đất đai hoặc tranh chấp về sử dụng đất đai. Đối tượng của tranh chấp đất đai bao gồm quyền quản lý, quyền sử dụng và một số lợi ích vật chất khác phát sinh từ quyền quản lý và sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu từ quyền quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân.
Thứ ba, quan hệ đất đai liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng trong xã hội như nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân,…Do đó, tranh chấp đất đai phát sinh không chỉ liên quan đến lợi ích của một bên mà liên quan đến lợi ích của nhiều bên liên đới. Vì vậy, tranh chấp đất đai cần giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và kịp thời.
Thứ tư, người có quyền sử dụng đất hợp pháp dù không có quyền sở hữu chung vẫn còn quyền định đoạt quyền sử dụng trong phạm vi quy định của pháp luật. Tùy theo mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai và việc áp dụng luật pháp, thẩm quyền để giải quyết là khác nhau.
Thứ năm, quan hệ đất đai có liên quan đến các quan hệ xã hội khác thuộc phạm vi điều chỉnh của các đạo luật như Bộ luật dân sự, Luật xây dựng, Luật nhà ở,…Khi giải quyết tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần áp dụng Luật đất đai và các đạo luật khác có liên quan để xem xét và giải quyết.
Tranh chấp đất đai được phân loại dựa theo chủ thể và đối tượng tranh chấp, cụ thể:
Theo chủ thể:
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân: Bao gồm tranh chấp về đòi lại đất của ông cha được Nhà nước chia cấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ; Tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào ở địa phương khác đến khai hoang; Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân về tài sản chung là nhà, đất khi ly hôn, về thừa kế,…
Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức: Loại tranh chấp này gồm: Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với cơ quan, tổ chức của Nhà nước và tranh chấp giữa hộ gia đình với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất khi các tổ chức này giải thể.
Tranh chấp đất đai giữa tổ chức với tổ chức: Tranh chấp này gồm tranh chấp giữa cac tổ chức, cơ quan Nhà nước,…với các tổ chức khác như tổ chức tôn giáo, tổ chức quần chúng nhân dân ở địa phương và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa cac đơn vị hành chính tỉnh, xã,…
Theo đối tượng tranh chấp:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Gồm các tình huống như tranh chấp về chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng,…Tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất là tranh chấp phổ biến có số lượng nhiều và mức độ phức tạp nhất. Những tranh chấp này phát sinh trong khi các bên thực hiện giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện pháp luật cho phép, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng,…
Tranh chấp về đòi lại đất, gồm có: Tranh chấp về đòi lại đất bị tịch thu, trưng thu, trưng dụng,… khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền bắc; Tranh chấp về đòi lại đất đai đã hiến tặng cho Nhà nước hoặc hợp tác xã,.. ; Tranh chấp về đòi lại đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp; Tranh chấp về đòi lại đất thổ cơ mà Nhà nước giao cho người khác để làm đất ở và đất vườn,…
Tranh chấp về đất cho người khác mượn sử dụng, gồm: Tranh chấp về đất đòi mà Nhà nước đã mượn của hộ gia đình, cá nhân; Tranh chấp về đất mà hộ gia đình hoặc cá nhân cho nhau mượn; Tranh chấp về đất mà tổ chức cho nhau mượn.
Tranh chấp liên quan đến quyền quản lý và sử dụng đất, gồm: Tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang được dùng cho mục đích nông lâm nghiệp;Tranh chấp về ranh giới, mốc sử dụng; Tranh chấp liên quan đến quyền địa dịch như tranh chấp về lối đi; Tranh chấp về quyền quản lý, sử dụng đất tôn giáo,…
Thứ nhất, do có nhiều xáo trộn trong quan hệ đất đai ở nước ta qua các thời kỳ. Ngoài ra, các chính sách kinh tế và chủ trương hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng các hợp tác đã đã gây ra các tranh chấp về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai qua các thời kỳ lịch sử do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác nhau ban hành không có sự thống nhất, thiếu đồng bộ về nội dung.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị. Để giải phóng năng lực sản xuất của con người, Nhà nước chuyển sang thực hiện hình thức giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân,…sử dụng lâu dài. Đất đai được định khung giá và được đem thế chấp hoặc góp vốn trong sản xuất,..người sử dụng nhận thức được giá trị của đất đai nên làm nảy sinh các tranh chấp đất đai.
Thứ nhất, việc các cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền buông lỏng công tác thống nhất quản lý đất đai. Có loại đất do nhiều cơ quan quản lý nhưng có loại đất lại không có cơ quan nào quản lý.
Thứ hai, chính sách và pháp luật đất đai có một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đặc biệt là quy định về định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, quy định về thời hạn sử dụng đất và quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp. Ngoài ra, chính sách pháp luật đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung cũng gây ra các mâu thuẫn.
Thứ ba, việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa đơn vị hành chính xã, huyện ở các địa phương được thực hiện song nội dung xác định địa giới hành chính không thực hiện kịp thời hoặc không rõ ràng khiến tranh chấp đất đai trở nên phức tạp.
Thứ tư, việc quản lý đất đai còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế về mặt chủ quan như cán bộ thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền,…Công tác giải quyết tranh chấp chưa đúng pháp luật mà dựa vào cảm tính chủ quan của người có thẩm quyền,…
Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến luật đất đai chưa đạt hiệu quả và một bộ phận quần chúng nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao,..
Thực tế cho thấy rằng, tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội, nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến những phản ứng trái chiều trong xã hội. Do đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai cần thực hiện dứt điểm, có tình, có đạo lý,…là một thách thức được đặt ra với các cơ quan có thẩm quyền để duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Theo Từ điển Giải thích Luật học: Giải quyết tranh chấp đất đai là việc giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là phương thức mà còn người tìm ra giải pháp thích hợp giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất. Giải quyết tranh chấp đất đai là nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung thuộc quản lý Nhà nước về đất đai. Hoạt động này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện căn cứ theo các quy định của pháp luật, quan điểm và đường lối của Đảng và thực tiễn sử dụng đất để tìm được phương thức phù hợp nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn.
Thứ hai, do đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên tranh chấp đất đai xảy ra phức tạp, có đông người tham gia. Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khuyến khích các tổ chức quần chúng và người dân tham gia. Trong giải quyết, Nhà nước coi trọng và đề cao các phương thức thương lượng, hòa giải.
Thứ ba, do đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên Nhà nước không thừa nhận và xem xét giải quyết các tranh chấp về đòi lại đất đã chia cấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ.
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp đất đai cần dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật và tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán,…trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai của người dân.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ pháp luật đất đai đã kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh cũng đa dạng và gay gắt hơn đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thực tế. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Trên đây là nội dung xoay quanh khái niệm tranh chấp đất đai là gì và giải quyết tranh chấp đất đai. Đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước nên cần tuân thủ các luật định để giải quyết tranh chấp. Hy vọng nội dung mà chúng tôi cung cấp trên đây đã mang đến cho các bạn những kiến thức mới mẻ, phù hợp với mong muốn của các bạn. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn thạc sĩ luật kinh tế về tranh chấp đất đai, đừng ngần ngại liên hệ để nhận được sự trợ giúp từ các chuyên viên học thuật của Luận Văn 2S nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com