Là một nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện để thu về những kết quả tích cực hơn. Kết cấu hạ tầng lạc hậu, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhận thức về thu hút đầu tư chưa cao,…khiến nước ta còn gặp nhiều khó khăn khi mở cửa kinh tế. Vì vậy, để thu hút và tăng cường đầu tư, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được đặt lên hàng đầu. Để hiểu rõ về môi trường đầu tư là gì? Thực trạng và vấn đề cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chúng ta hãy cùng dõi theo bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm đầu tư: Đầu tư được hiểu theo cách đơn giản là việc bỏ vốn, tiến hành hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cho xã hội và sinh lợi cho người bỏ vốn. Ở góc độ kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế.
Môi trường đầu tư: Có nhiều quan điểm về môi trường đầu tư (Tiếng Anh: Investment environment) được các tác giả, tổ chức trên thế giới đưa ra, cụ thể:
Theo quan điểm của Wim P.M Vijverberg (2005): Môi trường đầu tư là sự tổng hợp các yếu tố, điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội,các yếu tố về kết cấu hạ tầng, năng lực thị trường và các lợi thế của một quốc gia,…có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia nào đó.
Theo Ngân hàng thế giới: Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố đặc thù mà địa phương đó đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Theo đó, môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố của một địa phương tạo nên cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện đầu tư có hiệu quả, tác động đến việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.
Từ hai quan niệm trên có thể khái quát về môi trường đầu tư như sau: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan của một quốc gia hay một khu vực, nó đem lại lợi ích, lợi nhuận cho nhà đầu tư và đồng thời quyết định đến số lượng và chất lượng các dòng vốn đầu tư vào quốc gia, khu vực đó.
Môi trường đầu tư cần đảm bảo được 4 nội dung sau:
Khái niệm môi trường đầu tư là gì?
Môi trường đầu tư bao gồm những tính chất sau:
Thứ nhất là tính khách quan: Môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, không có một nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập mà không đặt mình trong môi trường kinh doanh nhất định. Cũng không có một môi trường đầu tư nào mà không có nhà đầu tư hay đơn vị sản xuất kinh doanh. Ở đâu có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư tồn tài khách quan, có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Thứ hai, môi trường đầu tư có tính tổng hợp và đa dạng: Tính tổng hợp ở chỗ nó có nhiều yếu tố cấu thành có quan hệ qua lại ràng buộc với nhau, tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Tính đa dạng của môi trường đầu tư thể hiện ở sự đan xen các môi trường thành phần, các yếu tố của các môi trường thành phần tác động và ảnh hưởng qua lại nên khi nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư cần xem xét tổng thể trong mối tương quan giữa các thành phần và các yếu tố với nhau.
Thứ ba, môi trường đầu tư luôn có tính động vì môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến đổi vì chúng chịu tác động của các quy luật vận động nội tại của từng yếu tố cấu thành, của nền kinh tế và sự tác động của chính phủ, chính quyền. Môi trường đầu tư thường vận động theo xu hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Thứ tư, môi trường đầu tư có tính hệ thống, nó có mối liên hệ và chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường rộng lớn, theo từng cấp độ. Một môi trường ổn định, mức độ biến đổi của các yếu tố thấp và có thể dự báo trước được.
Môi trường đầu tư có đặc điểm gì?
Môi trường đầu tư được cấu thành bởi nhiều thành tố, chính vì thế tùy theo cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau, môi trường đầu tư được phân loại thành nhiều loại cụ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất, ta có thể phân loại môi trường đầu tư dựa theo hình thái của môi trường đầu tư; theo các nhóm tác động đến môi trường đầu tư và theo yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Cụ thể:
Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố, tùy cách tiếp cận khác nhau và góc nhìn
Theo cách phân loại này, môi trường đầu tư được chia thành môi trường đầu tư cứng và môi trường đầu tư mềm:
Phân loại môi trường đầu tư
Tham khảo các mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế tại: https://luanvan2s.com/luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te-bid30.html
Cải thiện môi trường đầu tư được hiểu là sự tác động có chủ đích của con người đến các yếu tố của môi trường đầu tư nhằm mục đích làm cho các yếu tố này vận động, gây ra sự thay đổi của môi trường đầu tư theo chiều hướng tích cực hơn.
