logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Nhà nước là gì? Khái niệm, nguồn gốc & đặc trưng của nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp có mối liên hệ chặt chẽ đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp và dân tộc. Để nhận thức đúng đắn về hiện tượng nhà nước, chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan như khái niệm nhà nước là gì, nguồn gốc xuất hiện nhà nước, các đặc trưng của nhà nước,… thông qua bài viết dưới đây cùng Luận Văn 2S nhé.

Nguồn gốc của nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng đa dạng và phức tạp, do vậy muốn hiểu rõ khái niệm nhà nước là gì, bản chất của nhà nước và các quy luật phát triển của nó, trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ nguồn gốc và cũng như lịch sử quá trình hình thành và phát triển của nhà nước. Về nguồn gốc, nhiều nhà tư tưởng thời kỳ trung cổ, trung đại đã đưa ra những lý giải đầu tiên về nguồn gốc nhà nước và kể từ thời điểm đó, nhà nước luôn luôn là vấn đề nổi bật trong cuộc tranh luận tư tưởng trên thế giới. Có rất nhiều quan điểm học thuyết về nguồn gốc nhà nước được đưa ra, tuy nhiên chúng ta có thể phân chia thành hai loại như sau: Học thuyết phi Mác Xít và học thuyết Mác Lênin. Cụ thể: 

Một số học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước

Trong lịch sử chính trị - pháp lý, từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến nguồn gốc của nhà nước. Từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng đã có những lý giải khác nhau về nguồn gốc của nhà nước. Cụ thể:

  • Thuyết thần học: Đây là học thuyết cổ điển nhất giải thích về sự ra đời của nhà nước, những nhà tư tưởng theo học thuyết này cho rằng Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự trong xã hội. Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra nhằm bảo vệ trật tự chung xã hội. Nhà nước do đấng tối cao sinh ra, thể hiện ý chí của chúa trời. Quyền lực nhà nước là hiện thân quyền lực của chúa và nó vĩnh cửu. Trong nhà nước, vua được mệnh danh là thiên tử - tức con trời, thay trời hành đạo. Do đó, việc tuân theo quyền lực của nhà vua chính là tuân theo ý trời và không ai có thể chống lại được.
  • Thuyết gia trưởng: Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời là kết quả từ sự phát triển gia đình, nhà nước như là một gia đình lớn được hợp thành từ nhiều gia đình trong xã hội, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà nước cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình - gia trưởng, là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình. Ở quy mô nhà nước, quyền lực nhà nước thuộc về ông vua, người đứng đầu nhà nước. Quyền lực của nhà vua về bản chất cũng giống như quyền lực của người gia trưởng đối với các thành viên trong gia đình
  • Thuyết khế ước xã hội: Vào thế kỉ XVIII, nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà nước phong kiến, đa số các học giả tư sản đều cho rằng nhà nước là sản phẩm của một hợp đồng được ký kết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Nhà nước lúc này không mang tính giai cấp mà phản ánh, bảo vệ lợi ích của tất cả  các thành viên trong xã hội. Chủ quyền của nhà nước thuộc về nhân dân. Trong trường hợp nhà nước không bảo vệ được lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân thì hợp đồng coi như bị vi phạm. Và trong trường hợp này, nhân dân có quyền đứng lên làm cách mạng để xóa bỏ hợp đồng, lật đổ nhà nước hiện tại để ký kết một hợp đồng mới làm cơ sở cho việc thiết lập một nhà nước mới. Sự ra đời của thuyết khế ước đã đánh dấu một bước tiến trong nhận thức của con người về nguồn gốc của nhà nước.
  • Thuyết bạo lực: Học thuyết này cho rằng nhà nước là sản phẩm của các cuộc chiến tranh. Trong quá trình sinh sống, lao động, các thị tộc, bộ lạc xâm chiếm lẫn nhau để giành lấy đất đai, chiến lợi phẩm. Kết quả của mỗi cuộc chiến tranh là có kẻ thắng, người thua và thị tộc, bộ lạc thắng trận đã lập ra một bộ máy để cai trị, trấn áp thị tộc, bộ lạc bại trận và đó chính là nhà nước.
  • Thuyết tâm lý: Học thuyết này cho rằng trong thời kỳ công xã nguyên thủy con người hầu như còn yếu về thể lực cũng như trí tuệ, do đó họ luôn có tâm lý sợ hãi trước các tai hoạ từ thiên nhiên như bão, lũ, thú dữ… Với nhu cầu rất lớn về mặt tâm lý muốn được bảo vệ con người trong xã hội này đã ủng hộ, tôn sùng những người dược cho là có sứ mệnh lãnh đạo xã hội như các thủ lĩnh, giáo sĩ… Và khi đó, cá nhân người đứng đầu chính là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh có thể che chở và bảo vệ cho cả cộng đồng. 

