Nhượng quyền thương mại xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19 và hiện nay đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này còn khá mới mẻ. Vậy, nhượng quyền thương mại là gì và cách thức ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đấy, cùng theo dõi nhé!
Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (Tiếng Anh: Franchise/ Franchising) là một thuật ngữ đã xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19. Ngay từ khi ra đời cho đến hiện tại, đã có rất nhiều định nghĩa được các cơ quan, tổ chức, hiệp hội hay các văn bản pháp luật của các quốc gia về phương thức kinh doanh này. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một số định nghĩa nổi bật về nhượng quyền thương mại trên thế giới và tại Việt Nam:
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (The international Franchise Association - IFA), nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền. Bên giao cần đề xuất hoặc duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh về bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên hay các chương trình xúc tiến bán hàng. Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức và phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và sẽ tiến hành đầu tư vốn vào doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình.
Tại Việt Nam, quy định về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 284 Mục 8 Chương VI Luật Thương mại 2005 như sau:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra bản chất nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh liên quan đến việc sử dụng chung thương hiệu. Cụ thể, chủ sở hữu doanh nghiệp (được gọi là bên nhượng quyền) cấp phép cho bên thứ ba (được gọi là bên nhận quyền) quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương hiệu, hệ thống kinh doanh và chuyển giao công nghệ để sản xuất và cung cấp một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền thương mại cũng như các chi phí liên quan khác cho bên nhượng quyền.
Khái niệm nhượng quyền thương mại là gì?
Xem thêm:
→ Kho đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế cấp nhật mới nhất
Nhượng quyền thương mại rất phổ biến giữa các doanh nghiệp vì chúng cho phép họ mở rộng nhanh chóng. Một số ví dụ đáng chú ý về nhượng quyền thương mại bao gồm:
McDonald's: McDonalds có lẽ là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng nhất trên thế giới. Công ty thức ăn nhanh hàng đầu đã nhượng quyền từ năm 1955. McDonald's lựa chọn nhượng quyền thương mại như một phương thức kinh doanh chủ yếu. Trên thực tế, trong số 38.695 nhà hàng mà McDonald's có trên toàn thế giới, 36.059 nhà hàng được điều hành bởi các đơn vị nhượng quyền và chỉ 2.636 nhà hàng do chính công ty cung cấp.
Ngoài ra, một số ví dụ khác về nhượng quyền thương mại khác kể đến như: Starbucks, Dominos, KFC, Pizza Hut, 7- Eleven, Marriott International…
Có hai tiêu thức phân loại nhượng quyền thương mại chủ yếu là phân loại theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại và phân loại theo quy mô hay cách thức nhượng quyền của chủ thương hiệu cho bên nhận quyền.
Theo tiêu thức phân loại này, nhượng quyền thương mại sẽ bao gồm:
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại theo hệ thống nhượng quyền nhằm mục đích nhượng quyền một hoặc một nhóm sản phẩm. Hình thức này tạo nên một cơ cấu trực tiếp cho phép đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong nhượng quyền phân phối, ngoài việc được phép sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng, logo, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hàng hóa / dịch vụ trong một thời hạn nhất định bên nhận quyền thương hiệu hầu như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào khác từ bên nhượng quyền. Họ sẽ quản lý cửa hàng của mình một cách khá độc lập và ít bị ràng buộc bởi những quy định của bên nhượng quyền (chủ thương hiệu.). Nhượng quyền phân phối khá phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ
Một số ví dụ về hình thức nhượng quyền phân phối: Cocacola, Pepsi, Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên…
Trong loại hình nhượng quyền này, người nhận quyền sẽ thực hiện sản xuất sản phẩm hàng hóa / dịch vụ dưới sự hướng dẫn của bên nhượng quyền. Tức là bên nhượng quyền sẽ chuyển giao quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm, công thức sản xuất và công thức điều hành quản lý cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sau khi thực hiện sản xuất sẽ bán những sản phẩm đó dưới nhãn hiệu chính thuộc về bên nhượng quyền.
Một số ví dụ về doanh nghiệp sử dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh là: Mcdonald's, KFC, Pizza Hut, 7- Eleven, Phở 24…
Nhượng quyền công thức kinh doanh là gì?
