Đã bao giờ bạn tham gia khảo sát và được yêu cầu trả lời một câu hỏi mà bạn đồng ý hay không đồng ý với điều gì đó ở mức độ nào? Loại câu hỏi đó được gọi là thang đo Likert. Thang đo Likert được sử dụng rộng rãi để đo lường thái độ và ý kiến với mức độ chi tiết hơn dạng câu hỏi “có/không” đơn giản. Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm thang đo Likert là gì?, tìm ví dụ, hiểu khi nào bạn nên sử dụng công cụ này cho các cuộc khảo sát.
Theo Bissonnette (2007), thang đo Likert (Tiếng Anh: Likert Scale) được đặt theo tên của nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert - Người đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1932. Thang đo Likert là một thang đo lường hoặc một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân hoặc người tiêu dùng. Đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn từ một loạt các câu trả lời có thể cho một câu hỏi hoặc tuyên bố cụ thể dựa trên mức độ đồng ý của họ. Các câu trả lời thường bao gồm "hoàn toàn đồng ý", "đồng ý", "trung lập", "không đồng ý" và "hoàn toàn không đồng ý". Thông thường, các câu trả lời này sẽ được mã hóa bằng số, chẳng hạn như 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý…
Thang đo Likert được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục. Trong giao dục, thang đo Likert được dùng trong các bài nghiên cứu khoa học, bài khóa luận, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thang đo Likert là gì?
Bạn đang gặp khó khăn trong lập bảng câu hỏi phỏng vấn, thiết kế thang đo Likert, khảo sát hay phân tích thang đo Likert? Hãy tham khảo dịch vụ xử lý số liệu luận văn của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp nhanh chóng & hiệu quả!
Có hai loại Thang đo Likert thường được sử dụng:
Có thể nói, thang đo likert 7 điểm là loại thang đo cổ điển, đã được sử dụng từ năm 1932. Nó cung cấp bảy tùy chọn khác nhau để lựa chọn và được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu. Nó cung cấp hai ý kiến ôn hòa cùng với hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập cho người được hỏi.
Ưu điểm của thang đo Likert 7 mức độ:
Hạn chế:
Hay còn được gọi là thang đo likert 5 điểm. Loại thang đo này cung cấp năm tùy chọn khác nhau để người trả lời khảo sát lựa chọn. Các lựa chọn bao gồm hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập. Thang đo này có thể được sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng, chất lượng… Một ví dụ về thang đo Likert 5 điểm thường được sử dụng để đo lường sự hài lòng là: rất hài lòng, hài lòng, trung lập, không hài lòng và rất không hài lòng.
Ưu điểm của thang đo 5 mức độ:
Hạn chế:
Thang đo Likert 5 điểm và thang đo Likert 7 điểm
Bên cạnh hai loại thang đo Likert đặc trưng này còn có các điểm thang đo Likert khác. Bao gồm: Thang đo Likert 2 điểm, thang đo Likert 3 điểm, thang đo 4 điểm, 6 điểm…
Bài viết cùng chuyên mục:
→ SPSS là gì? Cách sử dụng phần mềm SPSS trong nghiên cứu khoa học
Cho đến ngày nay, thang đo Likert đã trở nên phổ biến rộng rãi trong các cuộc khảo sát trực tuyến và được sử dụng trong mọi nghiên cứu, chẳng hạn như mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ gắn kết của nhân viên hoặc sự hài lòng của nhân viên… Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Sử dụng thang đo Likert đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Thể hiện mức độ hài lòng của bạn sau khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp A:
Ví dụ 2: Khảo sát mức độ hài lòng của công dân Hoa Kỳ với các công việc mà tổng thống đương nhiệm đã làm
Ưu điểm:
Thang đo Likert là một phương pháp thu thập dữ liệu thực tế và dễ tiếp cận. Nó bao gồm các ưu điểm sau:
Ưu nhược điểm của thang đo Likert
Nhược điểm:
Trong nghiên cứu, có rất nhiều loại câu hỏi khảo sát, làm thế nào để bạn biết khi nào bạn nên sử dụng thang đo Likert?
Thang đo Likert rất phù hợp để đào sâu vào một chủ đề cụ thể để tìm hiểu một cách chi tiết hơn, sâu hơn về những gì mọi người nghĩ về nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc sử dụng các câu hỏi khảo sát của Likert bất kỳ lúc nào bạn cần tìm hiểu thêm về:
Trên đây là toàn bộ những kiến thức giải đáp xoay quanh khái niệm "thang đo Likert là gì", hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho bạn trong học tập và thực hiện các đề tài khóa luận, luận văn. Đừng quên liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com