logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Quyền lực nhà nước là gì? Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là các vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Quyền lực nhà nước được xem là hình thức biểu hiện tập trung nhất của quyền lực chính trị, là công cụ cơ bản nhất nhằm để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quyền lực nhà nước là gì và các vấn đề về kiểm soát quyền lực nhà nước, chúng ta hãy cùng Luận Văn 2S tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Quyền lực nhà nước là gì?

Khái niệm quyền lực

Ở khía cạnh khoa học xã hội, quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân hoặc các nhóm người khác trong một tổ chức, xã hội. Mặt khác, nó cũng đại diện cho vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của cá nhân hoặc nhóm người khác.

Ở khía cạnh khoa học pháp lý, quyền lực mang ý nghĩa là “thẩm quyền”, “quyền lợi” của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được nền tảng pháp luật bảo trợ, đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt dựa trên các thỏa thuận và cam kết của các chủ thể tham gia trong xã hội.

Khái niệm quyền lực nhà nước

Về mặt bản chất, sự ra đời của nhà nước chính là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng. 

Quyền lực nhà nước được hình thành thông qua cuộc đấu tranh chính trị, nhằm mục đích giành quyền tổ chức nhà nước và thực hiện chức năng thống trị xã hội. Quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chính trị.

Thông qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước được thực hiện. Bao gồm việc tổ chức và thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời, quyền lực nhà nước còn được bảo đảm bằng các phương tiện độc quyền như luật pháp, và bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp quân đội, cảnh sát, nhà tù... 

Nói tóm lại, quyền lực nhà nước được định nghĩa là thực thể thống nhất, biểu hiện sự tập trung nhất của quyền lực công và quyền lực chính trị, thể hiện thông qua hành động chính trị của các chủ thể cầm quyền như cá nhân, tầng lớp, giai cấp, lực lượng xã hội nhằm thực hiện hóa lợi ích của mình trên cơ sở đảm bảo ở mức độ nhất định việc thực hiện lợi ích chung cho toàn xã hội.

Quyền lực nhà nước dưới chế độ chủ nghĩa xã hội mang những đặc điểm khác biệt so với quyền lực nhà nước ở các xã hội trước đó ở chỗ nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước chuyên chính của giai cấp công nhân. Những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và lợi ích của đại đa số nhân dân lao động là thống nhất với nhau. Chính vì thể, quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội đã có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội, giữa tính chính trị và tính công quyền. Ở những kiểu nhà nước khác, đặc biệt là nhà nước quân chủ chuyên chế, giữa chức năng giai cấp đối lập với chức năng xã hội, lợi ích của giai cấp thống trị đối lập với lợi ích của đại đa số người dân.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chức năng giai cấp và chức năng xã hội tạo thành một thể thống nhất, trở thành điều kiện và tiền đề hoàn thiện cho nhau. Tại Việt Nam, các bản hiến pháp đều nhất quán khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

quyen_luc_nha_nuoc_la_gi_luanvan2s
Khái niệm quyền lực nhà nước là gì?

Xem thêm:

→ Kho đề tài luận văn thạc sĩ luật học mới nhất 2022

Dấu hiệu đặc trưng của quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước có tính hợp pháp của việc sử dụng sức mạnh trong khuôn khổ Nhà nước.

Tính chất công của quyền lực nhà nước được áp đặt với mọi công dân, trên danh nghĩa xã hội và có sự trợ giúp của pháp luật.

Sự có mặt một trung tâm, đầu mối duy nhất để đưa ra quyết định.

Sự đa dạng của các phương tiện được sử dụng để đảm bảo ảnh hưởng, tác động của chủ thể quyền lực đối với khách thể quyền lực. Nhà nước không chỉ sử dụng cưỡng chế mà còn các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hóa- thông tin đê thực hiện quyền lực của mình.

Các cách thức tổ chức quyền lực nhà nước

Mồi hình thức nhà nước khác nhau sẽ cho ra đời những cách thức tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau nhưng có thể chia làm hai cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước cơ bản là tập trung quyền lực và phân quyền, cụ thể như sau:

Tập trung quyền lực: Tức là quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về một cá nhân hoặc một cơ quan nhất định. Theo đó, cá nhân hoặc cơ quan ấy có thể chi phối sự hình thành và hoạt động của các chức vụ nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác. Tập trung quyền lực là nguyên tắc tổ chức chính quyền nhà nước có nội dung là các cơ quan trung ương, các cơ quan nắm trong tay quyền quyết định mọi vấn đề từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan trung ương điều khiển, kiểm soát mọi hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương nên các chính quyền địa phương tuân thủ và phục tùng mọi quyết địn từ cấp trên. Tính tập trung thể hiện ở chỗ, trong một quốc gia không có hai thứ quyền lực nhà nước trở lên khác nhau về bản chất, định hướng, mục tiêu,…

Phân quyền: Là quyền lực nhà nước được phân tách các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được phân chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Phân quyền không phải là sự phân chia quyền lực một cách cơ học mà là cả một cơ chế vô cùng phức tạp. Phân quyền nhằm đảm bảo cho nhà nước và nền dân chủ không bị tiêu diệt chứ không phải để thỏa hiệp hay chia quyền giữa các lực lượng xã hội đối lập nhau.

Kiểm soát quyền lực nhà nước là gì?

Kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ các hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động như thanh tra, kiểm tra, giám sát, tài phán, kiểm toán… qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ, việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, hạn chế các  hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực nhà nước và của công chức nhà nước đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện theo đúng mong muốn và đạt hiệu quả cao.

Mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau trong việc kiểm soát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ chế khác nhau.

kiem_soat_quyen_luc_nha_nuoc_luanvan2s
Kiểm soát quyền lực nhà nước là gì?

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ áp dụng đối với tất cả các chuyên ngành học. Nếu như bạn đọc đang gặp vấn đề với bài luận văn về chủ đề kiểm soát quyền lực nhà nước, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên viết thuê luận văn của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Cơ sở kiểm soát quyền lực nhà nước

Thứ nhất, quyền lực nhà nước là quyền lực được ủy nhiệm: Quyền lực nhà nước là do nhân dân ủy nhiệm,  nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, là người ủy quyền còn nhà nước là người được ủy quyền, là người thừa hành, thực hiện những gì mà nhân dân giao cho. Tuy nhiên, người được ủy quyền lại luôn có xu hướng lạm quyền, tự mở rộng và tăng cường vai trò của mình. Để biết được nhà nước có thực hiện đúng điều mình đã ủy nhiệm, đã thỏa thuận hay không thì người dân phải kiểm soát quyền lực này.

Thứ hai, quyền lực nhà nước do một số người nắm giữ nên nó rất dễ bị các lợi ích cá nhân thao túng: Quyền lực nhà nước trong một xã hội dân chủ về nguyên tắc là ý chí chung của số đông, được giao cho một nhóm người nắm giữa. Bản chất của con người có thể thay đổi được nên không thể khẳng định người được ủy quyền luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của cộng đồng, hành động vì lợi ích của cộng đồng. Con người luôn có sẵn bản tính tư lợi, chịu ảnh hưởng của các loại tình cảm,…nên dễ dẫn đến xu hướng sử dụng quyền lợi chung để phục vụ lợi ích cá nhân. Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước là một cách để chống lại sự tha hóa quyền lực nhà nước, chống lại xu hướng quyền lực nhà nước bị sử dụng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.

Thứ ba, quyền lực nhà nước là ý chí chung của xã hội nhưng lại được giao cho một số người với những khả năng nhất định thực hiện nên nó luôn chứa đựng nguy cơ mắc sai lầm: Có thể thấy rằng, những đòi hỏi về tính hợp lý liên quan đến quyền lực nhà nước là vô hạn trong khi khả năng hoạt động của bộ máy chính quyền nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân lại có sự hữu hạn nhất định. Vì quyền lực nhà nước do một số cá nhân nắm giữ nên họ hoàn toàn có thể mắc sai lầm. Thông qua hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, ý chí chung sẽ được kiểm định xem có phù hợp với ý chí của người dân hay không, có khả thi hay không qua đó sửa chữa những quy định không hợp lý, bổ sung kịp thời,...

Thứ tư, nhà nước là chủ thể thực thi quyền lực có độc quyền cưỡng chế: Nhà nước có quyền cưỡng chế tức là quyền đè bẹp bất cứ một vật cản nào gây trở ngại cho việc thực hiện lợi ích của nhà nước trên danh nghĩa lợi ích nhân dân. Điều này tạo cho nhà nước sức mạnh hợp pháp duy nhất và lớn nhất trong xã hội. Tính cưỡng chế mang lại cho nhà nước quyền lực can thiệp vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội một cách hiệu quả.

Các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước phổ biến hiện nay

Giới hạn quyền lực nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật: Cơ sở của việc giới hạn quyền lực nhà nước bằng hiện pháp xuất phát từ nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhân dân ủy quyền cho những người đại diện để tạo ra nhà nước nhưng nhân dân không trao tất cả quyền cho nhà nước, họ chỉ ủy quyền một phần quyền theo những điều khoản được ghi nhận trong “khế ước xã hội”, nhà nước chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ những giao ước được ký kết.

Trong xã hội dân chủ, hiến pháp được xác định là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, hình thành từ sự thỏa thuận giữa nhân dân và nhà nước. Hiến pháp là một văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước bằng 2 cách: giới hạn phạm vi quyền lực của nhà nước và quy định các quyền tự do cơ bản của con người mà nhà nước không được xâm phạm.

Phương thức kiểm soát quyền lực từ bên trong bộ máy nhà nước: Là sự kiểm soát của các chủ thể quyền lực nhà nước nhằm tìm kiếm một phương thức hữu hiệu để các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể chế ước, kiềm chế, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau. Để kiểm soát quyền lực nhà nước cần phân chia quyền nhà nước thành nhiều bộ phận giao cho các cơ quan khác nhau nắm giữ; tạo ra cơ chế kiềm chế, đối trọng và kiểm soát giữa các nhánh quyền lực

Phương thức kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước: Phương thức này do nhân dân thực hiện thông qua các hoạt động sau: Kiểm soát quyền lực nhà nước qua bầu cử theo nhiệm kỳ, qua việc thực hiện các quyền hiến định, qua các tổ chức xã hội dân sự,…

Trên đây là những nội dung liên quan đến khái niệm quyền lực nhà nước là gì và thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. Những vấn đề này nhằm đảm bảo sự ổn định, trật tự trong xã hội từ đó phát triển các phương diện liên quan như kinh tế, chính trị,…Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình. 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status