Luận văn tốt nghiệp là bài luận mà hầu hết mọi sinh viên, học viên cao học đều phải thực hiện (chỉ trừ một số trường hợp một số trường đại học cho phép sinh viên lựa chọn các hình thức xét tốt nghiệp khác như thi tốt nghiệp, học môn thay thế...). Bài luận văn tốt nghiệp chiếm một số điểm tương đôi cao, thế nhưng trong suốt quá trình học tập sinh viên lại ít khi được thực hiện một bài luận độc lập với yêu cầu cao như bài luận văn tốt nghiệp. Vì thế, khi phải bắt tay vào viết luận văn, rất nhiều sinh viên không khỏi cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng. Để giải quyết vấn đề này, Luận Văn 2S sẽ chia sẻ đến bạn đọc hướng dẫn chi tiết cách viết & trình bày luận văn tốt nghiệp chuẩn nhất. Tham khảo thôi nào!
Luận văn tốt nghiệp là một dấu ấn vô cùng quan trọng trong những năm tháng giảng đường của mỗi sinh viên. Được coi là một công trình nghiên cứu cá nhân, vận dụng tất cả các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành đã tiếp thu được trong suốt bốn năm đại học để đáp ứng yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm giải quyết một vấn đề thực tế thuộc chuyên ngành được đào tạo đặt ra.
Luận văn tốt nghiệp đại học cũng là cách mà ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung cũng như các trường Đại học nói riêng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, quản lý chất lượng đầu ra của sinh viên. Đồng thời qua quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp sẽ bồi dưỡng cho sinh viên về tư duy sáng tạo và làm quen với các hoạt động nghiên cứu hoa học.
Nội dung của bài luận văn tốt nghiệp thường được chia thành ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Yêu cầu về bài luận của từng trường đại học đôi khi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một bài luận văn tốt nghiệp thường phải có độ dài ít nhất là 60 trang, nhiều nhất rơi vào tầm 80 trang.
Phần mở đầu bài luận văn được xem là một “bản đồ hướng dẫn” dành cho người đọc khi bước chân đến “ngôi nhà luận văn”. Bởi phần này sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin khái quát về nội dung của đề tài: Vấn đề cần nghiên cứu, lý do chọn đề tài, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, bố cục của bài luận, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa (khoa học, thực tiễn) của đề tài, nguồn tư liệu… Để nêu bật được những thông tin ấy, người viết cần phải đặt ra và trả lời các câu hỏi:
Phần mở đầu của bài luận văn tốt nghiệp
Lưu ý: Hãy viết bài mở đầu của bạn theo thứ tự nội dung lời mở đầu: Đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu => Những vấn đề liên quan đến mục đích của đề tài => Những vấn đề gần với mục đích của đề tài => Mục đích của đề tài. Bạn cho người đọc hiểu rõ về những thứ mà họ đang đọc bằng việc sử dụng câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị. Lối viết này sẽ gây được sự chú ý, quan tâm từ người đọc.
Ở phần nội dung, chúng ta sẽ đi triển khai chi tiết đề tài bằng các chương.
Tổng quan tài liệu là việc làm tìm hiểu, phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã được công bố, liên quan mật thiết đến đề tài luận văn của bạn. Từ đó tìm ra những vẫn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết trong bài nghiên cứu ấy để nghiên cứu sâu hơn hay phát triển ý tưởng và giả thiết cho đề tài, tìm ra một phương pháp mới có thể giải quyết vấn đề.
Mục đích của tổng quan tài liệu:
Để có được một phần tổng quan tài liệu tốt đòi hỏi mỗi sinh viên cần có khả năng tìm kiếm thông tin, tóm lược cũng như sắp xếp kiến thức thu thập được từ đó cô đọng và sử dụng một cách khoa học, có chủ đích. Mỗi một người sẽ có những cách tìm kiếm tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý để giúp bạn tìm kiếm tài liệu nhanh và hiệu quả như sau:
Lưu ý trong phần tổng quan tài liệu:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Cơ sở lý luận
Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu (hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở cho phân tích thực tiễn).
Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
Hãy chỉ nêu ra những phương tiện có thể làm thay đổi đến kết quả của nghiên cứu khi thay đổi những phương tiện ấy. Không nên đề cập đến những phương tiện thông thường, không có bất cứ tác động nào đến nghiên cứu (Ví dụ: giấy, bút, cân, thước đo, nước cất…)
Phương pháp thu thập số liệu
Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, người viết cần trình bày một cách chi tiết và lý giải về thiết kế mẫu (phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, địa bàn) và phương pháp thu thập số liệu. Đối với đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, thông tin chi tiết về nguồn số liệu sẵn có cần phải được trình bày.
Phương pháp phân tích số liệu
– Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước, những vấn đề chưa được nghiên cứu hay những thiếu sót còn tồn tại trong các nghiên cứu trước để làm cơ sở cho các bổ sung, phát triển trong nghiên cứu này tại nội dung về xây dựng mô hình nghiên cứu ở bước tiếp theo.
– Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn. Phần này sẽ trình bày chi tiết các giả thuyết cần kiểm định trong mô hình nghiên cứu. Các biến số trong mô hình phải được định nghĩa rõ ràng (cách thức đo lường và đơn vị tính).
Có rất nhiều phương pháp thí nghiệm. Chính vì vậy, bạn cũng nên trình bày lý do tại sao lại chọn phương pháp đó.
Chương này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng số liệu, hình, mô tả, sử dụng phép thống kê đánh giá kết quả,… sao cho kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.
Chương này có thể viết thành hai dạng: trình bày kết quả và thảo luận chung hoặc tách trình bày kết quả và thảo luận riêng. Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng như đặc điểm điểm của kết quả nghiên cứu.
Nội dung thảo luận phải làm nổi bậc mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với tên đề tài.
Kết luận và thảo luận
Kết luận và kiến nghị là một phần quan trọng không thể thiếu trong một bài luận văn tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh. Ở phần này, chúng ta sẽ không nêu thêm bất cứ một lập luận mới nào mà chỉ tập trung củng cố tổng quát lại những trọng điểm đã nêu lên trong bài viết. Phần kết luận hay, đầy đủ sẽ giúp người đọc sâu chuỗi lại những kiến thức được trình bày trong cả bài luận văn, để lại một ấn tượng nhất định trong lòng người đọc. Phần kết luận sẽ gồm có:
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, nếu cần sự trợ giúp hãy liên hệ với chúng tôi. Dịch vụ tư vấn & hỗ trợ làm luận văn của chúng tôi luôn sẵn sàng góp sức giúp bạn hoàn thành một cách tốt nhất bài luận văn của mình!
Phần kết luận luận văn tốt nghiệp đại học
Thông thường, ở đại đa số các trường Đại học ở Việt Nam sẽ yêu cầu sử dụng kích thước chữ 13 (hoặc 14), font chữ Time New Roman của bảng mã Unicode cho bài luận văn tốt nghiệp đại học và cả luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, cao học.
Đối với định dạng soan thảo trên Microsoft Word, định dạng và căn lề luận văn thông thường sẽ là:
Quy định về cách trình bày luận văn luận văn tốt nghiệp
Thông thường, các bạn sinh viên thường rất chú trọng đến phần nội dung mà quên mất rằng mình cũng cần trau chuốt cho tấm bìa luận văn tốt nghiệp. Đừng xem nhẹ tầm quan trọng của bìa luận văn. Bìa luận văn sẽ là thứ đầu tiên mà người đọc nhận được bài luận của bạn. Nó chính là “ấn tượng đầu tiên” khiến cho đọc giả ấn tượng, thích thú hay khó chịu, không hài lòng… ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của bài luận văn.
Ở một số trường đại học có chuẩn bị mẫu bìa luận văn tốt nghiệp riêng, bạn chỉ cần sử dụng mẫu sẵn có và kê khai các thông tin cá nhân cũng như đề tài, giáo viên hướng dẫn…
Trong trường hợp trường của bạn không có mẫu bìa luận văn, bạn có thể tự tạo mẫu bìa mang “thương hiệu” cá nhân bằng MS word hay download mẫu trên internet và hiệu chỉnh lại.
Chúc bạn thành công!
Qua bài viết này, Luận Văn 2S đã nêu cho bạn cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh. Quả là không hề đơn giản đúng không nào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng! Hãy sử dụng bài viết này như một luận văn tốt nghiệp mẫu.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com