Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức mà một trong những chủ đề thường được lựa chọn làm đề tài viết tiểu luận triết học Mác - Lênin. Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ cùng bạn tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay.
Theo quan điểm của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”. Hai vấn đề cơ bản của vật chất là:
Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nguồn gốc của ý thức:
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Bài viết cùng chuyên mục:
→ List Đề Tài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Hay Nhất
Ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng thì ý thức là yếu tố quyết định sự tồn tại của vật chất, chủ nghĩa duy vật lại quan điểm rằng vật chất quyết định toàn bộ đến sự tồn tại và phát triển của ý thức. Đồng thời ý thức không tác động trở lại vật chất. Còn theo quan điểm tiến bộ nhất hiện nay (quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng) nhận định rằng: vật chất quyết định ý thức đồng thời ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất.
Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của ý thức. Về mặt bản chất, ý thức chính là sản phẩm của bộ óc con người - một dạng vật chất có tổ chức cao. Vì lẽ đó, ý thức chỉ có khi có con người. Trong mối quan hệ giữa thế giới vật chất và con người thì con người là kết quả, là sản phẩm của giới tự nhiên (thế giới vật chất) qua quá trình phát triển lâu dài. Từ kết luận này giúp chứng tỏ nhận định: vật chất có trước, ý thức có sau.
Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất do bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất. Bên cạnh đó, sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật xã hội, quy luật sinh học và sự tác động của môi trường sống quyết định. Các nhân tố này thuộc lĩnh vực vật chất này thuộc lĩnh vực vật chất. Chính vì vậy, không chỉ quyết định nội dung mà vật chất còn có vai trò quyết định cả mọi sự biến đổi và hình thức biểu hiện của ý thức.
Ý thức có tính độc lập tương đối, chính vì vậy nó có khả năng tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Vì bản chất của ý thức xuất phát từ con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không thể thay đổi bất cứ điều gì trong hoạt động thực tiễn nếu như không có sự tiến hành các hoạt động vật chất của con người.
Ý thức không trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi hoạt động của con người đều do sự chỉ đạo của ý thức. Vì vậy vai trò của ý thức là trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan. Từ cơ sở này, con người sẽ xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện, công cụ, phương tiện hỗ trợ… để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu ý thức của con người có khả năng nhận thức đúng, có nghị lực, có tri thức khoa học thì hành động của con người sẽ phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, quy luật và hiện thực khách quan sẽ dẫn đến hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách quan điều này dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn và hiện thực khách quan.
Bạn đang đau đầu với bài tiểu luận triết học “khó nhằn” và không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC THUÊ của chúng tôi!
Dựa trên cơ sở quan điểm về bản chất năng động sáng tạo của ý thức, bản chất vật chất của thế giới và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người đã được chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên. Nguyên tắc này là: trong mọi hoạt động thực tiễn đòi con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội, tôn trọng tính khách quan của vật chất. Có nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng cần đảm bảo tính khách quan của sự vật, hiện tượng đó, không xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đồng thời cần phải tôn trọng và vận dụng theo quy luật khách quan, lấy thực tế khách quan làm cơ sở cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực của ý thức, của nhân tố con người để nhận thức đúng quy luật khách quan. Đồng thời phải biết vận dụng quy tắc khách quan trong việc xác định mục tiêu, kế hoạch và lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.
Khắc phục các bệnh chủ quan duy ý chí, thái độ tiêu cực, bảo thủ, thụ động, ỷ lại…
Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cũng như đúc rút kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra được bài học quan trọng là “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng các quy luật khách quan”.
Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Với chủ trương luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan của Đảng ta, chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại các thiếu sót đặc biệt ở khâu hành động.
Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cũng như sự vận dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com