nguon_goc_cua_nha_nuoc_luanvan2sHọc thuyết phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước là gì?

Mặc dù được hình thành ở nhiều mốc thời gian khác nhau, song các học thuyết trên đều có điểm chung là giải thích sai lệch của nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và không gắn nó với điều kiện vật chất đã sản sinh ra nó cũng như chưa phản ánh được tính giai cấp của nhà nước.

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước

Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nhà nước bị mất đi.

Chế độ cộng sản nguyên thủy, thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội

Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người.Trong xã hội lúc này chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có nhà nước nhưng lại chứa những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Việc nghiên cứu đặc điểm của xã hội cộng sản nguyên thủy làm tiền đề cần thiết cho việc lý giải nguyên nhân xuất hiện nhà nước.

Xã hội cộng sản nguyên thủy được xây dựng dựa trên trên nền tảng phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy với đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và bình đẳng phân phối của cải. Lúc này, xã hội chưa phân thành giai cấp và cũng không có đấu tranh giai cấp.

Hình thức tổ chức xã hội và cách thức quản lý của xã hội cộng sản rất đơn giản. Tế bào của xã hội là thị tộc được tổ chức trên cơ sở huyết thống. Trong thị tộc, mọi thành viên đều tự do, bình đẳng và có sự phân chia lao động nhưng là sự phân chia trên cơ sở tự nhiên không mang tính xã hội. Thị tộc là hình thức tự quản đầu tiên trong xã hội, thị tộc đã có quyền lực và hệ thống quản lý công việc của thị tộc.

Hệ thống quản lý công việc của thị tộc gồm: Hội đồng thị tộc và các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… Xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự, xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích cộng đồng.

nguon_goc_nha_nuoc_luanvan2s
Chế độ cộng sản nguyên thủy

Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước

Sự phân công lao động xã hội là nguyên nhân làm tan rã chế độ cộng sản nguyên thủy lên hình thái kinh tế xã hội mới. Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, thủ công tách khỏi công nghiệp và sự xuất hiện của thương nghiệp.

Ba lần phân công lao động đã làm cho nền kinh tế xã hội chuyển biến mạnh mẽ, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa kéo theo hiện tượng chiếm của cải dư thừa làm của riêng. Quá trình phân hóa tài sản làm xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp. Các yếu tố này đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, dẫn đến yêu cầu cần có một tổ chức khác về chất. Tổ chức là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và thực hiện thống trị giai cấp, dập tắt xung đột giai cấp và giữ cho các xung đột đó nằm trong trật tự. Điều này đã tạo nên sự ra đời của nhà nước.

Nhà nước xuất hiện trực tiếp do sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tài sản trong xã hội.

Ngoài các yếu tố trên, sự xuất hiện của nhà nước ở các vùng và các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau do điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh khác nhau. Theo Ăngghen có 3 hình thức xuất hiện nhà nước điển hình gồm: nhà nước Aten, nhà nước La Mã, nhà nước Giéc Manh.

