Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Mindmap (bản đồ tư duy) đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với các chuyên gia và sinh viên chưa? Điều gì làm cho kỹ thuật này trở nên đặc biệt và lợi ích của nó là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến bạn khái niệm mindmap là gì và giải thích lý do vì sao mindmap lại hữu ích trong các lĩnh vực nói chung và trong học tập nói riêng. Hãy cùng bắt đầu nhé!
Mindmap (hay mind mapping) được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là bản đồ tư duy được ra đời và phát triển bởi Tony Buzan - Một tác gia, nhà tâm lý người Anh vào cuối thập niên 60. Bản đồ tư duy là một dạng bản đồ trực quan, trong đó bạn sử dụng kết hợp các từ ngữ, đường, ký hiệu, màu sắc và hình ảnh để mô tả một sự vật, sự việc hữu hình (như sản phẩm, vị trí địa lý hoặc bất kể thứ gì đó bạn có thể nhìn thấy và trải nghiệm) hoặc vô hình (dịch vụ, khái niệm, ý tưởng và kế hoạch).
Mindmap là gì? Các dạng mindmap phổ biến
Trái ngược với các ghi chú dạng văn bản truyền thống, mindmap cho phép bạn nắm bắt những suy nghĩ, ý tưởng và từ khóa trên một khung vẽ trống nơi bạn có thể sắp xếp chúng theo cấu trúc phân cấp. Tiêu đề / ý chính luôn nằm ở trung tâm bản đồ, các ý tưởng liên quan tách ra từ trung tâm theo mọi hướng, tạo ra một cấu trúc rõ ràng và dễ quan sát. Hay nói cách khác, mindmap chuyển đổi một danh sách dài các thông tin đơn điệu thành một sơ đồ đầy màu sắc, dễ nhớ và có tổ chức cao, phù hợp với cách làm việc tự nhiên của não bộ con người.
Xem thêm:
Gantt chart là gì? Lập kế hoạch làm đề cương luận văn với sơ đồ gantt
1/ Giúp cấu trúc hóa thông tin
Mind Map có khả năng lưu giữ và cấu trúc một lượng lớn các thông tin. Các thông tin này được hệ thống theo cấu trúc phân cấp, có sự kết nối giữa các thông tin, ý tưởng riêng lẻ có sự liên quan với nhau. Từ đó, mindmap cho phép bạn nhìn thấy một “bức tranh toàn cảnh” về nội dung, ý tưởng chính của chủ đề.
2/ Giúp nâng cao năng suất
Mindmap cho phép bạn học nhanh hơn, vận dụng trí não để tìm hiểu hoặc giải quyết một vấn đề hiệu quả hơn. Cho dù bạn đang lập kế hoạch cho một dự án hay thực hiện một đề tài nghiên cứu, việc lập bản đồ sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Theo kết quả khảo sát, mindmap có thể giúp tăng năng suất trung bình lên đến 23%.
Các lợi ích khi sử dụng sơ đồ tư duy (mindmap) là gì?
3/ Giúp thúc đẩy sự sáng tạo
Có hai điều giúp cho mindmap trở thành công cụ giúp “vận động não” tốt nhất. Việc xây dựng bản đồ tư duy sẽ kích thích và thúc đẩy luồng ý tưởng sáng tạo cho não bộ của chúng ta.
4/ Giúp cải thiện trí nhớ
Người vẽ bản đồ có thể chèn hình ảnh và biểu tượng vào bản đồ của mình theo ý muốn. Những yếu tố cá nhân hóa này có xu hướng làm cho bộ não của chúng ta xử lý và ghi nhớ một lượng lớn thông tin hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bản đồ tư duy có thể cải thiện trí nhớ từ 10 - 15% và có thể lên tới 32%. Đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn trong học tập như chứng khó đọc hoặc tự kỷ.
Mindmap và công dụng của biểu đồ tư duy mindmap là vậy thế nhưng bạn đã biết nguyên tắc vẽ sơ đồ tư duy cho mô hình nghiên cứu chưa? Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bạn thiết kế mindmap sao cho hiệu quả nhất nhé.
