logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Chúng ta có thể thấy rằng, trong nền kinh tế toàn cầu như hiên nay, việc quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ đem lại hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị chuỗi cung ứng cũng được đánh giá là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với đối thủ và đứng vững trên thị trường đầy biến động. Vậy quản trị chuỗi cung ứng là gì, nội dung và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm chuỗi cung ứng

Theo Assey Mbang Janvier-James (2012): Chuỗi cung ứng là nhóm các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, vận chuyển, cung cấp dịch vụ,…quản lý thông tin và hậu cần khác được tham gia trong việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Mỗi chuỗi cung ứng gồm các liên kết bên ngoài và nội bộ các công ty.

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các vấn đề liên quan trực tiếp gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng,…

Xem đầy đủ khái niệm chuỗi cung ứng là gì tại: https://luanvan2s.com/chuoi-cung-ung-la-gi-bid233.html

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng (Tiếng Anh: Supply Chain Management, viết tắt SCM) là một phần thiết yếu của sự thành công trong kinh doanh. Ngay từ khi xuất hiện, thuật ngữ này đã nhận được nhiều sự quan tâm bởi các tác giả nổi tiếng trên thế giới. Một số định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng:

Theo Martin Christopher: Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị cao nhất cho khách hàng với chi phí thấp nhất tính trong tổng thể chuỗi cung ứng.

Trong “Strategic Logistic Management”, James R. Stock và Douglas M Lambert: Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ người tiêu dùng cuối cùng cho đến những nhà cung ứng đầu tiên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua đó làm gia tăng giá trị cho khách hàng và cổ đông.

Theo Christopher M. (1998) chuỗi cung ứng đề cập đến mạng lưới các tổ chức tham gia vào các quá trình và hoạt động đa dạng tạo ra giá trị dưới dạng hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là “sự phối hợp chiến lược và hiệu quả giữa các chức năng kinh doanh thông thường và các chiến lược trên các chức năng kinh doanh này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích phát triển hoạt động lâu dài của công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng.

Theo Simchi-Levi, D., Kaminsky, P. & Simchi-Levi, E. (2003), Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đề cập đến “một tập hợp các phương pháp được sử dụng để phối hợp hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng và cửa hàng, để hàng hóa được sản xuất và phân phối với số lượng chính xác, đến đúng địa điểm và vào đúng thời điểm, nhằm giảm chi phí hệ thống trong khi đáp ứng các yêu cầu về mức độ dịch vụ. 

Từ những định nghĩa trên, ta có thể đưa ra kết luận về khái niệm quản trị chuỗi cung ứng như sau:  Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình tổ chức và giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng với mục tiêu tối đa hoá giá trị của khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Quản trị chuỗi cung ứng thể hiện nỗi lực có ý thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng vì mục tiêu điều hành và phát triển chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các hoạt động quản trị của SCM bao gồm mọi thứ từ phát triển sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung ứng, sản xuất, hậu cần và cả hệ thống công nghệ thông tin cần thiết để điều phối các hoạt động của chuỗi cung ứng.

quan_tri_chuoi_cung_ung_la_gi_luanvan2s
Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những hoạt động như mua hàng, sản xuất, phân phối, tài chính, nhân sự,… Cung ứng được xem là hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu nêu trên của doanh nghiệp.

Quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp vì nó giúp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nhờ việc có thể thay đổi các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí, giảm hàng tồn kho, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ.

Nhiều doanh nghiệp đã gặt hái được thành công nhờ có chiến lược và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp, ngược lại có những doanh nghiệp gặp khó khăn, thất bại vì không có chiến lược và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp dẫn đến việc chọn sai nhà cung cấp nguyên vật liệu, tính toán lượng tồn kho không phù hợp, sai vị trí kho bãi,…

Quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa toàn bộ quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.

Xem thêm:

Download miễn phí mẫu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh 2022

Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất của toàn bộ quy trình quản trị chuỗi cung ứng. Lập kế hoạch là việc cân đối nguồn lực với nhu cầu và tiến hành xây dựng một kế hoạch tổng thể cho tiến trình cung ứng của toàn chuỗi. Lập kế hoạch gồm xây dựng kế hoạch tổng thể như kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu mua, kế hoạch tài chính,…trong đó phần trọng yếu là công tác dự báo nhu cầu khi doanh nghiệp chưa có dữ liệu thống kế về kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng vật tư để sản xuất.

Việc dự báo tốt giúp doanh nghiệp có được kế hoạch chuỗi cung ứng chính xác từ đó xây dựng được mức dự trữ tối ưu giúp giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tìm nguồn cung cấp

Doanh nghiệp cần tìm những nhà cung cấp tiềm năng, so sánh giá cả rồi đặt hàng từ nhà sản xuất có chi phí thấp nhất. Hoạt động tìm nguồn cung cấp theo mô hình SCOR gồm 3 công đoạn chính sau:

Tuyển chọn nhà cung cấp: Là hoạt động tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp trên nguyên tắc đúng hàng, đúng chi phí và đúng thời điểm. Tìm kiếm đúng nguồn cung cấp giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho nguyên vật liệu và đảm bảo sự ổn định cho hoạt động khác.

