logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Trong suốt thời gian hoạt động trong lĩnh vực viết thuê tiểu luận, Luận Văn 2S đã nhận được rất nhiều những câu hỏi của các bạn sinh viên liên quan đến vấn đề viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Đối với rất nhiều sinh viên, không kể là lần đầu hay đã một vài lần làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, khúc mắc. Hiểu được điều đó, Luận Văn 2S đã biên soạn và gửi đến các bạn hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học theo mẫu chung chi tiết nhất. Trước khi đi vào phần hướng dẫn chi tiết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 khái niệm phổ biến nhưng rất dễ gây nhầm lẫn trong viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đó chính là: Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổng hợp các công cụ (giải pháp, cách thức, quy trình công nghệ, con đường…) hỗ trợ chúng ta trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, dữ liệu, kiến thức, thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học. (Trong đó, khoa học được định nghĩa ở mức độ chung nhất là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn dựa trên những chứng minh, khẳng định của phương pháp nghiên cứu khoa học).

Bản chất của nghiên cứu khoa học dựa vào việc quan sát kỹ lưỡng, áp dụng sự hoài nghi nghiêm ngặt mà chúng ta cảm nhận được về những hiện tượng quan sát. Từ đó tìm ra quy luật của các hiện tượng đó và đưa ra các giả thuyết dựa trên những quan sát. Thử nghiệm và đo lường các khoản khấu trừ rút ra từ thử nghiệm và dựa trên những phát hiện thực nghiệm để sàng lọc hoặc loại bỏ giả thuyết. 

tieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_luanvan2sKhái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Một số các phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 2 nhóm cơ bản đó chính là: Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên các thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có tại các văn bản, tài liệu để rút ra kết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Bao gồm các phương pháp:

  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các phương pháp áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ bản chất và các quy luật liên quan đến vấn đề:

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp phân tích tổng kết thí nghiệm
  • Phương pháp chuyên gia

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì

Về khái niệm, phương pháp luận nghiên cứu khoa học được định nghĩa là hệ thống những quan điểm, nguyên lý (quan trọng nhất đó chính là các nguyên lý có quan hệ trực tiếp với thế giới quan) có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng, chọn lựa và vận dụng các phương pháp để định hướng cho việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể. Nói một cách dễ hiểu, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, nhân sinh quan, thế giới quan mà con người sử dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Phương pháp luận có tính lý luận và được chia thành 2 dạng:

  • Phương pháp luận chung: Là lý luận về phương pháp được sử dụng cho nhiều bộ môn khoa học. Phổ biến nhất là triết học.

  • Phương pháp bộ môn: lý luận về phương pháp sử dụng cho một lĩnh vực khoa học nhất định

Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Cấu trúc chung của một tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ bao gồm:

Phần mở đầu:

- Lý do chọn đề tài: Ở tất cả các bài luận, bài báo cáo nào. Lý do chọn đề tài luôn là đáp án cho câu hỏi: “Tại sao lại nghiên cứu vấn đề này?”. Tác giả cần nêu bật được lý do cả về lý luận và thực tiễn đồng thời là thực trạng tại địa bàn nghiên cứu.

- Mục đích khi chọn đề tài: Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực, đề tài tiểu luận. Giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của từng phương pháp.

- Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài: Dựa trên cơ sở mục đích khi chọn đề tài đã được xác định. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài hướng đến giải quyết những vấn đề, công việc cụ thể sau:

  • Làm rõ cơ sở lý luận
  • Nghiên cứu thực tiễn 
  • Đưa ra kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện kiến nghị

- Đối tượng và khách thể trong phân tích, nghiên cứu đề tài: 

  • Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Khách thể nghiên cứu: Những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu.

- Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài: Trình bày tất cả các phương pháp nghiên cứu khoa học đã được sử dụng trong bài tiểu luận. Ví dụ như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra, quan sát...

Phần nội dung:

- Cơ sở lý luận:

  • Lịch sử nghiên cứu của đề tài
  • Các khái niệm cơ bản
  • Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của tiểu luận

- Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu:

  • Khảo sát thực trạng dựa vào các phương pháp nghiên cứu, bảng câu hỏi. Sau đó thực hiện khảo sát điều tra, xử lý thống kê…
  • Nguyên nhân của thực trạng
  • Giải pháp thực hiện

- Kết quả nghiên cứu:

Tiến hành thực nghiệm và so sánh kết quả thực nghiệm từ đó đưa ra nhận định đánh giá.

Phần kết luận và khuyến nghị

Trong phần kết luận và khuyến nghị, người viết cần tóm tắt lại nội dung chính của tiểu luận. Đưa ra các giải pháp để triển khai áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời là đưa ra khuyến nghị, hướng phát triển của đề tài.

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các công trình nghiên cứu, tác giả đã được trích dẫn trong tiểu luận. Tài liệu tham khảo phải được chia thành từng ngôn ngữ và sắp xếp theo đúng quy định về trình bày danh mục tài liệu tham khảo của trường.

Phụ lục (nếu có)

Phụ lục là nơi liệt kê những bảng số liệu, lưu trữ thông tin liên quan xuất hiện trong tiểu luận để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu. Thông thường, phiếu điều tra, bảng điều tra, khảo sát sẽ được để trong phần này.

tieu_luan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_luanvan2s_1
Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Tìm hiểu sâu hơn về nội dung chi tiết trong cấu trúc bài tiểu luận, bạn đọc nên tham khảo bài viết: Công thức viết cấu trúc bài tiểu luận chuẩn nhất hiện nay

Yêu cầu về hình thức của bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

  • Tiểu luận được trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích và rành mạch. Tuyệt đối không tẩy xóa.
  • Tiểu luận phải bao gồm đồ thị, hình vẽ, bảng biểu chú thích và được đánh số trang cụ thể.
  • Sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, mật độ chữ bình thường.
  • Lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và dãn dòng 1,5 lines.
  • Tiểu luận được đóng thành quyển được in trên khổ giấy A4 màu trắng. Trang bìa được in bằng giấy màu cứng.
  • Việc đánh số hình vẽ, bảng biểu, phương trình phải gắn với số chương (Ví dụ: Hình 2.3 có nghĩa là hình thứ 3 trong chương 2)
  • Tiểu luận phải từ 10 trang trở lên (Không bao gồm ảnh minh họa)

Bài tiểu luận nghiên cứu khoa học mẫu

Để có thể làm được bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, bạn đọc có thể tham khảo một số bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học mẫu dưới đây:

https://bit.ly/2s9iPcn

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status