Sự cần thiết khách quan của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay:
Cải thiện, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh, giữa các cấp chính quyền với nhân dân về sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư, sự ủng hộ đối với dự án đầu tư. Nâng cao tính đồng thuận trong thực hiện chủ trương thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Cải thiện và nâng cao chất lượng công vụ, trước hết ở sự làm việc công tâm của đội ngũ cán bộ công chức, sự nhiệt tình hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.
Cải thiện các chính sách như chính sách kinh tế, định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp,…Một quốc gia hay khu vực được coi là có chính sách kinh tế mở khi các chính sách đó mang lại lợi nhuận và có sức hấp dẫn với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như hệ thống đường giao thông, sân bay, khách sạn, bến cảng,…Ngoài ra còn cả trình độ khoa học kỹ thuật, mức đầu tư cho khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,…những yếu tố này thuận lợi sẽ có tác động lớn đến môi trường đầu tư, tạo điều kiện thu hút đầu tư.
Cải thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng để tạo nên một môi trường đầu tư tốt. Vấn đề nguồn nhân lực hay trình độ tay nghề của người lao động là một thách thức đối với các nước đang phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tác động lớn đến môi trường đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh về sản phẩm.
Cải thiện tính minh bạch trong môi trường đầu tư để nâng cao mức độ tiếp cận thông tin đối với các doanh nghiệp trên các lĩnh vực về thông tin thu, chi ngân sách hằng năm của tỉnh,công khai danh mục các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước,…
Cải thiện kỹ năng xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, chọn những nhà đầu tư trọng điểm.
Tăng cường hoạt động chăm sóc các dự án đầu tư như hoạt động hướng dẫn doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn để tạo điều kiện doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tránh chồng chéo.
Cải thiện môi trường đầu tư là gì?
Để có thể cải thiện môi trường đầu tư, trước tiên ta cần nắm rõ bản chất, nội dung và quy luật vận động của từng yếu tố trong môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Trên có sở đó triển khai các hành động cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện môi trường đầu tư bao gồm:
Môi trường pháp lý: Vấn đề đầu tiên và có vai trò quyết định đến việc thu hút đầu tư có lẽ chính là hệ thống luật pháp đầu tư của nước sở tại. Hệ thống luật pháp phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư trong điều kiện hoạt động đầu tư của họ không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và môi trường cạnh tranh lành mạnh... Thực tiễn đã chỉ ra rằng, sự thất bại hay thành công trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư. Thế nhưng, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể mà mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có một hệ thống pháp luật riêng, có sức hấp dẫn riêng trong mắt nhà đầu tư. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của quốc gia có sự đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, không chồng chéo và phù hợp với hệ thống pháp luật, thông lệ quốc tế thường có sức hút hơn hơn đối với các nhà đầu tư vào quốc gia, địa phương của quốc gia đó và ngược lại, các nước có hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, rõ ràng sẽ là trở ngại lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Thủ tục hành chính và hiệu quả quản lý nhà nước: Bộ máy chính quyền với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và cải cách các thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Một bộ máy hành chính hiệu quả không những giúp cho quốc gia đó trở nên thu hút trong mắt nhà đầu tư mà còn giúp quốc gia đó sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Bộ máy hành chính sáng suốt, gọn nhẹ và các thủ tục, quy định pháp lý đơn giản, nhất quán và công khai được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao và tôn trọng pháp luật sẽ là những nhân tố quan trọng khi quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
Chất lượng nguồn nhân lực: Thực tế đã cho thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng có tác động lớn đến khả năng thu hút đầu tư của các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia phát triển, đang phát triển hay những nước nghèo, chưa phát triển, Chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận, áp dụng công nghệ tiên tiến, trình độ của nhà quản lý yếu kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, một quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển mạnh mẽ hiện nay. Do đó, các quốc gia cần có sự tập trung đúng mức đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực có thể được cải thiện thông qua đầu tư cho hệ thống giáo dục, đào tạo sẽ trở thành một sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc ưu tiên cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh để thu hút đầu tư như ngày nay.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm môi trường đầu tư là gì, cải thiện môi trường đầu tư là gì và các nội dung kiến thức xoay quanh hai khái niệm trên. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập và viết luận văn. Tại luanvan2s.com, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết luận văn thuê áp dụng đối với mọi chuyên ngành học, nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com