Trong kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu là một bước cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình phát triển kế hoạch tiếp thị. Một doanh nghiệp không xác định được thị trường mục tiêu của mình là gì có thể khiến cho doanh nghiệp đó tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, thua lỗ và thậm chí là phá sản. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu trong doanh nghiệp? Hãy cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi này qua bài viết sau đây.
Thị trường mục tiêu (Target Market) là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và hướng tới để cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Đó là thị trường phù hợp nhất đối với tiềm năng và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu đề cập đến một nhóm người tiêu dùng được xác định là những người có khả năng mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình cho nhóm người này. Thị trường mục tiêu cũng bao gồm nhóm người tiêu dùng cụ thể mà một doanh nghiệp định hướng các nỗ lực tiếp thị của mình đến họ. Thông thường, nhóm người tiêu dùng tiềm năng này khác với những người tiêu dùng khác dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, kiểu hành vi và đặc điểm lối sống. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất quan trọng vì nó cho phép công ty hướng nguồn lực của mình đến những khách hàng có tiềm năng tăng trưởng doanh số cao, quan tâm đến sản phẩm và trung thành với thương hiệu.
Thị trường mục tiêu là gì?
Luận Văn 2S là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực viết thuê tiểu luận, viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín ở TpHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội… Nếu bạn đang gặp vấn đề với bài luận của mình, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn & hỗ trợ nhé!
Giải thích một cách dễ hiểu, không phải tất cả các sản phẩm đều có thể được tiêu thụ bởi tất cả các khách hàng và mỗi sản phẩm có một nhóm người tiêu dùng khác nhau muốn mua sản phẩm đó. Để thu hút một phân khúc thị trường cụ thể, doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với các đặc điểm của nhóm người tiêu dùng đó (sức mua, nhân khẩu học, vị trí địa lý, thu nhập…). Xác định thị trường mục tiêu (hay lựa chọn thị trường mục tiêu) bao gồm việc lên ý tưởng về sản phẩm, hiểu nhu cầu của sản phẩm trên thị trường, nghiên cứu đối tượng mục tiêu, phân tích đối thủ.... Tiếp thị mục tiêu sẽ xoay quanh việc triển khai các kỹ thuật tiếp thị cho một phân khúc thị trường cụ thể có thể là chìa khóa để thu hút khách hàng mới, mở rộng cơ hội kinh doanh trên khắp các khu vực địa lý cũng như mở rộng mạng lưới phân phối nhằm mục đích mở rộng phạm vi tiếp cận.
Xác định thị trường mục tiêu là gì?
Để xác định thị trường mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần bắt đầu bằng cách phân tích dữ liệu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là cách thực hiện:
Bước đầu tiên trong việc xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải làm là tìm hiểu thêm về khách hàng hiện tại của mình. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về những người mua hiện tại và trước đây, đồng thời cố gắng xác định bất kỳ đặc điểm chung nào giữa các khách hàng này. Điều này sẽ giúp ích cho việc tiếp thị sản phẩm của mình cho những người có cùng sở thích. Một số đặc điểm mà doanh nghiệp có thể xem xét bao gồm: Độ tuổi, vị trí địa lý, mức sẵn lòng chi trả, sở thích và nghề nghiệp, ngôn ngữ…
Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp B2B, thay vì phân tích các đặc điểm của người tiêu dùng cá nhân, bạn sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của doanh nghiệp khách hàng như: Vị trí địa lý, quy mô kinh doanh, ngân sách...
Bước tiếp theo trong việc xác định thị trường mục tiêu là doanh nghiệp cần đi sâu vào tìm hiểu về động cơ của khách hàng đằng sau việc mua sản phẩm của mình. Hãy đứng trên phương diện khách hàng của mình và nghĩ xem điều gì đã thúc đẩy họ mua hàng của doanh nghiệp mình thay vì của đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác là tìm hiểu các lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp bạn đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn kinh doanh mặt hàng vali, bạn có thể mô tả sản phẩm của mình là nhỏ, gọn và có nhiều ngăn. Nhưng lợi ích thực sự mà sản phẩm này mang lại cho khách hàng là dễ dàng dễ dàng mang theo và thị trường mục tiêu hướng đến sẽ là những người được hưởng lợi từ một chiếc vali xách tay, gọn nhẹ - chẳng hạn như những khách doanh nhân thường xuyên đi du lịch ngắn ngày.
Phân tích sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể phát triển thị trường mục tiêu của mình hơn nữa bằng cách xem xét thị trường mục tiêu mà đối thủ của doanh nghiệp bạn đang nhắm đến. Tất nhiên, bạn sẽ không có quyền truy cập vào dữ liệu phân tích khách hàng của họ. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu những khách hàng này có thể là ai bằng cách thực hiện phân tích SWOT về đối thủ cạnh tranh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về đối thủ bằng cách xem xét thị trường mục tiêu của họ dựa trên nội dung trang web, blog và các kênh xã hội của họ.
Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã thu thập được một số thông tin về đặc điểm và sở thích của đối tượng mục tiêu của mình. Bây giờ, đã đến lúc sử dụng thông tin đó để xác định rõ ràng chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Nhóm khách hàng này sẽ tạo thành nền tảng cho thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Cách tốt nhất để thực hiện phân khúc đối tượng là thông qua một quá trình được gọi là phân khúc thị trường. Điều này liên quan đến việc phân chia khách hàng của doanh nghiệp thành các nhóm hoặc phân khúc khác nhau, dựa trên đặc tính chung của họ.
Doanh nghiệp có thể phân chia khách hàng của mình dựa trên:
Nếu bạn là một doanh nghiệp B2B, hãy sử dụng các đặc điểm tương tự nhưng áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh. Xem xét nhân khẩu học của công ty chẳng hạn như ngành, vị trí, quy mô khách hàng, cấu trúc kinh doanh và hiệu suất.
Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó sẽ hoàn hảo ngay lần đầu tiên. Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã xác định được đối tượng mục tiêu của mình, doanh nghiệp vẫn cần phải liên tục kiểm tra và thử nghiệm để có được bức tranh ngày càng chính xác về chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Luôn cập nhật nghiên cứu thị trường cũng có thể giúp doanh nghiệp bắt kịp thời đại, vì sở thích của người tiêu dùng thay đổi theo năm với sự phát triển công nghệ, thái độ của thế hệ và xu hướng.
Để thu hẹp đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp A/B test. Dựa trên kết quả, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc sửa đổi lựa chọn thị trường mục tiêu của mình.
Hoàn thiện xác định thị trường mục tiêu
Xem thêm:
→ Môi trường Marketing là gì? Phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp
→ List đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ Marketing tổng hợp 2021
Khi tiến hành hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích không nhỏ trong những hoạt động Marketing sau này. Cụ thể:
Việc xác định thị trường mục tiêu kinh doanh cần phải xuất phát từ cơ hội có thể có của thị trường. Trong khi đó chính sách và định hướng của Chính phủ Việt Nam có thể mở rộng hoặc thu hẹp các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự ổn định của đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ cũng là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định, tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khi xác định thị trường mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần tính đến mức độ khả thi khi tham gia vào thị trường đó. Liệu doanh nghiệp có đủ khả năng để tồn tại trong thị trường đó. Các yếu tố cần xem xét đến bao gồm: Số lượng đối thủ, ưu nhược điểm của đối thủ, chiến lược cạnh tranh của đối thủ…
Đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu quyết định rất lớn đến nhãn hiệu hàng hóa, chủng loại hàng hóa. Chính vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các đặc điểm này của nhóm khách hàng mục tiêu. Không những thế, đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu còn chỉ dẫn doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch quảng cáo và loại dịch vụ kèm theo để doanh nghiệp tạo ra điểm nhấn, sự khác biệt cho sản phẩm của mình trên thị trường mục tiêu đã chọn.
Đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu ảnh hưởng đến lựa chọn thị trường mục tiêu
Thu nhập và phân bổ thu nhập của khách hàng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thị trường mục tiêu. Bởi thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu và khả năng thanh toán của họ. Trong điều kiện nguồn thu nhập có hạn, mức chi tiêu sẽ được phân bổ cho các nhu cầu theo những tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại và chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra thị trường mục tiêu các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu khách hàng trên thị trường mục tiêu.
Trong nhóm nhân tố chủ quan, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu. Thông thường, doanh nghiệp thường sẽ theo đuổi các mục tiêu chẳng hạn như: Mục tiêu cạnh tranh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu giảm thiểu rủi ro, mục tiêu khai thác tiềm năng… Tùy theo tiềm năng của mình, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra phân đoạn thị trường phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh tốt nhất.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, con người luôn là một nhân tố cần được chú ý và phát triển. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người sẽ có khả năng xác định chính xác thị trường mục tiêu và sắp xếp đủ và đúng số lượng lao động cho từng vị trí công tác. Chính vì vậy, đánh giá và phát triển tiềm năng lực lượng lao động có thể coi là nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong doanh nghiệp.
Tiềm năng lực lượng lao động
Tiềm lực tài chính đề cập đến sức mạnh thông qua số vốn mà một doanh nghiệp có khả năng huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một nguồn tài chính được quản lý hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp sức cạnh tranh, khả năng theo đuổi được thị trường mục tiêu đã chọn.
Mỗi doanh nghiệp trên thị trường là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. Và để đạt được mục tiêu đặt ra và hoạt động tốt trên thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng.
Trong doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý thể hiện sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
Qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu hơn về khái niệm thị trường mục tiêu là gì. Mong rằng nó sẽ hữu ích dành cho bạn trong quá trình học tập và viết luận. Đừng quên liên hệ với dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi nếu như bạn cần đến sự trợ giúp nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com