Ngân hàng thương mại là một thuật ngữ không còn lạ lẫm đối với hầu hết mọi người. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu bản chất ngân hàng thương mại là gì cũng như các vấn đề xoay quanh khái niệm này chưa? Nếu vẫn chưa, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cơ sở lý luận chung nhất về ngân hàng thương mại. Bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nghiệp vụ...
Thuật ngữ Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) là một thuật ngữ dùng để chỉ tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực cung cấp tiền tệ, trung gian trao đổi tiền tệ, cung cấp dịch vụ tài chính (như tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi…) cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Khái niệm ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại kiếm tiền chủ yếu bằng cách cung cấp các loại khoản vay khác nhau cho khách hàng và tính lãi suất. Nguồn tiền của ngân hàng đến từ tiền mà khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm, tài khoản séc, tài khoản thị trường tiền tệ và chứng chỉ tiền gửi (CD). Người gửi tiền được hưởng lãi trên số tiền gửi của họ với ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất trả cho người gửi tiền nhỏ hơn lãi suất trả cho người đi vay. Kết quả là chênh lệch giữa hai mức lãi suất trở thành nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có quy mô lớn về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Để thành lập một ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải dài trên khắp cả nước. Cấu trúc tài sản của ngân hàng phần lớn là tài sản tài chính.
Với tính chất kinh doanh đặc biệt là trung gian tài chính giữa các bên, ngân hàng thương mại thường tham gia vào những cam kết mà chưa được chuyển vốn, tham gia bảo lãnh,... Bên cạnh đó, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là tiền huy động vốn của người dân thông gửi tiết kiệm. Hình thức này có đặc điểm là có thể bị rút trước hạn, số lượng không dự báo trước được. Vì thế kinh doanh ngân hàng chịu rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối,...
Với quy mô rộng lớn và có tính chi phối xã hội cao, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước thông qua Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam 2010, trong đó quy định rõ về điều kiện kinh doanh, các hoạt động được phép kinh doanh,...
Hệ thống ngân hàng có tính phụ thuộc rất cao, các ngân hàng liên kết với nhau thông qua các hoạt động trong đó ngân hàng đóng vai trò là trung gian hoặc khách hàng của ngân hàng kia. Vì vậy chỉ cần một ngân hàng gặp trục trặc dù chỉ là ngân hàng nhỏ thì có nguy cơ phá vỡ cả mắc xích này.
Có thể bạn quan tâm:
25 Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng tiêu biểu 2023
Ngân hàng thương mại bao gồm nhiều chức năng. Trong đó, 3 chức năng chính gồm có:
Chức năng của ngân hàng thương mại
1/ Trung gian tín dụng
Đây là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sẽ là cầu nối trung gian giữa những người có nguồn tiền thặng dư sẵn sàng gửi để sinh lời và những người cần tiền. Nói cách khác, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận từ khoản tiền từ lãi suất chênh lệch giữa hai quy trình. Đây được coi là một quá trình thúc đẩy nền kinh tế, những người có lượng tiền nhàn rỗi sẽ cho ngân hàng vay qua hình thức gửi tiết kiệm, và ngân hàng cho những người cần tiền vay vốn để thực hiện những mục đích của mình, cả ba bên đều có lợi. Đây cũng chính là hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho ngân hàng.
2/ Trung gian thanh toán
Ngân hàng đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân và thực hiện những thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng cũng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,... Giúp khách hàng đẩy nhanh các hình thức thanh toán và chi trả vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí vận chuyển, vừa tiết kiệm thời gian.
3/ Tạo tiền
Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay. Sau đó, số tiền đó lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ,...
1/ Nghiệp vụ tài sản có
Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng bài gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng các khoản huy động được từ tài sản nợ gồm:
2/ Nghiệp vụ tài sản nợ
Là nghiệp vụ huy động vốn kinh doanh cho ngân hàng gồm các nghiệp vụ:
3/ Nghiệp vụ khác
Là những nghiệp vụ ngân hàng làm trung gian thực hiện những việc theo yêu cầu của khách hàng như thanh toán,.. gồm có:
Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại là gì?
Có thể phân ngân hàng theo hai nhóm chính: Theo hình thức sở hữu và theo chiến lược kinh doanh.
Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:
Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước. Hiện nay trong xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng. Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta. Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:
Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:
Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm. Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:
Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam. Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.
Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.
Qua bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức về ngân hàng thương mại là gì cũng như cách phân loại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và viết luận văn. Chúc bạn học tập tốt!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com