Nhượng quyền đơn lẻ là hình thức nhượng quyền thương mại khá phổ biến hiện nay. Ở hình thức này, bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại cấp cho bên nhận quyền quyền thiết lập và vận hành hoạt động kinh doanh tại duy nhất một địa điểm xác định. Bên nhận quyền có thể sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu dịch vụ và hệ điều hành của bên nhượng quyền khi tiến hành kinh doanh tại địa điểm đó. Ưu điểm của hình thức nhượng quyền thương mại này là bên nhượng quyền có thể làm việc trực tiếp và sâu sát với những bên nhận quyền. Tuy nhiên, nếu số lượng bên nhận quyền quá lớn, chủ thương hiệu sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Một số hệ thống nhượng quyền theo hình thức nhượng quyền đơn lẻ như: Trung Nguyên, Hilton Hotel, Phở 24…
Là hình thức nhượng quyền thương mại mà trong đó bên nhận quyền được phép thực hiện việc nhượng quyền lại trong một quốc gia / vùng lãnh thổ hay khu vực cụ thể nào đó đồng thời cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với chủ thương hiệu (bên nhượng quyền). Hình thức này thường xảy ra khi bên nhượng quyền muốn đưa hoạt động kinh doanh của họ sang một quốc gia/ vùng lãnh thổ khác mà họ không có kiến thức về thị trường hoặc văn hóa. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia / vùng lãnh thổ mà họ muốn xâm nhập làm đối tác mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu. Đối tác này có thể là một doanh nghiệp hay một cá nhân, và phạm vi khu vực có thể là một thành phố hay cả một quốc gia.
Ví dụ: Tại thị trường Việt Nam, Công ty Aptech của Ấn Độ nhượng quyền độc quyền cho Tập đoàn FPT
Nhượng quyền phát triển khu vực là hình thức thỏa thuận nhượng quyền trong đó quy định rằng bên nhận quyền phải mở một số đơn vị nhượng quyền nhất định tại một khu vực cụ thể trong một khung thời gian nhất định. Với thỏa thuận này, bên nhượng quyền đảm bảo rằng không có bên nhận quyền nào khác có thể mở nhượng quyền thương mại trong cùng khu vực trong khi hợp đồng của bên nhận quyền hiện tại vẫn còn hiệu lực. Đồng thời, bên nhận quyền cũng không được phép bán franchise cho những người mua tiếp theo.
Ví dụ về nhượng quyền phát triển khu vực: Tập đoàn 7-Eleven thực hiện nhượng quyền tại Nhật Bản
Nhượng quyền phát triển khu vực
Nhượng quyền liên doanh là hình thức hợp tác giữa chủ thương hiệu và đối tác mua nhượng quyền. Theo đó, họ sẽ kết hợp các nguồn lực của họ để đạt được lợi thế chiến lược trên thị trường. Cụ thể, chủ thương hiệu sẽ góp thương hiệu (có thể cùng với vốn) còn đối tác mua nhượng quyền sẽ góp vốn, sự am hiểu thị trường địa phương để thành lập công ty liên doanh. Công ty này trở thành công ty thay mặt bên nhượng quyền toàn quyền kinh doanh trong khu vực địa lý nhất định. Nhượng quyền liên doanh là hình thức nhượng quyền thương mại được ít chủ thương hiệu ưu tiên lựa chọn bởi hình thức này tồn tại nhiều rủi ro, chủ thương hiệu sẽ chịu thiệt hại tài chính nếu liên doanh thất bại.
Ví dụ về nhượng quyền liên doanh: Công ty liên doanh Mcdonald's Golden Arches Restaurant là kết quả của hoạt động nhượng quyền tại Anh của Mcdonald's
Bạn đang thực hiện luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về chủ đề nhượng quyền thương mại, pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam? Bạn cần sự hỗ trợ hay đang tìm kiếm một đơn vị viết thuê luận văn uy tín? Luận Văn 2S chính là sự lựa chọn tốt nhất dành riêng cho bạn. Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi, truy cập ngay: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html |
Nhượng quyền thương mại mang lại nhiều lợi thế cho cả bên nhận quyền cũng như bên nhượng quyền. Đó là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, nếu thành công. Đồng thời, rủi ro xảy ra như vậy là do cả hai bên cùng chịu thiệt hại theo những cách khác nhau. Bên nhận quyền thông qua các phương tiện tài chính, và bên nhượng quyền thông qua danh tiếng của mình. Vì vậy, lợi ích của cả hai bên để làm cho nó hoạt động và có nhiều lợi ích cho cả hai.
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền là gì?
Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về nội dung nhượng quyền thương mại là gì, những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại. Hy vọng những kiến thức mà Luận Văn 2S chia sẻ này sẽ mang lại nguồn tham khảo bổ ích cho bạn. Nếu bạn đang làm luận văn về chủ đề này và cần giúp đỡ, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com