Đàm phán hợp đồng: Công tác đàm phán cần chú trọng thời gian và địa điểm giao hàng, thời hạn thanh toán để tối thiểu hóa chi phí. Để đạt được hiệu quả mua hàng tối ưu, các nhà cung cấp cần có khả năng thiết lập hệ thống liên kết điện tử nhằm mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo giao hàng, gửi hóa đơn,…nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Mua hàng: Đây là những hoạt động bình thường liên quan đến việc phát những đơn hàng đặt mua nguyên liệu trực tiếp hoặc mang tính chiến lược để sản xuất ra sản phẩm và các sản phẩm gián tiếp được công ty sử dụng hàng ngày.

Sản xuất

Đây là khâu tiếp theo và không thể thiếu để chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra theo yêu cầu của khách hàng. Quá trình sản xuất là tổ hợp từ thiết kế sản phẩm, lên lịch trình, sản xuất tạo thành phẩm, đóng gói, kiểm tra và chuẩn bị giao hàng. Sản xuất là khẩu vô cùng quan trọng nên doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ các tiêu chuẩn thành phẩm và hiệu suất làm việc của nhân công hay máy móc.

Phân phối

Phân phối là nỗ lực của nhà sản xuất nhằm vận chuyển hàng hóa đến nơi có nhu cầu gồm 2 hoạt động là quản lý đơn hàng và vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.Có 3 dạng phân phối gồm trực tiếp, trung tâm phân phối và cross-docking (hình thức hàng hóa được tập kết tại một điểm và giao đến cho khách hàng ngay sau đó không thông qua kho của doanh nghiệp)

Thu hồi

Khâu này chỉ xuất hiện khi chuỗi cung ứng gặp vấn đề và thường ở hai dạng chính là xử lý bồi hoàn cho những sai hỏng nhỏ, thiếu hụt, dư thừa và tiếp nhận lại toàn bộ lô hàng khi sản hỏng vượt quá ngưỡng chấp nhận của khách hàng. Việc quản lý hoạt động thu hồi tốt giúp doanh nghiệp duy trì uy tín với khách hàng và là bước phản ánh trung thực nhất về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Doanh nghiệp cần có chính sách tiếp nhận và xử lý vấn đề phát sinh đối với sản phẩm sau khi bán cho khách hàng.

noi_dung_cua_quan_tri_chuoi_cung_ung_luanvan2s_
Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng

Các yếu tố tác động đến công tác quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Sự bất ổn về môi trường

Môi trường công ty: môi trường công ty liên quan đến những kỳ vọng của công ty về chất lượng, thời gian giao hàng, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cũng như mức độ cạnh tranh giữa các công ty. Để đáp ứng nhu cầu hiệu quả, hàng nhập khẩu là một lựa chọn tốt để đạt được sự linh hoạt. Công ty cần có mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp quan trọng. Vì vậy, công ty cần thực hiện các chiến lược để đối phó với các bất trắc của môi trường để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.

Hỗ trợ của chính phủ: Sự hỗ trợ của chính phủ được thể hiện khi công ty nhập khẩu nguyên liệu thô hay sản phẩm từ nước ngoài hay sử dụng nguyên liệu trong nước. Chính phủ sử dụng các chuẩn mực, chế độ,chính sách và tiêu chuẩn ngành. Chính phủ có thể đưa ra các cải cách để khuyến khích xuất khẩu bằng cách tăng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất.

Sự bất ổn của môi trường nước ngoài: sự tồn tại của các yếu tố môi trường như bất ổn chính trị của các nước có thể làm tăng rủi ro cho nhà cung cấp dẫn đến các quyết định không có đầu tư, thay đổi chiến lược và quyết định kinh doanh. Những bất ổn khác như tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa,…cũng ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của chuỗi cung ứng.

Ảnh hưởng của công nghệ thông tin

Công nghệ truyền thông và công cụ máy tính cho phép tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng có thể giao tiếp với nhau. Việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ,…giảm thời gian chờ, giảm thủ tục giấy tờ và các hoạt động không cần thiết khác. Công nghệ thông tin hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động quản trị chuỗi cung ứng qua hai công cụ chính là công cụ truyền thông và công cụ lập kế hoạch.

Ảnh hưởng của mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Sự phối hợp và tích hợp các hoạt động giữa nhà cung cấp và nhu cầu của khách hàng mang lại cho công ty những lợi ích to lớn. Vì vậy, mối quan hệ chiến lược với nhà cung cấp và khách hàng là những thành phần chính trong thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng của công ty.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng là gì. Đây là một hoạt động quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sẽ mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status