Mối quan tâm của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán đó là mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Bên cạnh những nhà đầu tư chứng khoán đầu tư thông minh, biết cách hài hòa giữa rủi ro và lợi nhuận thì cũng có những nhà đầu tư đầu tư một cách cảm tính, không tính toán trước. Do đó, việc ứng dụng mô hình định giá tài sản vốn - CAPM sẽ giúp nhà đầu tư nói riêng và thị trường nói chung có thể phát triển một cách bền vững và ổn định. Để hiểu rõ hơn về mô hình CAPM là gì, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mô hình định giá tài sản vốn (Tiếng Anh: Capital asset pricing model) hay thường được gọi ngắn gọn là mô hình CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời kỳ vọng và rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng sẽ được tính bằng lợi nhuận phi rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó.
Lý thuyết về mô hình định giá tài sản vốn được phát minh và phát triển bởi William Sharpe, Jack Treynor, John Lintner và Jan Mosin vào đầu những năm 1960 của thế kỷ trước và được ứng dụng cho tới ngày nay. Mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và tính ứng dụng sát với thực tiễn bởi mô hình này chỉ sử dụng duy nhất một nhân tố thị trường là nhân tố Beta… như là nhân tố tổng thể để so sánh giữa một danh mục đầu tư với toàn bộ thị trường.
Khái niệm mô hình định giá tài sản vốn - CAPM là gì?
Xem thêm:
→ 25+ Mẫu đề tài Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng mới nhất
Tất cả các nhà đầu tư đều là những người đầu tư hiệu quả, họ mong muốn nắm giữ danh mục nằm trên đường biên một cách hiệu quả. Họ có thể là người đi vay hoặc cho vay số tiền bất kỳ ở lãi suất phi rủi ro
Tất cả các nhà đầu tư đều mong đợi thuần nhất, tức là họ có ước lượng các phân phối xác suất tỷ suất sinh lợi trong tương lai tương đương nhau.
Các nhà đầu tư đều có một phạm vi thời gian trong một chu kỳ như sau. Mô hình này sẽ được xây dựng trong một khoảng thời gian giả định và kết quả của nó sẽ bị ảnh hưởng nếu giả định khác đi.
Tất cả các khoản đầu tư có thể phân chia tùy ý, tức là nhà đầu tư có thể mua và bán các tỷ lệ phần trăm của tài sản hoặc danh mục.
Không có thuế hoặc chi phí giao dịch liên quan đến mua bán tài sản.
Việc phản ánh lạm phát hay bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất và lạm phát không thực sự đầy đủ.
Các thị trường vốn ở trạng thái cân bằng nên các nhà đầu tư bắt đầu với tất cả tài sản được định giá đúng với mức độ rủi ro của nó.
Các nhà đầu tư đều hành động hợp lý: e ngại rủi ro, ra quyết định theo suất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của suất sinh lợi.
Mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận yêu cầu đối với một khoản đầu tư cho dù trong thị trường chứng khoán hay trong hoạt động kinh doanh và rủi ro hệ thống của nó được biểu thị bằng công thức CAPM. Hay nói cách khác, để tính lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán (hoặc một danh mục đầu tư) ta dùng công thức mô hình CAPM, cụ thể:
E(Ri) = Rf + [E(Rm) - Rf]*βim
Trong đó:
E(Ri): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục tài sản i bất kỳ.
Rf: Lợi nhuận không rủi ro
E(Rm): Lợi nhuận kỳ vọng của của thị trường
βim: Hệ số Beta thị trường của danh mục tài sản i
Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và β sẽ được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:
Theo đó:
Khi hệ số β càng cao thì tỷ suất sinh lợi của chứng khoán càng cao đồng thời cũng mang nhiều rủi ro hơn.
Khi hệ số β bằng 0, tức lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán chính là lợi nhuận không rủi ro, Rf
Khi hệ số β bằng 1, tức là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán chính là lợi nhuận thị trường E(Rm).
Đường đặc thù của chứng khoán là đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường. Danh mục đầu tư thị trường được lựa chọn dựa theo loại thị trường, bao gồm các tài sản rủi ro trên thị trường. Nó không chỉ gồm có cổ phiếu mà còn các tài sản rủi ro khác như trái phiếu, quyền chọn hay bất động sản. Do đó, danh mục thị trường là một danh mục đa dạng hóa hoàn toàn tức là tất cả rủi ro riêng của mỗi tài sản trong danh mục đều được đa dạng hóa.
Hệ số β được coi hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động của lợi nhuận danh mục cổ phiếu trên thị trường.
