Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 khi các nhà môi trường bắt đầu tranh luận về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường. Kể từ đó, khái niệm này luôn được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cả trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, liệu bạn đã thực sự hiểu phát triển bền vững là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đem đến cho bạn cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo nhé!
Thuật ngữ đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển bền vững chúng ta cần tìm hiểu đó chính là tính bền vững. Tính bền vững xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo Brundtland (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới của Liên Hợp Quốc), xuất bản năm 1987. Tài liệu này còn được gọi là Our Common Future, được xây dựng cho Liên Hợp Quốc để cảnh báo về hậu quả tiêu cực của môi trường đối với sự phát triển kinh tế và toàn cầu hóa. Với mục đích đưa ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh từ quá trình công nghiệp hóa và gia tăng dân số.
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững là gì?
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, cần thực hiện theo 9 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nội dung của phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
Tầm quan trọng của Phát triển kinh tế bền vững là gì? Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau.
Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh.
Như bạn biết đấy, môi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác…gây nên hàng loạt các thiên tai, gây biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, phát triển bền vững nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực. Đảm bảo cho con người sống trong môi trường xanh - sạch - đẹp, đảm bảo mối quan hệ hài hòa thật sự giữa con người, xã hội và tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của thế hệ hiện tại, nhưng không cản trở các thế hệ tương lai có cơ hội thỏa mãn nhu cầu của họ về tài nguyên và môi trường.
Các mục tiêu Phát triển bền vững, còn được gọi là Mục tiêu Toàn cầu, là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc tới tất cả các nước trên thế giới để giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội sống tốt hơn. Phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất.
17 Mục tiêu phát triển bền vững
Có thể được tóm tắt như sau:
Những mục tiêu chung này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia trên thế giới.
Hiện tại Luận Văn 2S nhận viết tiểu luận thuê, viết báo cáo thực tập thuê liên quan đến các ngành học kinh tế, môi trường… Nếu như bạn đọc đang gặp khó khăn với bài luận, bài báo cáo của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Phát triển bền vững ở Việt Nam
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cơ bản sau:
Cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn);...
Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững. Cụ thể, ưu tiên nguồn lực để giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có nhà ở, có tư liệu và phương tiện để sản xuất; phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất hàng hóa; trợ giúp việc học chữ, học nghề.
Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương…
Nhà nước tăng cường các biện pháp nhằm chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp…
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn khái niệm phát triển bền vững là gì và những kiến thức cơ bản về phát triển bền vững. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com