Chắc hẳn bạn cũng đã không dưới một lần được nghe thấy cụm từ thặng dư vốn cổ phần trong hoạt động kinh doanh rồi phải không? Cụ thể đây là một phần đóng vai trò quan trọng trong vốn chủ sở hữu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính toán ra sao? Để có thể nắm bắt được hết các thông tin về chỉ tiêu này, mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Vốn luôn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần là loại hình tương đối phổ biến hiện nay và đặc biệt có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Và một trong các phương thức giúp gia tăng vốn điều lệ được lựa chọn chính là “kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ”.
Thặng dư vốn cổ phần (tiếng Anh: Capital surplus) hay còn được gọi với tên gọi thặng dư vốn trong công ty cổ phần. Đây chính là khoản chênh lệch về mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế khi phát hành. Chúng ta hoàn toàn có thể tính được phần giá trị thặng dư vốn đơn giản theo công thức sau:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành cổ phần - Mệnh giá) x Số cổ phần phát hành
Thặng dư vốn cổ phần được hình thằng bằng việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Đặc biệt chúng sẽ không được xem là vốn cổ phần cho đến khi được chuyển đổi thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Khái niệm thặng dư vốn cổ phần là gì?
Xem thêm:
Giá trị thặng dư là gì? Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
Để giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu rõ hơn các loại thặng dư vốn cổ phần này thì bạn có thể theo dõi ví dụ cụ thể dưới đây:
Ví dụ 1: Có một công ty A thực hiện phát hành 300.000 cổ phiếu với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 200.000 đồng. Sau khi tính toán thì số tiền bán cổ phiếu được dự đoán sẽ là 60 tỷ. Tuy nhiên do bên ngoài thị trường cần số lượng cổ phiếu cao nên công ty A này đã tăng giá cổ phiếu lên 250.000 đồng/cổ phiếu. Và sau khi bán hết sẽ thu được 75 tỷ. Kết quả thấy được sau khi bán cổ phiếu thì phần chênh lệch giữa mức giá ban đầu so với mức giá bán thực tế chính là 15 tỷ đồng. Như vậy 15 tỷ đồng chênh lệch đó chính là thặng dư vốn cổ phần của công ty A.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần X phát hành 200.000 cổ phiếu với giá 160.000 đồng/ cổ phiếu, dự kiến huy động được 32 tỷ. Tuy nhiên vì nhu cầu thị trường tăng cao nên công ty quyết định bán ra với mức giá 180.000 đồng/cổ phiếu cho đến khi bán hết. Công ty X thu về khoản tiền là 36 tỷ đồng. Như vậy phần thặng dư vốn cổ phần của công ty X là 5 tỷ đồng.
Các khoản chênh lệch do mua bán cổ phiếu quỹ, chênh lệch do giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Do vậy khoản thặng dư này sẽ không tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Trong trường hợp giá bán cổ phiếu quỹ mà nhỏ hơn mức giá mua vào thì giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm thấp hơn mệnh giá thì phần chênh lệch giảm này sẽ không được hạch toán vào chi phí, không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp. Còn khi nguồn vốn thặng dư không có đủ thì phải sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế hay quỹ công ty để bù đắp vào.
Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được điều chỉnh tăng lên trong một số trường hợp như:
Cách tăng vốn điều lệ thặng dư vốn cổ phần
Theo như luật doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp có thể chào bán cổ phần ở mức bằng hoặc cao hơn mệnh giá cổ phần đã đăng ký từ trước. Còn sau khi đã kết thúc việc chào bán, các cổ đông đồng ý mua cổ phần thì công ty mới tiến hành tăng vốn điều lệ của của họ.
Trong trường hợp nếu các công ty bán cổ phần với mệnh giá 15.000 VNĐ cho một cổ phần, cao hơn mệnh giá cổ phần là 5.000 VNĐ thì số phần thặng dư đó được coi là thặng dư vốn của công ty. Tùy thuộc vào công ty đang chào bán cổ phần cao giá hơn mệnh giá cổ phần ban đầu với mục đích gì để từ đó xem xét thời hạn, điều kiện có thể làm tăng vốn đối với phần thặng dư vốn này hay không?
Để nắm bắt được thời điểm khi nào có thể điều chỉnh được vốn điều lệ thì bạn nên nắm rõ các quy định tại thông tư số 19/2003/TT-BTC để hiểu rõ các quy định về thặng dư vốn cổ phần. Cụ thể mức vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh dựa vào một số điểm sau đây:
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thế nào là thặng dư vốn cổ phần mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần, cách tính để áp dụng vào công việc, học tập được hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com