Việt Nam là một quốc gia theo đuổi mô hình kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới kinh tế ở nước ta đã làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác nhau với mức độ phát triển và cơ cấu khác nhau. Các thành phần kinh tế này đang phát huy vai trò tích cực của mình trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất và đóng góp với các mức độ khác nhau vào thành công của đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Vậy, thành phần kinh tế là gì và có những thành phần kinh tế nào ở nước ta hiện nay? Hãy cùng tìm lời giải đáp cùng Luận Văn 2S nhé các bạn.
Thành phần kinh tế là khái niệm lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” của Lê nin. Theo đó, thành phần kinh tế là khái niệm chỉ kết cấu kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ.
Như chúng ta đã biết, trong bất cứ chế độ kinh tế - xã hội nào, ngoài phương thức sản xuất tiêu biểu cho chế độ kinh tế - xã hội đương thời giữ địa vị thống trị còn có những tàn dư của phương thức sản xuất trước và tồn tại những nhân tố của phương thức sản xuất kế sau. Những phương thức này ở địa vị lệ thuộc, bị chi phối. Trong thời kỳ đó, mỗi phương thức sản xuất là “mỗi mảnh”, mỗi “bộ phận” hợp thành kết cấu kinh tế - xã hội, có tính chất độc lập tương đối tác động lẫn nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy được Lênin gọi là thành phần kinh tế.
Về định tính, một thành phần kinh tế là một hình thức kinh tế, phương thức sản xuất theo nghĩa rộng là sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Thành phần kinh tế là một phạm trù thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật, tức là mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể. Mỗi một xã hội thường có các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại.
Các thành phần kinh tế là gì?
Xem thêm:
→ Quy luật giá trị là gì? Nội dung, vai trò của quy luật giá trị
Theo quan niệm truyền thống, một thành phần kinh tế có các dấu hiệu đặc trưng của một quan hệ sản xuất, nghĩa là đặc trưng về chế độ sở hữu, nguyên tắc phân phối và quan hệ quản lý, cụ thể:
Với sự khác biệt về trình độ xã hội hóa đặc trưng cho mỗi thành phần, nhwungx quan hệ xã hội và lợi ích khác nhau nên giữa các thành phần kinh tế có thể xuất hiện các mâu thuẫn, thậm chí là mâu thuẫn gay gắt với nhau.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể phản ánh lợi ích của Nhà nước và các tập thể, còn kinh tế tư nhân cá thể đại diện cho lợi ích của những người sản xuất nhỏ, tư bản phản ánh lợi ích của các nhà tư sản. Bản thân lợi ích tập thể cũng có thể có mâu thuẫn với lợi ích Nhà nước. Tuy nhiên, các mâu thuẫn này có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình bằng cách điều hòa lợi ích giữa hai bên.
Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình tổ chức doanh nghiệp là kết quả phối hợp tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau theo những nguyên tắc thỏa thuận trước . Điều này làm các mâu thuẫn về lợi ích sẽ mất đi tính gay gắt vốn có của nó.
Mặt khác, giữa các thành phần kinh tế có xu hướng vận động thống nhất với nhau. Sự thống nhất biểu hiện qua các thành phần kinh tế này đều phát triển dựa trên một cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ hay lực lượng sản xuất chung, có trình độ xã hội hóa sản xuất chung. Hiện nay, các thành phần kinh tế đều lấy phân công lao động và quan hệ thị trường làm điều kiện tiền đề cho sự phát triển.
Bạn đọc đang thực hiện đề tài tiểu luận về các thành phần kinh tế, mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay bất kỳ đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác - Lênin nào khác, nếu như bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hay bạn muốn dành quỹ thời gian viết tiểu luận để thực hiện các công việc quan trọng khác, dịch vụ viết thuê tiểu luận uy tín của chúng tôi sẽ là giải pháp không thể hoàn hảo hơn dành cho bạn! |
Mô hình kinh tế hiện tại của Việt Nam là mô hình kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta hiện nay có 05 thành phần kinh tế, cụ thể là:
Kinh tế Nhà nước gồm: các doanh nghiệp nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ở Việt Nam, sự hình thành kinh tế quốc doanh được thực hiện bằng quốc hữu hóa và xây dựng mới trong đó xây dựng mới là chủ yếu. Kinh tế quốc danh là điều kiện cơ bản và là cơ sở đảm bảo những cân đối chủ yếu cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặc dù hiệu quả thấp nhưng các doanh nghiệp nhà nước luôn gánh vác phần nặng nề và then chốt trong tất cả các ngành kinh tế quốc doanh mà khu vực ngoài quốc doanh không muốn hoặc không có khả năng đảm nhận. Vai trò này thể hiện ở chỗ, kinh tế quốc doanh nắm gần như toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng (điện lực, khai thác than, dầu khí), khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo,…Trong sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chính trong một số sản phẩm quan trọng: 70% vải mặc, 85% giấy, 70% xe đạp, 60% xà phòng, 100% thuốc tân dược.
