logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Thị trường ngoại hối là gì? Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Giữ vai trò là cầu nối kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, việc phát triển và nâng cao hiệu quả của thị trường ngoại hối theo hướng toàn diện, hiện đại phù hợp với trình độ và tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhà đầu tư,…Thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả cũng tạo điều kiện để Ngân hàng Trung Ương tiến hành việc can thiệp lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Vậy, thị trường ngoại hối là gì và nó mang chức năng, đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp với Luận Văn 2S nhé.

Thị trường ngoại hối là gì?

Khái niệm ngoại hối

Ngoại hối (Tiếng Anh: Foreign Exchange) là giao dịch của một loại tiền tệ này với một loại tiền tệ khác. Theo Pháp lệnh ngoại hối do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành (2005), ngoại hối được quy định như sau:

Ngoại hối bao gồm:

  • Đồng tiền chung Châu Âu, đồng tiền của quốc gia khác và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán khu vực và quốc tế, gọi chung là ngoại tệ.
  • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, thẻ thanh toán, séc… và các phương tiện thanh toán khác.
  • Các loại giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ, bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu… và các loại giấy tờ có giá trị khác.
  • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên các tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, dạng miếng, thỏi, hạt trong trường hợp xuất - nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam
  • Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển tiền ra - vào lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ hiểu ngoại hối là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Khái niệm thị trường ngoại hối

Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối (Tiếng Anh: Foreign Exchange Market) xuất phát từ nhu cầu trao đổi và giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Các giao dịch ngoại thương thường có sự liên quan đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia khác nhau, do đó thị trường ngoại hối ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các công ty chuyển từ đồng tiền mình đang có sang đồng tiền mà mình đang cần. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch tài chính hay hoạt động thương mại quốc tế. Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về thị trường ngoại hối như sau: 

Thị trường ngoại hối được hiểu là nơi mua bán, trao đổi đồng tiền của một quốc gia với đồng tiền của quốc gia khác nhằm mục đích thực hiện việc chuyển hóa giá trị của các đồng tiền của các nước thông qua cung cầu tiền tệ.

Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), thuộc sở hữu của  các ngân hàng trung ương , giao dịch trên thị trường ngoại hối đạt trung bình 6,6 nghìn tỷ đô la mỗi ngày vào tháng 4 năm 2019.

Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh ngoại hối (2005) do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành: Ngoại hối bao gồm ngoại tệ, phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng tiên chuẩn quốc tế.

Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm đến 85% tổng doanh số giao dịch).Vì vậy, theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng tức thị trường liên ngân hàng.

thi_truong_ngoai_hoi_la_gi_luanvan2s
Khái niệm thị trường ngoại hối là gì?

Xem thêm:

Thương phiếu là gì? Thị trường thương phiếu ở Việt Nam hiện nay

Đặc điểm của thị trường ngoại hối là gì?

Thứ nhất, thị trường ngoại hối là một thị trường khổng lồ và thanh khoản lớn nhất thế giới. Tỷ giá liên tục thay đổi khoảng 20 lần trong 1 phút, giao dịch số lượng với mức ời nhỏ được cho là dấu hiệu của tính thanh khoản. Các thị trường hoạt động tích cực nhất như London, Newyork, Tokyo, Singapore,…

Thứ hai, thị trường ngoại hối là thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Do thị trường có tính chất toàn cầu với khối lượng giao dịch cực lớn, các hàng hóa (tiền tệ) đồng nhất (không óc chất lượng hơn, kém), thông tin lưu chuyển tự do và không có rào cản đối với việc tham gia thị trường.

Thứ ba, thị trường ngoại hối là một thị trường hoạt động hiệu quả: Các thông tin liên quan đến tỷ giá luôn được phản ánh một cách nhanh chóng và chính xác lên tỷ giá và tỷ giá tuy được niêm yết ở các khu vực thị trường khác nhau nhưng hầu như có sự thống nhất với nhau, độ chênh lệch không đáng kể, hiếm khi tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh kiếm lời từ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Thứ tư, thị trường không gian: Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý cụ thể mà là một thị trường quốc tế, gồm một mạng lưới người mua và người bán rộng khắp trên toàn thế giới, giao dịch với nhau thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại, telex, fax và các hệ thống kinh doanh điện tử,…

Thứ năm, thị trường ngoại hối là thị trường không ngủ: Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực khác nhau trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Australia, Nhật, Singapore, Hongkong, Châu Âu,…Cứ như vậy, khi thị trường khu vực Châu Á đóng cửa thì thị trường châu Mỹ bắt đầu hoạt động trong một chu kỳ khép kín toàn cầu.

Thứ sáu, các giao dịch của thị trường ngoại hối tập trung chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng: Doanh số giao dịch trên interbank chiếm đến 85% doanh số giao dịch toàn cầu.

Thứ bảy, trong giao dịch của thị trường ngoại hối, USD là đồng tiền được mua bán nhiều nhất chiếm khoảng 41,5 % trong tổng số các đồng tiền tham gia.

Thứ tám, thị trường ngoại hối là một thị trường rất nhạy cảm đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý,…nhất là đối với các chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển. Mỗi diễn biến về kinh tế, sự kiện về chính trị và ngoại giao trên thế giới đều có thể trở thành nhân tố làm ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường này.

dac_diem_cua_thi_truong_ngoai_hoi_luanvan2s
Đặc điểm của thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối có vai trò như thế nào?

Thị trường ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của chính phú và trong hoạt động đối ngoại của nền kinh tế, cụ thể:

  • Thị trường ngoại hối là nơi đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ.
  • Thị trường ngoại hối còn là phương tiện cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính của mình.
  • Thị trường ngoại hối là kênh truyền tải của các chính sách kinh tế vĩ mô và là nơi chính phủ có thể can thiệp vào giá trị đồng nội tệ từ đó thực hiện chính sách tiền tệ của mình.

