Khái niệm về quản trị theo mục tiêu lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1954 và không ngừng được hoàn thiện để nhằm đạt được những hiệu quả hoạt động tốt hơn cho bất kỳ tổ chức nào. Và nếu như bạn đọc đang muốn tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm quản trị theo mục tiêu là gì để phục vụ cho bài luận của mình, hoặc đơn giản là bạn muốn biết nhiều thông tin hơn về MBO. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Quản trị theo Mục tiêu (Management By Objective) viết tắt là MBO, là một cách tiếp cận chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Đó là một quá trình mà các mục tiêu của tổ chức được xác định và truyền đạt bởi ban lãnh đạo đến các thành viên của tổ chức với mục đích đạt được từng mục tiêu. MBO là một phương pháp quản trị, trong đó mỗi thành viên, mỗi bộ phận luôn đề ra mục tiêu phấn đấu cho mỗi cá nhân, bộ phận mình và cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
MBO đòi hỏi các nhà quản trị ở mọi cấp độ trình bày một cách rõ ràng và cụ thể những mục tiêu của mình. Các mục tiêu này phải thỏa mãn nhu cầu về thành tích cho đơn vị của nhà quản trị. Các mục tiêu đều phải được xây dựng trên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, hữu hình và vô hình, về tài chính và phi tài chính (thái độ của nhân viên và trách nhiệm với xã hội),…
Quản trị theo mục tiêu MBO là gì?
Có thể bạn quan tâm:
→ Quản trị chiến lược là gì? Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Dưới đây là một số ví dụ thực tiễn về quản trị theo mục tiêu MBO mà bạn có thể bắt gặp trong doanh nghiệp:
Ví dụ về quản trị theo mục tiêu
Quản trị theo mục tiêu là một quá trình quản trị mà thông qua việc xác định mục tiêu, phân bổ mục tiêu và đặt ra đầy đủ các biện pháp, tiến độ, tổ chức thực hiện cũng như giám sát chỉ đạo để đạt được các mục tiêu đề ra
BMO khơi dậy ham muốn làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp bằng tính tự giác tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp. Khơi dậy được tiềm năng trong bản thân mỗi cán bộ, nhân viên để họ phát huy hết tinh thần làm việc, làm cho họ có cảm giác như mình làm chủ doanh nghiệp, làm chủ tư liệu lao động, tự khẳng định mình và cảm thấy tự tin khi đứng trước các công việc dù khó khăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo các cá nhân tự do làm việc nhưng không đi ngược với lợi ích của công ty và trái với pháp luật. MBO kích thích tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của các cấp quản trị và nhân viên, tạo mọi điều kiện phát triển năng lực với sự chủ động, sáng tạo.
Khi hệ thống quản trị theo mục tiêu được hoàn thiện, các nhà quản trị sẽ có cơ sở xây dựng, thực hiện kế hoạch riêng của họ, thông qua đó thực hiện tự động kế hoạch chung của doanh nghiệp. Cơ chế này cho phép những người đứng đầu công ty đảm bảo nhân viên của mình đang làm việc như họ mong muốn. Mỗi người trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ mình phải đạt được những mục tiêu gì và đóng góp gì vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
MBO là tư tưởng quản trị hiện đại, đóng góp đáng kể cho khoa học quản trị về mặt lý luận cũng như phương diện thực hành. Tiềm năng cho sự thành công trong cách quản trị MBO theo đánh giá của các nhà điều hành đều rất lớn. Do vậy, không chỉ các tổ chức kinh doanh mà các tổ chức phi kinh doanh như giáo dục, y tế, cơ quan chính phủ cũng áp dụng phương pháp này vào việc quản trị tổ chức. MBO là một xu hướng của các mô hình quản trị hướng thị trường, là nền tảng cho việc phát triển nhiều nghiên cứu ứng dụng khác.
Vì vậy, vận dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu một cách hợp lý, khoa học kết hợp với các nguyên tắc lãnh đạo một cách hiệu quả sẽ làm tăng hiệu suất của cán bộ quản lý,làm cho người đó có thể thỏa mãn về lao động của mình và tăng doanh thu cho công ty.
Vai trò của MBO
Tại Luận Văn 2S, chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ thuê. Nếu như bạn đọc đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy để các chuyên viên học thuật của chúng tôi hỗ trợ bạn! Chi tiết dịch vụ làm luận văn thuê, XEM TẠI ĐÂY
Quá trình triển khai quản trị MBO được thực hiện theo 5 bước sau:
Xác định mục tiêu chung của tổ chức trong một kỳ hạn nhất định như quý, năm, 3 năm, 5 năm,…xác định vai trò của các đơn vị cấp dưới tham gia vào việc thực hiện mục tiêu. Đây là các mục tiêu dự kiến, có thể được xem xét và thay đổi với các mục tiêu của cấp dưới.
