Con người tham gia các quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực ví dụ như quan hệ chính trị, pháp luật, kinh tế, gia đình,… Trong đó, quan hệ pháp luật là một loại quan hệ thuộc thượng tầng kiến trúc, là quan hệ được thể hiện dưới hình thức pháp lý mang tính quy định bắt buộc chung. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quan hệ pháp luật là gì cũng như nội dung của quan hệ pháp luật, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau đây nhé!
Quan hệ pháp luật được định nghĩa là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nhằm quy định mối quan hệ tương hỗ giữa các bên chủ thể xác định. Thông qua các quan hệ pháp luật, pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. Sự hình thành các quan hệ pháp luật góp phần phản ánh sự phù hợp của các quy phạm pháp luật nói riêng và của pháp luật nói chung trong thực tiễn cuộc sống.
Khái niệm quan hệ pháp luật là gì?
Thứ nhất, quan hệ pháp luật hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm để phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác. Các quy phạm pháp luật là nền tảng của quan hệ pháp luật, thiếu quy phạm pháp luật, quan hệ xã hội sẽ không trở thành quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật cụ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật đó.
Thứ hai, quan hệ pháp luật thể hiện mối quan hệ của hai loại ý chí đó là: Ý chí của Nhà nước và ý chí của chủ thể. Quan hệ pháp luật cũng chịu sự chi phối bởi ý chí của Nhà nước, quan hệ của các chủ thể, ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Có nhiều quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gian quan hệ pháp luật trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.
Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật luôn được xác định và có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật gồm tổ chức hoặc cá nhân. Để tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và năng lực chủ thể. Các chủ thể này luôn có quyền và nghĩa vụ nhất định.
Thứ tư, quan hệ pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật cụ thể sẽ bị xử lý theo những biện pháp được dự liệu trước.
Bài viết cùng chuyên mục:
→ 75 Đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế đạt kết quả cao [Miễn phí]
Có nhiều cách để phân loại quan hệ pháp luật, cụ thể như sau:
Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, quan hệ pháp luật được phân chia tương ứng theo các ngành luật như: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự,…
Căn cứ vào mức độ quy định cụ thể của quy phạm pháp luật về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, gồm có:
Căn cứ vào việc xác định chủ thể trong quan hệ pháp luật, phân thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối, gồm:
Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định, họ có những quyền và nghĩa vụ do luật định. Trong quan hệ pháp luật (quan hệ giữa người với người), để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung và trong từng lĩnh vực của đời sống - xã hội nói riêng, chính cá nhân hay tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực chủ thể.
Là những điều kiện theo quy định của pháp luật mà các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Theo đó, năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố cấu thành là năng lực pháp luật và năng lực hành vi, cụ thể:
Năng lực pháp luật:
Là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận.
Đối với chủ thể cá nhân:
Ví dụ về năng lực pháp luật cá nhân: Quyền có họ & tên; quyền thay đổi họ, thay đổi tên; Quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với quốc tịch; quyền sống; quyền xác định lại giới tính…
Đối với chủ thể tổ chức:
Năng lực hành vi:
Đề cập đến khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình. Chủ thể thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Đối với chủ thể cá nhân:
Mức độ năng lực hành vi của cá nhân:
Đối với tổ chức:
Năng lực hành vi thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật và xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể không phải là thuộc tính tự nhiên của con người mà nó xuất hiện dựa trên cơ sở pháp luật và ý chí nhà nước. Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
Chủ thể quan hệ pháp luật được hiểu là các chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể.
Chủ thể quan hệ pháp luật gồm cá nhân và tổ chức.
Chủ thể là cá nhân bao gồm các đối tượng như: Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Có thể nói, công dân là chủ thể phổ biến và chủ yếu của quan hệ pháp luật và là chủ thể của hầu hết các ngành luật. Tuy nhiên, công dân phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới có thể trở thành chủ thể của các nhóm quan hệ pháp luật cụ thể. Đối với chủ thể là người nước ngoài, người không có quốc tịch cũng có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật như công dân hoặc bị hạn chế tùy theo quy định của mỗi quốc gia.
Chủ thể là tổ chức gồm pháp nhân và các tổ chức không phải là pháp nhân. Để tham gia vào quan hệ pháp luật, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện nhất định quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể. Chủ thể là pháp nhân bao gồm Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội,… Điều kiện để trở thành pháp nhân do pháp luật quy định. Chủ thể là các tổ chức không phải là pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác,…
Dù là cá nhân hay tổ chức, các chủ thể này đều mang đặc trưng chung là có sự ra đời, hình thành và mất đi, kết thúc, có danh tính cụ thể. Khi tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm các giá trị về vật chất, tinh thần và giá trị xã hội khác mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật chính là nguyên nhân thúc đẩy các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật để được hưởng những quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý nhất định mà pháp luật quy định.
Trong mỗi loại quan hệ pháp luật khác nhau, trong mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau, chủ thể sẽ hướng đến nhưng nhu cầu, lợi ích khác nhau.
Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật.
Quyền pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng của cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó đã được quy định trong quy phạm pháp luật và được nhà nước bảo vệ bằng sự cưỡng chế. Quyền chủ thể có các đặc điểm sau:
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc được xác định bởi quy phạm pháp luật mà một bên của quan hệ pháp luật đó phải tiến hành để đáp ứng quyền chủ thể của bên kia và là sự cần thiết phải xử sự. Nghĩa vụ pháp lý có đặc điểm như sau:
Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng và quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan đến sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Các hiện tượng, tình huống và quá trình này được gọi là những sự kiện pháp lý vì các lý do sau:
Thứ nhất, các hiện tượng, tình huống này đã được quy định rõ ràng trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khiến cho các quy tắc về hành vi trong phần quy định của các quy phạm pháp luật trở nên có hiệu lực.
Thứ hai, căn cứ dựa trên các quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện này sẽ làm nảy sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Tức là, sự tồn tại của các sự kiện ấy gắn liền với sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định.
Khi xây dựng pháp luật, cần xác định sự kiện pháp lý.
Phân loại các sự kiện pháp lý:
Chúng ta đã cùng nhau làm rõ bản chất, nội dung khái niệm quan hệ pháp luật là gì thông qua đặc điểm, phân loại và cấu thành của nó. Hy vọng những thông tin này đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn về quan hệ pháp luật. Nếu các bạn gặp khó khăn khi làm luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về chủ đề quan hệ pháp luật, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com