Các chức năng của thị trường ngoại hối là gì?

  • Thị trường ngoại hối cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
  • Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế cũng như các giao dịch tài chính quốc tế khác.
  • Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, sức mua của đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan dựa trên quy luật cung cầu của thị trường.
  • Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai,…
  • Thị trường ngoại hối là nơi để Ngân hàng trung ương thực hiện can thiệp để tỷ giá biến đổi theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

chuc_nang_cua_thi_truong_ngoai_hoi_la_gi_luanvan2s
Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là gì?

Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối

Theo hình thức tổ chức, thị trường ngoại hối gồm các chủ thể cơ bản sau:

Nhóm khách hàng mua bán lẻ: Nhóm này bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của mình. Cá nhân có thể tham gia vào thị trường ngoại hối như những người đi du lịch, học tập nước ngoài,…có nhu cầu mua ngoại tệ và thường là bằng tiền mặt. Tuy nhiên, loại giao dịch bằng tiền mặt như vậy chỉ chiếm một phần nhỏ, không quan trọng trong tổng giá trị các giao dịch ngoại hối.

Các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại giao dịch trên cả thị trường bán lẻ lẫn thị trường bán buôn với hai mục đích:Ở thị trường bán lẻ, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mua bán ngoại tệ cho khách hàng theo tỷ giá niêm yết, là hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng là mua hộ, bán hộ, chuyển tiền hội. Ở thị trường bán buôn, các ngân hàng giao dịch với nhau, họ hoạt động chủ yếu như các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ngoại hối kiếm lời qua sự biến động của tỷ giá. Với hoạt động đầu cơ, ngân hàng thương mại làm thay đổi cơ cấu tiền tệ các tài sản có và các tài sản nợ của mình tạo trạng thái mở ngoại tệ nên đối mặt với rủi ro về tỷ giá nên đòi hỏi các giao dịch viên cần thận trọng, chính xác và nhạy bén.

Các định chế tài chính khác: Nhóm này bao gồm các ngân hàng đầu tư, công ty tài chính, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí,….Họ tham gia giao dịch ngoại hối với quy mô giao dịch lớn, phục vụ ngoại hối cho đa dạng khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng thương mai, góp phần hình thành thị trường bán buôn. Các ngân hàng thương mại, định chế tài chính và công ty lớn giao dịch với nhau bằng cách giao dịch trực tiếp và thông qua các nhà môi giới.

Các nhà môi giới ngoại hối: Nhóm chủ thể này tham gia phổ biến thông tin thị trường và thực hiện việc làm khớp các giao dịch giữa người mua và người bán. Khác với các nhà kinh doanh, các nhà môi giới không tạo ra trạng thái ngoại hối cho mình mà kiếm lợi nhuận bằng việc thu phí hoa hồng môi giới. Các nhà môi giới hoạt động trên khắp toàn cầu, cung cấp dịch vụ 24/24 cho thị trường.

Các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động mua bán bằng các giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại và thông qua các nhà môi giới. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện hoạt động thanh toán của chính phủ.

chu_the_tham_gia_thi_truong_ngoai_hoi_luanvan2s
Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Tác động của quy luật thị trường: Nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế đều vận hành theo quy luật khách quan của thị trường là quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh. Các quy luật này chi phối việc lập kế hoạch, chiến lược sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tài chính có giao dịch liên quan đến ngoại tệ, tác động đến nhu cầu về ngoại tệ của các chủ thể sẽ thay đổi dẫn đến sự biến động của tỷ giá là giá cả của hàng hóa trên thị trường ngoại hối. Việc tôn trọng quy luật khách quan của thị trường sẽ tạo điều kiện cho thị trường vận hành đúng với chức năng vốn có của nó.

Quy trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế: Quá trình toàn cầu hóa càng phát triển, mức độ mở cửa của các nền kinh tế càng lớn thì chu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia sẽ càng tăng, hoạt động thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển. Bên cạnh chu chuyển hàng hóa và phát triển dịch vụ, toàn cầu hóa còn đưa đến việc mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế.

Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia: Thị trường ngoại hối của mỗi quốc gia sẽ tác động đến hoạt động và phát triển của thị trường ngoại hối mà trực tiếp là chính sách quản lý ngoại hối. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm hướng đến mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị tiền tệ và bảo tồn nguồn vốn trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế.

Chính sách tỷ giá: Tỷ giá là một biến số kinh tế quan trọng, tác động lên nền kinh tế với các mức độ ảnh hưởng khác nhau ở các mặt hoạt động khác nhau. Với thị trường ngoại hối, chính sách tỷ giá có những tác động trực tiếp và gián tiếp như sau: Tỷ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; Tỷ giá được xác định đúng là giá cả thị trường từ đó tạo cơ sở cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối phát triển và chế độ tỷ giá phù hợp tạo điều kiện nâng cao uy tín đồng bản tệ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế thu hút vốn đầu tư chảy vào tăng gia lượng ngoại tệ, tạo cơ hội cho dòng chảy ngoại tệ trở nên thông suốt.

Thị trường ngoại hối là một thị trường năng động, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phát triển thị trường ngoại hối ở một quốc gia cần có sự tham gia của nhiều chủ thể và pháp nhân khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường ngoại hối là gì cũng như các thông tin liên quan đến thị trường này. Ngoài ra, nếu bạn đang thực hiện đề tài tiểu luận, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng về thị trường ngoài hối và cần sự hỗ trợ, hãy tham khảo dịch vụ của Luận Văn 2S nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status