logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Khi xảy ra bất kỳ hành vi nào vi phạm quy định pháp luật, các chủ thể cần phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Vậy, trách nhiệm pháp lý là gì và nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý bao gồm những gì? Để trả lời những thắc mắc này, các bạn hãy cùng Luận Văn 2S tham khảo bài viết sau đây nhé.

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Về khái niệm, trách nhiệm pháp lý được định nghĩa là việc chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được nói đến trong phần quy định của quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý là việc chủ thể phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định tại phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo nghĩa này nếu họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác nhau mà pháp luật quy định.

Khái quát, có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là một mối quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan đại diện có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, bên vi phạm pháp luật phải chịu các hậu quả bất lợi cùng các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước quy định tại phần chế tài của các quy phạm pháp luật.

trach_nhiem_phap_ly_la_gi_luanvan2s
Khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì?

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý là gì?

Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý được xem là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là phương tiện tác động có hiệu quả của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật:

Bất kỳ hành vi nào gây ra thiệt hại cho xã hội đều sẽ bị lên án, trong đó các hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cần phải bị lên án một cách gay gắt hơn. Thể hiện sự lên án, sự phản đối đối với hành vi vi phạm pháp luật, xã hội thông qua nhiều cách thức. Về phía nhà nước, nhà nước sẽ phản ứng đối với loại hành vi này qua việc buộc các chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nào đó như bất lợi về vật chất, tinh thần, danh dự hay thậm chí bất lợi về tính mạng.

Trách nhiệm pháp lý luôn đi liền với vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi xảy ra vi phạm pháp luật. Có vi phạm pháp luật sẽ phát sinh trách nhiệm pháp lý. Trong các trường hợp đặc biệt, pháp luật cho phép áp dụng trách nhiệm pháp lý ngay cả khi không có vi phạm pháp luật.

Thứ hai, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước: Để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tức là trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể bị nhà nước cưỡng chế phải thực hiện chế tài pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt hại các quyền tự do, lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm nếu không vi phạm thì không bị áp dụng. Các biện pháp điển hình gồm: tử hình, phạt từ, phạt hành chính,…

Thứ ba, trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay mặt nhà nước áp dụng đối với người vi phạm pháp luật: Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm sẽ xuất hiện hàng loạt các quan hệ pháp luật, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác minh vụ việc, yêu cầu chủ thể vi phạm giải thích rõ về hành vi của mình. Sau đó nhân danh nhà nước, cơ quan đó sẽ buộc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định đã được quy phạm pháp luật quy định. Như vậy, trách nhiệm pháp lý là loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật.

dac_diem_cua_trach_nhiem_phap_ly
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý là gì?

Có những loại trách nhiệm pháp lý nào?

Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với trường hợp là các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hình sự phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm pháp lý hình sự chỉ được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nói cách khác, chỉ những vi phạm đã được quy định trong pháp luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý hình sự nhằm trừng trị cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phạm tội đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Bên cạnh mục đích răn đe và trừng phạt, Bộ luật Hình sự còn có mục đích giáo dục về ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống để ngăn ngừa tội phạm.

Trách nhiệm hành chính: Là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm đến chế độ, trật tự do Nhà nước quản lý. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm hành chính nhằm loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm pháp lý mang tính nhân thân và tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về những tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị xâm phạm. Về nguyên tắc, “việc dân sự cốt ở đôi bên”, nghĩa là các cá nhân, tổ chức có quyền tự do thỏa thuận, ứng xử với nhau và Nhà nước chỉ điều chỉnh mối quan hệ dân sự khi các bên có tranh chấp hoặc có yêu cầu giải quyết. Mục đích của trách nhiệm dân sự nhằm buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi xâm phạm của người xâm phạm gây ra nhằm khắc phục và bù đắp những tổn thất cho người bị xâm phạm.

cac_loai_trach_nhiem_phap_ly
Có những loại trách nhiệm pháp lý nào?

Xem thêm đề tài tiểu luận pháp luật đại cương tại: https://luanvan2s.com/tieu-luan-phap-luat-dai-cuong-bid323.html

Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý

Áp dụng trách nhiệm pháp lý dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý, cụ thể như sau:

Về cơ sở thực tiễn: Để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cần có xảy ra vi phạm pháp luật và cần xem xét từng yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật đó:

Thứ nhất, cần phải xác định được thực tế xảy ra hành vi trái pháp luật. Tức là phải xác định được khi sự kiện thực tế xảy ra có sự tham gia của con người hay không? Nếu có thì hành vi đó có trái pháp luật hay không?

Tiếp theo, cần phải đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi thông qua việc xác định những hậu quả về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác nếu có. Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tất cả các trường hợp truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Cần làm rõ mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra, nghiêm cấm không được suy diễn về hậu quả mà phải xác định một cách chắc chắn rằng thiệt hại của xã hội là do hành vi trái pháp luật đó gây ra.

Trong một số trường hợp, cần xác định cả yếu tố về thời gian, địa điểm và cách thức,…mà chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Việc xác định lỗi, động cơ và mục đích vi phạm để truy cứu trách nhiệm pháp lý là điều rất cần thiết, là cơ sở cho phép lựa chọn các biện pháp cưỡng chế phù hợp.

Khi xác định chủ thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể đó. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải xác định xem người đó đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp đó hay chưa? Thân nhân như thế nào? Vi phạm mang tính chất côn đồ, nguy hiểm hay không? Nếu chủ thể là tổ chức thì cần chú ý đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.

Về cơ sở pháp lý: Là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật và thẩm quyền, trình tự, thủ tục phục vụ cho việc giải quyết vụ việc đó. Khi xác định cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật, cần chú ý đến thẩm quyền của cơ quan nhà nước và chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc, trình tự, thủ tục, các biện pháp mà pháp luật quy định áp dụng đối với chủ thể vi phạm,…và xem xét cả thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý và những trường hợp miễn.

Trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo hộ bằng các biện pháp cưỡng chế. Mỗi công dân cần nắm bắt các trách nhiệm pháp lý phải chịu để có trách nhiệm hơn đối với mỗi hành vi của mình trong cuộc sống nhằm xây dựng một xã hội văn minh, công bằng. Hy vọng những thông tin liên quan đến khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào học tập và viết luận văn, tiểu luận. Tham khảo thêm dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 2S tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status