Dự thảo mục tiêu cấp cao, đặc biệt là những mục tiêu chiến lược được thực hiện dựa trên các kỹ thuật phân tích và phán đoán của quản trị như đánh giá các yếu tố tác động của môi trường chung, phân tích các tác động của môi trường kinh doanh, phân tích nội bộ của tổ chức trong những điều kiện có sẵn,…
Đặt mục tiêu không chỉ quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ công ty nào mà nó còn phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Nó cần bao gồm một số kiểu nhà quản lý khác nhau trong việc thiết lập mục tiêu. Các mục tiêu do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời, dựa trên sự giải thích và đánh giá những gì công ty có thể và cần đạt được trong một thời gian nhất định.
Cấp trên thông báo cho các cấp dưới về các mục tiêu,chiến lược của công ty. Sau đó, họ sẽ cùng bàn bạc thảo luận trực tiếp về những mục tiêu mà cấp dưới có thể thực hiện và mục tiêu nào họ có thể hoàn thành trong một thời gian cụ thể và bằng những nguồn lực nào.
Người quản trị có thể phân bổ mục tiêu cho cấp dưới thông qua việc phân tích cơ cấu doanh nghiệp, để phân định rõ vai trò của cấp dưới và ủy quyền của cấp trên.
Sau đó, cấp dưới có thể chia sẻ một số suy nghĩ dự kiến về những mục tiêu mà tổ chức hoặc bộ phận có thể thấy khả thi.
Cấp trên cung cấp các điều kiện và phương tiện cần thiết cho cấp dưới. Cấp dưới chủ động sáng tạo và thực hiện kế hoạch. Cấp trên nên trao quyền tối đa cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
Trong giai đoạn triển khai, các nhà quản trị cần thực hiện các công việc sau: đào tạo huấn luyện về mục tiêu để giúp cho nhân viên hiểu được ý nghĩa, nội dung, yêu cầu và mục tiêu của từng nhân viên; người quản trị và nhân viên phải nắm rõ hệ thống thông tin; hỗ trợ mục tiêu thông qua việc xây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực.
Mặc dù cách tiếp cận quản trị theo mục tiêu là điều cần thiết để tăng hiệu quả của các nhà quản lý, nhưng việc theo dõi hiệu suất và tiến độ của từng nhân viên trong tổ chức cũng không kém phần cần thiết.
Trong khuôn khổ MBO, việc đánh giá hoạt động được thực hiện nhờ sự tham gia của các nhà quản lý liên quan. Việc kiểm tra này nhằm giúp cấp dưới thực hiện tốt hơn, không đưa ra đánh giá và kết luận. Người quản trị cần xác định các công cụ kiểm tra như: quản trị giám sát bằng biểu đồ công việc, quy định chế độ báo cáo,…
Kiểm tra theo định kỳ là sự xác định mức độ, thành quả mà còn là biện pháp cho nhân viên tích cực cải tiến. Thông qua việc kiểm tra, người quản trị thường xuyên xem lại tính chính xác của mục tiêu, làm rõ xem nhân viên có nhận thức đầy đủ về mục tiêu hay không và đồng thời kiểm tra về năng lực và thái độ công việc của nhân viên thực hiện.
Căn cứ vào mục tiêu đã cam kết và kết quả thực hiện, cấp trên sẽ đánh giá công việc của cấp dưới. Thành tích sẽ dựa vào mức độ hoàn thành mục tiêu. Tổng kết đánh giá mục tiêu cũng là để thể hiện hiệu quả công việc của nhân viên, xây dựng các kế hoạch đào tạo để đạt thành tích tốt hơn trong tương lai.
Tổng kết đánh giá trong quản lý theo mục tiêu MBO cũng là một công cụ hướng dẫn nhân viên có thể phát huy tiềm năng của mình trong công việc. Nó giúp nhân viên hiểu rõ những chỗ mình cần cải tiến, định hướng cho nhu cầu tự phát triển nhằm đáp ứng được kỳ vọng và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO
Lợi ích của quản trị theo mục tiêu
Bài viết trên đã cung cấp các kiến thức liên quan đến quản trị theo mục tiêu cũng như cách triển khai chiến lược cũng như phân tích các ưu nhược điểm của nó để các nhà quản trị có thể nhìn nhận một cách khách quan và có các biện pháp chủ động đối phó khi phát triển doanh nghiệp. Luận Văn 2S hy vọng các kiến thức trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com