Trong những năm gần đây, thương mại điện tử B2C đã có sự phổ biến tăng vọt, chiếm 56,9% doanh thu bán lẻ từ năm 2018 đến năm 2019, với sự đóng góp của các công ty lớn như Amazon, eBay, Facebook, Netflix và Uber… Tại Việt Nam, B2C được biết đến là một trong những mô hình giao dịch thương mại điện tử mang tính phổ biến ở nước ta. B2C đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của các hình thức mua sắm trực tuyến và được các doanh nghiệp quan tâm phát triển. Để hiểu rõ hơn về khái niệm B2C là gì và các vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh B2C, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mô hình kinh doanh B2C (Tiếng Anh: Business to Customer) được định nghĩa là mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến trên cơ sở ứng dụng Internet. Các ứng dụng Internet ở đây cụ thể là các các trang thông tin điện tử, thư điện tử và các ứng dụng trên máy tính và thiết bị di động. Về cơ bản, mô hình kinh doanh B2C là một quy trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ tương tự như mô hình bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh B2C với mô hình kinh doanh truyền thống là ở mô hình kinh doanh này, khách hàng không cần trực tiếp đến điểm bán của người bán để mua hàng hóa, dịch vụ, tất cả các khâu mua hàng đến thanh toán đều được thực hiện thông qua Internet và người bán đảm nhận việc giao hàng đến tận tay khách hàng.
Mô hình kinh doanh B2C là gì?
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm kinh doanh B2C dựa trên quan điểm của doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Xét trên phương diện doanh nghiệp, B2C được hiểu là một chu trình quản lý việc mua sắm của khách hàng. Nó bao gồm các hoạt động quản lý như hoàn thành đơn hàng, giao hàng cho khách hàng, thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinh doanh cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C không chỉ là công đoạn bán hàng trực tuyến cho khách hàng thông qua mạng Internet mà theo nó còn là cả một quy trình quản lý phía sau.
Để có cái nhìn chính xác nhất về bản chất khái niệm thương mại điện tử B2C dựa trên quan điểm của người tiêu dùng, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu diễn biến các hoạt động của khách hàng thực hiện khi mua hàng. Đối với các sản phẩm khác nhau, người tiêu dùng sẽ có những sự cân nhắc khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản quy trình các bước mua hàng đối với mọi sản phẩm sẽ được diễn ra theo các bước tuần tự như sau:
Quá trình các bước mua hàng
Như vậy, ta có thể thấy rằng B2C không đơn thuần chỉ là khâu phân phối. Nó là một quá trình quản lý từ khâu sản xuất hay thu mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ và thanh toán đến tận người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử B2C được hỗ trợ bởi mạng Internet chủ yếu qua kênh phân phối sản phẩm ở đó doanh nghiệp tận dụng được lợi thế to lớn của công nghệ góp phần rất lớn giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí như chi phí Marketing, chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên, chi phí bán hàng, chi phí tồn kho… Đồng thời cũng rút ngắn thời gian giao hàng và thanh toán như một siêu thị thực.
Bài viết liên quan:
→ Kho đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh miễn phí mới nhất
Hiện nay, B2C là một trong những mô hình bán hàng thịnh hành và được nhiều người biết đến nhất trên quy mô toàn cầu.
Theo truyền thống, B2C sẽ là việc mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại, sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng hay trả tiền cho việc mua vé xem phim tại các rạp chiếu phim,… Tuy nhiên, sự hình thành của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C hoàn toàn mới bằng thương mại điện tử hay còn gọi là bán hàng và dịch vụ thông qua Internet.
Các doanh nghiệp khi muốn thu được doanh số và lợi nhuận bằng mô hình B2C cần phải tập trung vào việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để họ quay lại mua hàng vào những lần kế tiếp. Thông thường, các doanh nghiệp khi sử dụng mô hình B2C đều hướng các hoạt động tiếp thị của mình đến cảm xúc của khách hàng.
So với mô hình kinh doanh truyền thống, kinh doanh B2C mang một số đặc trưng riêng biệt cơ bản như sau:
Đặc điểm mô hình B2C là gì?
Tạo nên sự hiện diện trực tuyến: Các khảo sát đã chỉ ra rằng hiện có hơn 80% dân số sử dụng Internet để mua thứ gì đó. Khách hàng của bạn sẽ mong muốn sự có mặt của bạn trong những sàn thương mại mà họ sử dụng để mua sản phẩm. Sự hiện diện này cũng cho phép doanh nghiệp theo kịp với sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thu hút khách hàng mới: Là chủ doanh nghiệp, tất nhiên bạn sẽ muốn phát triển doanh nghiệp của mình và thu hút các khách hàng mới. Bán lẻ vật chất dựa vào mối quan hệ thương hiệu và khách hàng nhưng bán lẻ trực tuyến có thêm lợi ích khi có sự lưu thông trong các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, nếu một khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm nào đấy, họ có thể truy cập vào công ty của bạn nhờ gợi ý của công cụ tìm kiếm mặc dù họ chưa hề biết đến công ty của bạn trước đây.
Tiết kiệm chi phí vận hành: Vận hành một cửa hàng thương mại điện tử thực sự giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm tiền. Lý do là bạn sẽ sử dụng hệ thống quản lý dựa trên nền tảng web, bạn có thể tự động quản lý không không quảng cáo và giảm chi phí liên quan đến marketing,… Ngoài ra, vận hành một cửa hàng thương mại điện tử cũng giúp bạn tiết kiệm các chi phí liên quan đến mặt hàng, thuê nhân viên,… so với các cửa hàng truyền thống. Lợi nhuận có được từ việc tiếp cận nhiều khách hàng sẽ có thể bù đắp lại cho các chi phí thiết lập ban đầu.