Kinh tế quốc doanh ở Việt Nam cũng là lực lượng chủ yếu cung cấp tài chính cho ngân sách nhà nước và tỷ lệ thu từ kinh tế quốc doanh chiếm 60-80% tổng thu ngân.
Trong thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa, tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư bản tư nhân từ chế độ cũ chuyển sang. Ngoài sự kết hợp giữa tư bản tư nhân trong nướ với nhà nước xã hội chủ nghĩa, còn có sự kết hợp giữa tư bản nước ngoài với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, các hình thức liên doanh, các hợp đồng hợp tác giữa kinh tế nhà nước với nước ngoài là điển hình cho kinh tế tư bản Nhà nước.
Là nước có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài muộn hơn so với các nước trong khu vực nhưng trong những năm vừa qua, từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đang từng bước tiếp cận nhiều thông lệ quốc tế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và đã thu được những thành tự đáng kể. Đặc trưng lớn nhất trong những năm qua là nhịp độ thu hút đầu tư ngày càng tăng.
Đầu tư nước ngoài đã đi vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ ngày càng cân đối. Tất cả các địa phương trên cả nước đều đã có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Hiện nay, có khoảng hơn 7000 công ty của 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, có nhiều công ty và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới.
Theo quan niệm truyền thống, kinh tế tư bản tư nhân gồm doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp chung phần dưới hình thức công ty là công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, được gọi tắt là kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân ở nước ta hoạt động trong điều kiện, môi trường kinh tế- xã hội và khuôn khổ các luật kinh tế do Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại ra, không dễ gì tự phát lên chủ nghĩa tư bản. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò tích cực, lâu dài của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng đất nước và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trong những lĩnh vực, ngành mà pháp luật cho phép, bảo hộ quyền sở hữu.
Sự đầu tư, ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp, công ty thuộc thành phần tư bản tư nhân Việt Nam mặc dù còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô nhưng là một lực lượng năng động trong nền kinh tế, chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển trong giai đoạn tới.
Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ dẫn đến sự hình thành hình thức sở hữu tập thể ở tất cả các ngành kinh tế của nước ta. Do có lực lượng lớn nền kinh tế tập thể giữ vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trong nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Kinh tế tập thể trong công nghiệp có những năm đã tạo ra hơn 40% giá trị tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp. Khối lượng hàng hóa và hành khách do kinh tế tập thể thực hiện hằng năm thường bằng trên dưới 30% khối lượng vận chuyển của vận tải quốc doanh, thương nghiệp tập thể đã đảm nhận hơn 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường xã hội.
Kinh tế tập thể đã có những bước phát triển không ổn định do cải tạo nóng vội, gượng ép nhưng đến nay đã có sự khác nhau về thực trạng và xu hướng phát triển giữa hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trong nông nghiệp với hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản,…
Trong mọi xã hội, kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng, sự sung túc hay thiếu thốn của mỗi tế bào kinh tế này sẽ quyết định sự giàu có thịnh vượng hay nghèo khó, suy vong của một xã hội.
Trong suốt thời gian dài thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, bộ phận kinh tế này là đối tượng tập thể hóa, nó không bị xóa bỏ nhưng chỉ duy trì được một quy mô nhất định. Một bộ phận nhỏ cá thể hoạt động trong điều kiện bị cô lập, o ép và bị vận động và hợp tác xã. Cả kinh tế phụ gia đình và số cá thể còn lại đều mang tính tự lập, tự túc.
Từ Hội nghị Trung ương khóa 6 trở lại đây, kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ mới được thừa nhận là một thành phần và được tồn tại bình đẳng với các thành phần khác.
Kinh tế hộ gia đình tồn tại và hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay, có khoảng 10,4 triệu hộ nông dân và 2 triệu hộ sản xuất kinh doanh nhỏ ở thành thị hiện đang hoạt động, đã tạo ra 51.6%
Sự ra đời của kinh tế nông hộ là một giải pháp cho phép giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, đặc biệt sản lượng hàng hóa xuất khẩu, tạo thể ổn định và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta, góp phần từng bước giải quyết có hiệu quả vấn đề nông thôn, nông dân, nông nghiệp ở nước ta.
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về khái niệm các thành phần kinh tế là gì cũng như 5 thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com