Ở các nước phương Đông, nhà nước xuất hiện khá sớm khi chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội chưa cao. Nguyên nhân xuất hiện nhà nước là do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

Ở Việt Nam, nhà nước xuất hiện khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên. Trong xã hội này, nhu cầu xây dựng, quản lý các công trình trị thủy đảm bảo cho nền nông nghiệp và tổ chức lực lượng chống giặc ngoại xâm đã thúc đẩy quá trình liên kết các tộc người và hoàn thiện bộ máy quản lý. Kết quả này đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam đầu tiên- Nhà nước Văn Lang.

nguon_goc_cua_nha_nuoc_luanvan2s_1
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước là gì?

Khái niệm nhà nước là gì?

Có hai lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước:

Thứ nhất, khi xã hội có sản phẩm thặng dư đồng nghĩa với việc xã hội cũng sẽ xuất hiện người giàu và người nghèo. Phân loại giai cấp khác nhau cũng hình thành từ đó. Để bảo vệ địa vị và tài sản đang có, giai cấp giàu đã lập ra một tổ chức gọi là nhà nước nhằm mục đích thống trị, đàn áp các giai cấp khác trong xã hội.

Thứ hai, cùng với sự tan rã của thị tộc những người có cùng huyết thống không còn sinh sống với nhau trên một địa bàn nhất định nữa mà họ đã di chuyển và thực hiện những công việc khác nhau. Sự tan rã của thị tộc đòi hỏi phải có một tổ chức khác thay thế thị tộc quản lý xã hội cũng như điều hòa các mâu thuẫn giai cấp đang căng thẳng. 

Vậy khái niệm về nhà nước có thể được định nghĩa như sau:

“Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị cầm quyền”.

Ta xét một số ví dụ thực tế:

Nhà nước phong kiến khi xuất hiện sẽ sử dụng quyền lực thống trị, bộ máy chuyên chế cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, tức giai cấp địa chủ phong kiến.

Nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp tư sản.

khai_niem_nha_nuoc_la_gi_luanvan2s
Khái niệm nhà nước là gì?

Đặc trưng của Nhà nước là gì?

Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính. Điều này dẫn đến hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng riêng có của nhà nước, nhà nước nào cũng có lãnh thổ riêng và lãnh thổ đó được chia thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã,…Vì có dấu hiệu lãnh thổ mà có sự xuất hiện của chế độ quốc tịch.

Nhà nước thiết lập quyền lực công

Nhà nước là tổ chức công quyền thiết lập quyền lực đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư mà tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền lực của nhà nước mang tính chính trị, giai cấp và được thực hiện bởi bộ máy cai trị. Để thực hiện quyền lực và quản lý xã hội, nhà nước có một tầng lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này hình thành các cơ quan nhà nước và bộ máy chính trị có sức mạnh cưỡng chế.

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Nhà nước là tổ chức quyền lực có chủ quyền mạng nội dung chính trị- pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách đối nội và đối ngoại và không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Tính tối cao của chủ quyền nhà nước thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước phổ biến trên toàn lãnh thổ với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội. Dấu hiệu nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ.

Nhà nước ban hành pháp luật và mọi thành viên xã hội phải tuân theo

Nhà nước là người đại diện chính thống cho mọi thành viên trong xã hội, nhà nước ban hành pháp luật để quản lý các thành viên và thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Giữa nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Trong một xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật.

Nhà nước quy định và tiến hành thu thuế

Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành hoạt động quản lý đất nước, mọi nhà nước đều quy định và tiến hành thu thuế bắt buộc với các dân cư của mình.

Kết luận: Từ các phân tích trên, chúng ta có thể kết luận chung về nhà nước như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội để thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm nhà nước là gì? Nguồn gốc xuất hiện nhà nước và các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước từ đó kết luận chung về khái niệm nhà nước. Hy vọng những kiến thức này đã trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho tất cả các bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status