Hiểu rõ hơn về khách hàng: Với một cửa hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp của bạn có thể thông qua đó theo dõi thói quen mua sắm của khách hàng. Sản phẩm nào được quan tâm nhất? Tính cách nào của thương hiệu nhận được sự quan tâm của khách hàng?... Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư vào những yếu tố thu hút khách hàng từ đó bán được nhiều sản phẩm hơn.
Tăng cường thương hiệu: Thông qua các sàn thương mại điện tử, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhận thức tốt hơn trong cảnh quan thực tế. Khi bạn phát triển thêm các trang web, các công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục chúng và tăng vị trí của bạn. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng từ khóa một cách phù hợp để tối ưu hóa cho sản phẩm của mình vì đây là điều sẽ hướng lưu lượng người truy cập vào trang web của bạn. Khi trang web được hiển thị nhiều hơn thì hiển nhiên mọi người sẽ trở nên quen thuộc với thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin đến khách hàng: Khi xây dựng nên một trang web thương mại điện tử, bạn có thể cung cấp nhiều thông tin mà khách hàng quan tâm. Từ mô tả sản phẩm cho đến đánh giá của khách hàng đối với chi phí và phương thức vận chuyển, bạn có thể trao đổi với khách hàng các thông tin họ quan tâm để họ họ đưa ra các lựa chọn mua hàng hiệu quả.
Mở rộng quy mô: Khi bạn mở doanh nghiệp của bạn mình trên toàn cầu mà không hề có bất kỳ hạn chế về địa lý hoặc thời gian, bạn sẽ tiếp cận đến đông đảo khách hàng hơn so với các phương thức bán hàng truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này thông qua một trang web được thiết kế chuyên nghiệp và sản phẩm chất lượng.
Lợi ích của mô hình kinh doanh B2C là gì?
Xem thêm:
→ Nhà đầu tư thiên thần là gì? Thế nào là một nhà đầu tư thiên thần
Có 5 mô hình kinh doanh B2C thường gặp, bao gồm:
Đây là mô hình thường gặp nhất trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến như các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra còn có các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm của các nhà sản xuất khác.
Việc mua sắm trong thời đại bùng nổ của Internet thì bạn chỉ cần truy cập vào các website thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Amazon,..hay trực tiếp vào các website trực tiếp của các nhãn hàng sản phẩm để lựa chọn sản phẩm mà mình mong muốn.
Trung gian trực tuyến là những website hay người trung gian, họ không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà chỉ giữ vai trò là người kết nối giữa người mua và người bán với nhau thông qua một nền tảng nào đó và thu lợi bằng cách cắt giảm giao dịch.
Ví dụ: Shopee không sở hữu bất kỳ sản phẩm nào, nó chỉ kết nối giữa người bán và người có nhu cầu mua sản phẩm với nhau.
Quảng cáo dựa trên B2C ngày càng trở nên phổ biến khi ngày càng có nhiều người sử dụng độc quyền các phương tiện trực tuyến.
Trong mô hình này, công ty sẽ mua không gian quảng cáo trên nền tảng có lượng truy cập lớn như Youtube hay Reddit. Quảng cáo được nhắm đến mục tiêu sử dụng các tiêu chí như lượt tìm kiếm trên Internet, nội dung đã xem, nhân khẩu học để đặt quảng cáo một cách chiến lược trước những khách hàng có triển vọng
B2C dựa trên cộng đồng tức là việc tận dụng lợi thế của các cộng đồng trực tuyến, cùng xu hướng trên các nền tảng xã hội. Các cộng đồng này hình thành trên cơ sở sở thích hoặc vị trí thực tế, từ đó các công ty có thể xác định khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn để điều hướng sản phẩm phù hợp.
Các trang web tính phí trực tiếp của người tiêu dùng để có thể truy cập được nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp các nội dung miễn phí nhưng có phần hạn chế, bạn cần trả phí để truy cập tất cả các nội dung. New York Times, Netflix,…hiện đang sử dụng mô hình kinh doanh B2C có thu phí.
Đối với người tiêu dùng:
Đối với doanh nghiệp:
Ưu điểm của B2C so với bán lẻ truyền thống
Có 03 nhóm nhân tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cụ thể là nhóm yếu tố môi trường kinh doanh, nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và cuối cùng là nhóm yếu tố chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng
Bao gồm các yếu tố chính như:
Có hai yếu tố chính trong nhóm yếu tố chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng cụ thể là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận:
Khi xây dựng trang web của doanh nghiệp trở được nhiều người biết đến và thân thiện với người dùng thì cũng cần giữ cho trang web dễ điều hướng hơn.Tức là, trang web cần phải được tối ưu hóa để thu hút lưu lượng truy cập của người dùng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một điều quan trọng để doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng cách vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm trên Internet.
Người tiêu dùng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… để tìm kiếm các sản phẩm mà họ quan tâm. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn các trang web hiển thị đầu các trang tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp có trang web không được tối ưu hóa với các từ khóa sẽ mất đi lượng truy cập từ đó mất khách hàng.
Để đảm bảo chất lượng SEO, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn bên lĩnh vực tiếp thị. Ngoài ra, các công ty có thể sử dụng các chiến thuật SEO để được xếp hạng trong trang đầu tiên.
Một thách thức nữa mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là quá trình xử lý thanh toán. Mã hóa SSL cho mọi người biết rằng trang web không bị xâm phạm nhưng khách hàng vẫn còn khá do dự khi gửi thông tin về thẻ tín dụng của họ cho công ty. Các dịch vụ như Paypal hay Venmo có thể thực hiện xử lý thanh toán cho các nhà cung cấp trực tuyến và là giải pháp đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mô hình kinh doanh B2C là gì, đây là một mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại và tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Hy vọng những kiến thức trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh này. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn nữa nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com