Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp góp phần thúc đẩy thị trường vốn phát triển và tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự phát triển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp là gì cũng như các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp (Tiếng Anh: Corporate Bond) là hình thức huy động vốn của doanh nghiệp thông qua chứng chỉ, bút toán, ghi sổ, thể hiện sự cam kết nhất định giữa các bên về việc thực hiện hợp đồng, thanh toán lợi tức, tiền gốc cùng các nghĩa vụ khác vào những thời gian xác định cho người nắm giữ cổ phiếu.
Nói một cách đơn giản, trái phiếu doanh nghiệp là một loại bảo đảm nợ được phát hành bởi do các tập đoàn, doanh nghiệp và bán cho các nhà đầu tư. Bằng hình thức này, doanh nghiệp sẽ nhận được số vốn cần thiết và đổi lại nhà đầu tư được trả một số khoản thanh toán lãi suất với lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi (đã được thiết lập trước). Khi trái phiếu hết hạn hoặc đến ngày đáo hạn khoản đầu tư ban đầu được trả lại cho nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp thường đáo hạn trong vòng từ 01 đến 30 năm. Những trái phiếu này thường mang lại lợi suất cao hơn trái phiếu chính phủ (Tìm hiểu thêm: Trái phiếu chính phủ là gì?) nhưng lại mang nhiều rủi ro hơn.
Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Năm năm 2020
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính - Ngân hàng chuẩn nhất 2021
Trái phiếu doanh nghiệp được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Các tiêu thức phân loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến là theo lãi suất trái phiếu, theo mức độ bảo đảm thanh toán, theo tính chất và theo hình thức của trái phiếu.
Các loại trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Phân loại theo lợi tức (lãi suất), trái phiếu doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Các loại trái phiếu doanh nghiệp dựa trên mức độ đảm bảo thanh toán của chủ thể phát hành trái phiếu bao gồm:
Theo tính chất của trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp được chia thành 05 loại:
Dựa theo hình thức của trái phiếu, có 02 loại trái phiếu doanh nghiệp là:
Nếu như bạn đọc đang cần đến sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về cổ phiếu, trái phiếu… Tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của doanh nghiệp được quy định theo pháp luật. Gồm hai thị trường chính là:
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành giai đoạn 2016 -2020
Thị trường trái phiếu có chức năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, tác động quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nhờ huy động số tiền nhàn rỗi của người dân.
Cung cấp môi trường đầu tư lành mạnh, chuyên nghiệp và phong phú cho công chúng, là một thành phần của thị trường chứng khoán. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm đa dạng hóa hàng hóa cho thị trường chứng khoán, đem đến nhiều lựa chọn phù hợp với khả năng và nhu cầu của nhà đầu tư, tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu, giới đầu tư có thể chuyển đổi các loại trái phiếu mà họ sở hữu thành tiền hoặc các loại chứng khoán khác. Khả năng thanh toán là một trong những đặc tính hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư vì tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của trái phiếu càng cao.
Tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ có thể thông qua thị trường trái phiếu để mua bán trái phiếu nhằm tăng ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng các chính sách, biện pháp tác động vào thị trường để định hướng đầu tư, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Chức năng, vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số các yếu tố phổ biến nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường này:
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các thể chế kinh tế thị trường nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, khi hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, doanh nghiệp đó sẽ có điều kiện thuận lợi để tập trung vào việc đầu tư phát triển hoạt động sản xuất. Và do đó, nhu cầu về vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất cũng sẽ tăng. Còn đối với nhà đầu tư, trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thu nhập và tiết kiệm của họ cũng tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu đầu tư tăng lên, dẫn đến lượng cầu trái phiếu doanh nghiệp cũng có cơ hội tăng lên.
Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng là một cơ sở để nhà đầu tư quyết định có nên tham gia vào thị trường tài chính hay không. Nếu như thị trường kinh tế vĩ mô ổn định, nó sẽ là điều kiện giúp củng cố lòng tin của các nhà đầu tư tích cực tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nền kinh tế vĩ mô không ổn định hay có những biểu hiện sa sút thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất, giảm đầu tư và các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường dẫn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị suy giảm.
Tính ổn định của môi trường vĩ mô có thể được xác định dựa trên các chỉ số kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số lạm phát…
Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Các quan điểm và chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng là một nhân tố có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong điều kiện Nhà nước muốn tạo cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nhà nước sẽ ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thị trường, thể hiện cụ thể bằng hệ thống các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động thị trường.
Sự minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường. Và vì thế, thị trường sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tính minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp được xác định dựa trên các tiêu chí:
Các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chủ yếu được thực hiện với khối lượng lớn, các bên tham gia chủ yếu là các tổ chức có năng lực tài chính cao. Các nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu thông qua phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp rộng rãi ra công chúng và các nhà đầu tư này thường có xu hướng giữ trái phiếu doanh nghiệp đến khi đáo hạn như một hình thức tiết kiệm. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức có thể mua trái phiếu doanh nghiệp qua nhiều kênh trên thị trường sơ cấp, sau đó trái phiếu doanh nghiệp được tiếp tục giao dịch trên thị trường thứ cấp khi nhà đầu tư muốn thu lợi nhuận trước khi trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn.
Tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp cho phép các nhà đầu tư chuyển trái phiếu doanh nghiệp thành tiền mặt nhanh chóng khi cần thiết. Điều này giúp cho nhà đầu tư thu hồi vốn hoặc bảo hiểm rủi ro cho hoạt động đầu tư của mình một cách nhanh chóng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp phát triển sẽ hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp phát triển thuận lợi. Ngược lại, thị trường trái phiếu sơ cấp phát triển sẽ tạo ra nhiều hàng hóa với khối lượng và chủng loại đa dạng, từ đó giúp thị trường thứ cấp phát triển.
Tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp thể hiện qua khối lượng giao dịch mua bán trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Một số nhân tố quyết định đến tính thanh khoản bao gồm: Sự phát triển của các sản phẩm tài chính phái sinh liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, sự đa dạng của chủng loại trái phiếu và sự phát triển của hệ thống các nhà tạo thị trường.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp là gì, thị trường trái phiếu của doanh nghiệp là gì và các vấn đề xoay quanh hai khái niệm này. Hy vọng những kiến thức từ bài viết đã mang đến cho bạn đọc nguồn tham khảo hữu ích nhất.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com