Trong bất cứ một bài nghiên cứu khoa học nào, từ tiểu luận, luận văn, luận văn thạc sĩ đến luận án tiên sĩ thì lý do chọn đề tài luôn là một phần bắt buộc phải có. Đây là phần nêu ra cho độc giả thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài đó. Tuy nhiên, việc trình bày lý do chọn đề tài đôi khi lại là một phần khó, bởi nó không phải tuân theo bất cứ quy định nào, được viết theo cách suy nghĩ của người nghiên cứu sao cho thuyết phục và ấn tượng nhất. Vì vậy, nhiều người gặp phải tình trạng “lúng túng” khi phải viết phần này. Chính vì vậy, ở bài viết này, Luận Văn 2S sẽ chia sẻ một mẫu lý do chọn đề tài luận văn và cách để viết lý do sao cho vừa logic, đủ ý và thu hút độc giả.
Trong phần lý do chọn đề tài luận văn, nghiên cứu sinh có thể tự mình khai triển nội dung cho phần lý do chọn đề tài luận văn mà không phải tuân thủ theo một logic hay cấu trúc khắt khe nào cả. Tuy nhiên, để đảm bảo cho phần lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ, tiểu luận, báo cáo… Của bạn đủ để thuyết phục độc giả, bạn cần trình bày đầy đủ những nội dung sau:
Về cách trình bày lý do chọn đề tài luận văn, người ta thường viết theo hai lối viết: Viết trực tiếp và viết theo lối dán tiếp.
Cách viết lý do chọn đề tài luận văn
Rất phổ biến trong các bài luận văn, tiểu luận, cách viết lý do chọn đề tài luận văn theo cách trực tiếp chính là tập trung khai triển tất cả các nội dung cần có của phần lý do chọn đề tài đã nêu trên thành từng đoạn. Từ đó củng cố cho đề tài, luận điểm chính của bài luận.
Nếu như bạn không thích sự lặp đi lặp lại “mô típ” cũ, hay bạn là một nghiên cứu sinh biết cách vận dụng tốt sức mạnh ngôn từ, bạn hoàn toàn có thể trình bày lý do chọn đề tài theo lối dán tiếp, ấn tượng, thu hút độc giả và mang dấu ấn cá nhân bằng một trong những cách dưới đây:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Dịch vụ Hỗ trợ Luận văn Thạc sĩ của chúng tôi Tại đây
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng tại Thành Phố Hà Nội.
Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cũng ngày càng gia tăng. Doanh nghiệp ngày càng phải để tâm đến vấn đề xây dựng đội ngũ nhân lực vững mạnh, tuyển chọn đúng người, đúng vị trí cho công ty. Tuy nhiên, sau khi chọn được đúng người chưa phải đã là xong việc, doanh nghiệp cần phải biết giữ chân nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong công ty. Với sử thiếu hụt nhân sự “có năng lực”, vấn đề “giữ chân” nhân viên giỏi lại càng trở thành mối bận tâm của các doanh nghiệp.
Sự ổn định trong đội ngũ doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí (tuyển dụng, đào tạo…), giảm sai sót, tạo sự hòa đồng, niềm tin và tinh thần đoàn kết trong nội bộ. Từ đó, nhân viên sẽ coi nơi làm việc này chính là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển bản thân, năng lực chuyên môn và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Và hơn hết, sử ổn định này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao hơn, lấy được niềm tin của khách hàng…
Vây, bằng cách nào để xây dưng được một đội ngũ nhân viên vững mạnh, ổn định cho doanh nghiệp, công ty? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tạo ra và đảm bảo sự thỏa mãn công việc nhân viên sẽ có động lực làm việc tích cực hơn, từ đó dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc cũng được cải thiên hơn. Nhân viên có được sự thỏa mãn trong công việc sẽ ít có xu hướng “nhảy việc” hơn. Nhìn chung, đó cũng chính là những gì mà một doanh nghiệp muốn đạt được từ nhân viên của mình.
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá hiện trạng sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng ở TP.Hà Nội. Đồng thời tìm ra các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn này. Thông qua xử lý, phân tích dữ liệu thống kê các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đạt được hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố có thể mang lại sự thỏa mãn công việc cho nhân viên. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các định hướng, chính sách phù hợp trong việc sử dụng lao động để giữ chân những nhân viên phù hợp mà nhà quản lý mong muốn họ gắn bó lâu dài với công ty.
Tên đề tài: Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ
Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Chắc hẳn, đọc đến đây, bạn đọc đã có thể hình dung ra mình sẽ phải làm gì cho phần lý do chọn đề tài bài luận của mình rồi đúng không nào! Để bài luận được hoàn hảo nhất, bạn nên tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn trình bày đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết nhất
Tên đề tài: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank chi nhánh huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được xem như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách lành mạnh, thông suốt là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, người ta không thể không nói tới những “tổn thất” và “hậu quả” nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu như các hoạt động của ngân hàng trở nên “trục trặc”. Những rủi ro trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống. Trongg lịch sử thế giới đã từng có những vụ sụp đổ ngân hàng với quy mô ảnh hưởng, sự lan rộng ra toàn cầu. Cũng như hậu quả nặng nề mà nó đem lại: Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933 trong hệ thống tư bản; Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và vừa qua năm 2008, cả thể giới đã phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính. Từ các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên các thị trường tài chính - tiền tệ lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Canada… đã rút ra bài học cho các ngân hàng thương mại về vấn đề chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lược quản trị rủi ro là thực sự cần thiết.
Việc quản lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng như có những biện pháp để xử lý đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động tài chính ngân hàng.
Ở Việt Nam, vấn đề nợ xấu mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong một vài năm trở lại đây. Từ các kết quả nghiên cứu về vấn đề này đã gây ra sự lo ngại lớn về rủi ro tín dụng đối với các cách nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị ngân hàng. Nhờ tác động của Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 tỉ lệ nợ xấu năm 2017 giảm. Theo theo tính toán của Uỷ ban Giám sát Tài chính cho biết: Năm 2017, ngành ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu là 9.5% trên tổng dư nợ của các ngân hàng, gây tác động xấu đến hệ thống ngân hàng và hoạt động của cả nền kinh tế. Nợ xấu tăng ở mức cao sẽ là gánh nặng của các NHTM, làm chậm quá trình phát triển kinh tế, đổi mới đất nước ở Việt Nam. Nếu không có sự quản lý nghiêm túc, nợ xấu sẽ còn tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam, giảm lợi thế cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế. Vì vậy, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, giải tỏa tắc nghẽn cho hệ thống tín dụng bằng việc thực hiện quản lý nợ xấu đang được Ngân hàng nhà nước và các NHTM Việt Nam ráo riết thực hiện. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào để chúng ta có thể quản lý nợ xấu đảm bảo tính khả thi và hiệu quả?
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn vấn đề: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank chi nhánh huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
Trên đây là một số hướng dẫn cách viết & một số mẫu lý do chọn đề tài luận văn mà bạn đọc có thể tham khảo áp dụng vào bài luận của mình. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc thực hiện viết luận văn, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên học thuật của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ 24/7 nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com