Đường thị trường chứng khoán thể hiện kết quả của mô hình CAPM đối với các mức độ rủi ro β khác nhau. Theo đó, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, tức là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao sẽ đem lại lợi nhuận cao và ngược lại. Giả sử thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư sao cho rủi ro không trong toàn hệ thống là không đánh kể. Như vậy, chỉ có rủi ro toàn hệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu. Cổ phiếu nào có β càng lớn thì độ rủi ro càng cao nên cần lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro.
Hệ số beta của mô hình CAPM là một tham số thể hiện mối quan hệ giữa độ biến động của lợi nhuận hoặc độ nhạy cảm của một tài sản bất kỳ với những biến động trên thị trường. Trên thế giới đặc biệt với thị trường tài chính hiệu quả, có những tham số mà các nhà kinh doanh chứng khoán luôn xem xét trước khi đưa ra quyết định đặt tài sản của mình vào một loại chứng khoán.
Mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của tài sản I bất kỳ và hệ số rủi ro β của nó là quan hệ tuyến tính, được biểu diễn bởi đường thẳng SML có hệ số góc là (Rm-Rf),
Trong trường hợp đặc biệt,
Nếu β-0, lợi nhuận kỳ vọng của tài sản lúc này là lợi nhuận phi rủi ro Rf
Nếu β= 1, lợi nhuận của danh mục thị trường Rm
Theo định nghĩa của Markowitz, lý thuyết thị trường vốn xem xét danh mục đầu tư gồm tài sản phi rủi ro và danh mục đầu tư hiệu quả M. Tập hợp những sự kết hợp của danh mục này nằm trên đường thẳng kẻ từ trục tung ở điểm có lợi nhuận phi rủi ro đến điểm tiếp xúc với đường giới hạn danh mục đầu tư hiệu quả.
Đồ thị biểu bị một điểm nằm trên đường thị trường vốn sẽ có một điểm tương ứng nằm trên đường cong biểu diễn danh mục đầu tư hiệu quả. Hai điểm này có cùng mức độ rủi ro nhưng điểm nằm trên đường thị trường vốn có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn nên nhà đầu tư lo ngại rủi ro sẽ chọn điểm nằm trên đường thị trường vốn thay vì lựa chọn điểm nằm trên đường danh mục đầu tư hiệu quả.
Công thức của đường thị trường vốn là:
Rp= Rf + (Rm-Rf)* σp/σm
Trong đó:
Rp: Lợi nhuận danh mục đầu tư.
Rm: lợi nhuận danh mục thị trường.
Rf: lợi nhuận phi rủi ro.
σp: độ lệch chuẩn danh mục đầu tư.
σm: độ lệch chuẩn danh mục thị trường.
Công thức biểu diễn đường thị trường vốn CML, đường biểu diễn quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư so với độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Nếu ta thay danh mục đầu tư bằng một chứng khoán cá biệt I thì công thức trên có thể viết thành:
Rp= Rf + (Rm-Rf)* σp/σm
Đặt β= σp/σm, ta được phương trình sau:
Ri= Rf + β*(Rm-Rf)
Phương trình này chính là nội dung của mô hình CAPM. Chúng ta có thể thấy rằng, mô hình CAPM chỉ là một trường hợp đặc biệt của lý thuyết thị trường vốn khi chúng ta thay thế danh mục đầu tư bằng một chứng khoán i cụ thể nào đó.
Khi áp dụng mô hình CAPM, một số học giả đã chỉ ra một số điểm bất thường khiến CAPM không còn đúng trong các trường hợp bình thường, cụ thể:
ảnh hưởng của quy mô công ty: Người ta phát hiện cổ phiếu của công ty có giá trị thị trường nhỏ đem lại lợi nhuận cao hơn so với cổ phiếu của công ty có giá trị thị trường lớn nếu các yếu tố khác đều như nhau.
Ảnh hưởng của tỷ số PE (tỷ lệ giá cả) và MB (tỷ lệ thị trường trên giá trị sổ sách): Cổ phiếu của những công ty có tỷ số PR và tỷ số MB thấp đem lại lợi nhuận cao hơn so với cổ phiếu của những công ty có tỷ số PE và MB cao.
ảnh hưởng của tháng Một: Những người nào nắm giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 thường thu được lợi nhuận cao hơn so với những tháng còn lại. Tuy ảnh hưởng của tháng Một đã được lưu ý nhưng không phải năm nào cũng xảy ra.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Áp dụng môD hình này một cách phù hợp sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán đưa ra những quyết định đầu tư khôn ngoan và thu về lợi nhuận lớn. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Luận Văn 2 S đã mang lại cho các bạn nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho quá trình nghiên cứu của mình. Nếu các bạn đang cần hỗ trợ khi làm luận văn, tiểu luận liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com