Để thiết kế mindmap cho mô hình nghiên cứu, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bạn biết đấy, bản đồ tư duy mindmap là một bản đồ gồm các từ khóa được liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, việc đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng khi thiết kế mindmap đó chính là xác định các từ khóa chính. Chỉ khi bạn xác định được chính xác và đầy đủ các từ khóa chính thì bạn mới có thể phân tích và hiểu hết được tất cả các nội dung mà bạn cần ghi nhớ.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý từ khóa ở đây chỉ gồm một vài từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề thôi nhé. Tránh trường hợp bạn nêu từ khóa mà lại viết cả câu dài thì sau này khi thiết kế mindmap nó sẽ rất khó nhìn và làm ảnh hưởng đến chất lượng của tấm bản đồ tư duy nhé.
Ở bước này, bạn có thể dùng 1 tờ giấy A4, tốt nhất là tờ giấy trắng không kẻ ô vuông để vẽ chủ đề trung tâm ở chính giữa của trang giấy nhé. Tại sao chúng tôi lại khuyên bạn dùng tờ giấy trắng không kẻ ô vuông? Bởi lẽ, khi dùng tờ giấy như vậy bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo của mình mà không phải suy nghĩ đến những ô vuông đó.
Mặt khác, bởi đây là chủ đề trung tâm nên bạn hãy viết nó lớn hơn một chút so với bình thường nhé. Như vậy sẽ dễ nhìn và gây chú ý cho mình và người đọc khi nhìn vào bản đồ tư duy mindmap hơn đấy.
Bên cạnh đó, khi viết chủ đề trung tâm bạn cũng có thể biểu thị nó bằng hình hoặc chữ tùy theo sở thích của bạn nhé. Và chúng tôi cũng khuyến khích bạn nên sử dụng các màu sắc yêu thích của mình để chủ đề nhìn sinh động và bắt mắt hơn.
Từ chủ đề trung tâm, bạn vẽ thêm các tiêu đề phụ trên bản đồ tư duy mindmap. Bạn lưu ý là các tiêu đề phụ này nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh để làm nổi bật tiêu đề hơn nhé.
Ngoài ra thì có một lỗi mà rất nhiều người gặp phải khi vẽ tiêu đề phụ đó là vẽ tiêu đề phụ nằm ngang. Điều đó là rất sai lầm đấy nhé. Các tiêu đề phụ cần được vẽ theo hướng chéo góc. Như vậy thì khi bạn vẽ các nhánh phụ khác sẽ tỏa ra được nhiều hơn và cũng dễ nhìn hơn rất nhiều đấy.
Tiếp theo tiêu đề phụ, bạn vẽ thêm các nhánh nhỏ để làm chi tiết hơn cho chủ đề trung tâm nhé. Các nhánh này ngoài việc biểu thị bằng đường thẳng, bạn cũng có thể biểu diễn bằng đường cong. Như vậy sẽ làm cho bản đồ tư duy nhẹ nhàng, uyển chuyển và dễ nhìn hơn đấy.
Bên cạnh đó, để mindmap sinh động, bắt mắt hơn thì bạn cũng đừng quên biểu diễn thêm một số hình ảnh, ký hiệu nữa nhé.
Trong trường hợp các nhánh phụ này quá dài, bạn cũng có thể viết tắt hoặc ký hiệu để tiết kiệm không gian cho bản đồ và cũng là tiết kiệm thời gian cho người làm.
Bước này, bạn có thể làm hoặc không làm. Tuy nhiên, để phát huy được tối đa hiệu quả của bản đồ tư duy mindmap thì bước này cũng khá quan trọng. Ở bước này, bạn có thể thỏa sức phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình, vẽ thêm các hình ảnh để nội dung chính của bản đồ được nổi bật và lưu giữ trong trí nhớ được tốt hơn.
Mẫu sơ đồ tư duy (mindmap) đẹp, đơn giản
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp đến bạn những thông tin về mindmap là gì? Lợi ích cũng như cách thiết kế bản đồ tư duy. Hy vọng rằng, bài viết sẽ là người bạn đồng hành quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế mindmap cho mô hình nghiên cứu hay trong quá trình viết tiểu luận, luận văn. Hãy liên hệ ngay với Luận Văn 2S để được tư vấn & hỗ trợ kịp thời nhé. Chúc bạn thành công và đạt kết quả tốt nhất.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com