Để thực hiện phân tích định lượng bằng SPSS trong một bài báo cáo, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học, phân tích nhân tố khám phá EFA là một bước rất quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu làm quen với EFA, không ít bạn gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ, từ khái niệm, ứng dụng của nhân tố khám phá EFA, các tiêu chí cũng như phân tích và đọc kết quả EFA trong SPSS. Chính vì thế, bài viết này sẽ cung cấp tất tần tật kiến thức về phân tích nhân tố khám phá từ lý thuyết đến ứng dụng.
Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến rất lớn, và trong số đó, có rất nhiều biến quan sát có sự liên hệ tương quan với nhau. Chẳng hạn như: Chúng ta có một đối tượng gồm có 20 đặc điểm cần nghiên cứu. Thay vì đi nghiên cứu từng đặc điểm một, chúng ta sẽ gộp chúng thành 4 đặc điểm lớn, bên trong 4 đặc điểm lớn bao gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan lẫn nhau. Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí cho nghiên cứu đồng thời vẫn không làm thay đổi kết quả. Từ đó, sự ra đời của một phương pháp định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lần nhau thành một tập các nhân tố (các biến) có ý nghĩa hơn. Được gọi là phân tích nhân tố khám phá - (Exploratory Factor Analysis), gọi tắt là EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực về kinh tế, quản trị, xã hội học, tâm lý…
Trong nghiên cứu xã hội, phân tích EFA thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo (scale) nhằm kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo và đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu.
Trong kinh tế, phân tích nhân tố khám phá có ứng dụng rất rộng rãi, trong nhiều trường hợp và phổ biến nhất là:
Bài viết cùng chuyên mục:
Tất cả những điều bạn cần biết về kiểm định T-Test
Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, chúng ta cần quan tâm tới cac chỉ số dưới đây:
Hệ số Factor Loading: Được định nghĩa là là trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố. Là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Trong đó:
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin): Là chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố, cụ thể là so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến với hệ số tương quan riêng phần của chúng. Trị số của KMO được đánh giá như sau:
=> Để sử dụng EFA, thì KMO phải lớn hơn 0.50.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố. Nếu phép kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig Bartlett’s Test < 0.05 (p<5%), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau. Chúng ta có thể từ chối giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị).
Trị số Eigenvalue: Tiêu chí để xác định tổng số lượng nhân tố trong EFA. Chỉ những nhân tố nào có trị số Eigenvalue >= 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích nhân tố khám phá.
Total Variance Explained: Trị số này thể hiện các nhân tố cô đọng được bao nhiêu phần trăm và thất thoát bao nhiêu phần trăm biến quan sát dựa trên mức đánh giá 100%. Trị số này nên ở mức >= 50% thì mô hình EFA là phù hợp.
Trên này là 4 tiêu chí quan trọng cần nắm và hiểu rõ để có thể đọc kết quả EFA trong SPSS. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách phân tích EFA trong SPSS chi tiết.
Bước 1: Trên thanh công cụ phần mềm SPSS, chọn Analyze > Dimension Reduction > Factor...
Bước 2: Cửa sổ Factor Analysis mở ra, bạn sẽ chỉ định các biến sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA ở cột phía bên trái và di chuyển đến khu vực Variables bằng cách chọn và nhấn vào nút mũi tên. Trong đó Grouping Variable là biến phụ thuộc. Lưu ý đến 4 mục tùy chỉnh Descriptives…; Extraction…; Rotation…; Options… Cụ thể:
Đọc kết quả EFA trong SPSS: Sau khi chạy, ở kết quả xuất ra Output sẽ bao gồm nhiều bảng, tuy nhiên bạn cần tập trung vào 3 bảng chính:
Trên đây, Luận Văn 2S đã gửi đến bạn đọc các kiến thức cần biết trong phân tích nhân tố khám phá efa trong SPSS. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn gặp phải những vấn đề phát sinh không biết cách giải quyết. Hãy liên hệ với chúng tôi! Dịch vụ phân tích định lượng xử lý số liệu của Luận Văn 2S sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com