Ở bất cứ quốc gia nào, dù là giàu hay nghèo thì nông nghiệp luôn có giữ vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế nhằm cung cấp các sản phẩm thiết yếu để con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế, phát triển nông nghiệp bền vững trở thành vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm nông nghiệp là gì và các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững nhé.
Nông nghiệp là khái niệm chỉ về ngành nghề hay sản nghiệp, đối lập với công nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước và đồng cỏ làm tư liệu sản xuất chủ yếu, là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai (công nghiệp) và sản nghiệp thứ ba (dịch vụ), là sản nghiệp đầu tiên và là sản nghiệp chính cho sự sinh tồn của cư dân.
Nông nghiệp được coi là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai cho mục đích trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật liệu làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu dùng cho công nghiệp.
Nông nghiệp được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, nhất là ở các thế kỷ trước khi công nghiệp chưa phát triển.
Khái niệm nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp được chi làm hai loại cơ bản, cụ thể:
Nông nghiệp thuần nông: Hay còn được gọi là nông nghiệp sinh nhai, tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào khá hạn chế, sản phẩm đầu ra dùng để phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân, chưa thực sự có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: Đây là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa ở mọi khâu trong sản xuất nông nghiệp gồm việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hay quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, gồm việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, nghiên cứu các giống cây trồng mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra của nông nghiệp chuyên sâu dùng chủ yếu dùng cho mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu đều nhằm mục đích cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế thiết yếu và phức tạp, không chỉ là ngành kinh tế đơn thuần mà còn bao gồm cả hệ thống sinh học, kỹ thuật vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo những quy luật sinh học nhất định mà con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng nhưng cần dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn về các quy luật để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp tác động vào chúng. Mặt khác, phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, khuyến khích người sản xuất sử dụng quá trình sinh học nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp được xem là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển cao thì sản lượng của các nước này không hề giảm mà luôn đảm bảo cung đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực thực phẩm, những sản phẩm này cho trình độ khoa học phát triển cao và hiện chưa có ngành nào thay thế được. Lương thực thực phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Nông nghiệp hiện đại đã vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, là lại sản xuất chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm phục vụ cho các nhu cầu cơ bản của con người còn có các loại khác như: sợi dệt, chất đốt (metan, dầu sinh học,…) da thú, cây cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính,…),…Thế kỷ 20 đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong sản xuất.
Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là gì?
Xem thêm:
→ Nông thôn mới là gì? Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Khái niệm về nông nghiệp bền vững có nhiều cách tiếp cận khác nhau, cụ thể:
Theo Gordon R.Conway (1987): Tính bền vững trong nông nghiệp là khả năng của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm duy trì năng suất khi chịu ảnh hưởng của những biến động đột xuất của môi trường, nông nghiệp bền vững được đánh giá bởi một xu thế không âm qua các số đo về đầu ra.
Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO: Nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả các nguồn lực nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì ổn định hoặc làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Richard R.Harwood: Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp có các hoạt động của tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến mục tiêu bảo vệ, phát huy lợi ích của con người và xã hội trên nền tảng duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí để sản xuất hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại đến môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp.
Như vậy, có thể kết luận rằng: Nông nghiệp bền vững là khả năng duy trì năng suất của hệ thống dưới các tác động bất thuận của môi trường, năng suất cần được phát triển theo thời gian, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và đảm bảo kinh tế, tăng cường chất lượng cuộc sống cho con người và cho xã hội.
Phát triển nông nghiệp bền vững được nhận thức từ định nghĩa phát triển bền vững. Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, 1992), phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của con người cả trong hiện tại và tương lai. Sự phát triển này của nền nông nghiệp sẽ không làm tổn hại đến môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên phù hợp với kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế được xã hội chấp nhận.
Sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững vừa đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp ở hiện tại vừa không làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng bảo vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự cần bằng có lợi về môi trường vừa đạt năng suất nông nghiệp cao hơn.
Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người, cùng với đó là sự tiếp cận đúng đắn về môi trường và gìn giữ tài nguyên cơ bản nhất cho thế hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, phát triển nông nghiệp bền vững là bảo tồn nguồn nước, đất đai, các nguồn di truyền thực, động vật, áp dụng kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển, môi trường không thoái hoá và một xã hội chấp nhận được.
Nói tóm lại, phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận.
Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp hướng đến các mục tiêu sau đây:
Nông nghiệp bền vững không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên. Tức là, nông nghiệp bền vững chủ trương bảo vệ môi trường, tạo dựng một môi trường trong lành và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Mục đích mà nông nghiệp bền vững hướng đến là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng đáp ứng những nhu cầu của con người mà không làm suy thoái tài nguyên và không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Nông nghiệp bền vững góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề khủng hoảng môi trường, tác động đến và cải thiện những vấn đề môi trường. Những khái niệm về nông nghiệp bền vững đã được phát triển trên nền tảng đạo đức và các nguyên lý dẫn đến các chuẩn mực chỉ đạo đúng đắn người thực hành.
Triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác và học hỏi từ thiên nhiên, tuân thủ các quy luật của thiên nhiên, có cái nhìn tổng thể về hệ thống trong quan điểm phát triển. Như vậy, nông nghiệp bền vững không chỉ thu hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà còn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cục và mở rộng ra cả lĩnh vực văn hóa, đạo đức, xã hội,…
Một nền nông nghiệp bền vững được đánh giá qua các đặc trưng cơ bản sau:
Năng suất: Trước hết, nền nông nghiệp phải có năng suất cao. Tức là trên một đơn vị nguồn lực dùng trong nông nghiệp sẽ thu được nhiều hơn sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Tùy theo mức độ phát triển hàng hóa của nông nghiệp mà chỉ tiêu hiện vật hay giá trị sẽ chiếm vị trí quan trọng. Năng suất còn được hiểu là gồm chất và chất của sản phẩm thu được trên đơn vị nguồn lực.
Hiệu quả: Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực. Hiệu quả là phần thu được sau khi trừ đi chi phí. Cần tính toán đầy đủ các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cả hiện thị và chi phí ẩn khi tiến hành sản xuất- kinh doanh nông nghiệp. Cần tính đủ các lợi ích đo đếm được và cả lợi ích không đo đếm được từ nông nghiệp. Một nền nông nghiệp bền vững luôn đem lại hiệu quả cao.
Ổn định: Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng lẫn phát triển. Sự thay đổi về cơ cấu nền nông nghiệp, hoàn thiện tổ chức và thể chế thị trường cần sự ổn định. Càng ổn định thì nông nghiệp càng bền vững với sự thay đổi theo xu hướng chung, thể hiện tính quy luật của sự phát triển.
Công bằng: Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phần bổ, quản lý và sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thu lợi ích thu được từ nông nghiệp. Vấn đề công bằng trong nông nghiệp bền vững gồm sự giảm bớt chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong dân cư, giữa các dân tộc thiểu số và đa số, giữa nam và nữ,…
Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững là gì?
Tính đa dạng: Tính đa dạng trong nông nghiệp cần đảm bảo được sự cân bằng sinh thái, điều này làm tăng thu nhập của nông trại, giảm nhẹ nguy cơ mất mát năng suất và các rủi ro khác. Những phương pháp canh tác đảm bảo tính đa dạng của nông nghiệp gồm: trồng nhiều loại hay nhiều giống cùng một loài, trên cùng một đơn vị diện tích; luân canh; trồng cây lưu niên ở khu vực giáp ranh; đa dạng trong các hệ phụ và lai tạo giống.
Đất là một vật thể sống: Đất không chỉ đơn giản có vai trò vật lý mà còn là một vật thể sống có hằng hà sa số các vi sinh vật đất. Hoạt động của các vi sinh vật này quyết định đọ phì nhiêu và sức khỏe của đất. Là một vật thể sống nên đất cần được nuôi dưỡng và chăm sóc, thông qua các biện pháp sau: cung cấp thường xuyên chất hữu cơ cho đất, phủ đất thường xuyên để chống xói mòn, khử hay giảm tối đa các yếu tố gây hại trong đất.
Tái chu chuyển: Trong tự nhiên có một vòng chu chuyển dinh dưỡng dựa vào đất, nhờ vòng chu chuyển này mà mọi cái đều có vị trí trong tự nhiên, mọi cái đều cần cho nhau và hỗ trợ nhau. Vòng chu chuyển là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên. Trong nông nghiệp, cần tìm cách tái lập được vòng chu chuyển: tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần của hệ (cây trồng, vật nuôi, thủy sản,…) để có lợi cho từng thành phần và có lợi cho toàn bộ. Tái chu chuyển là điểm mấu chốt trong việc sử dụng tài nguyên ngoài đồng, trong vườn và giảm bớt lệ thuộc vào nguồn lực bên ngoài.
Cấu trúc nhiều tầng: Nguồn lực thực sự tạo ra sinh khối là năng lượng ánh sáng mặt trời, nước mưa và khí CO2. Sản lượng sinh khối trong rừng tự nhiên luôn luôn cao hơn sản lượng trên đất nông nghiệp. Nếu ánh sáng mặt trời và nước mưa được đất nông nghiệp sử dụng thích đáng thì chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất. Nếu không, chính chúng lại là nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt và xói mòn đất. Khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều càng cần xây dựng nền nông nghiệp có cấu trúc nhiều tầng.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu những kiến thức cơ bản xoay quanh khái niệm nông nghiệp là gì, phát triển nông nghiệp bền vững là gì. Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích áp dụng vào trong quá trình học tập và cuộc sống. Ngoài ra, nếu như bạn đọc đang gặp khó khăn với bài luận của mình, Luận Văn 2S có thể hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi. Chi tiết dịch vụ & giá thuê viết luận văn cao học, xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com