Trong những năm gần đây, khái niệm kinh tế xanh ngày càng được phổ biến vì nền kinh tế hiện hành đã không còn phù hợp khi biến đổi khí hậu ngày càng xảy ra nghiêm trọng. Có thể nói, kinh tế xanh là một mô hình phát triển mới và vẫn còn lạ lẫm đối với nhiều người Việt Nam. Do đó, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “kinh tế xanh là gì” cũng như lợi ích mà kinh tế xanh mang lại và những thách thức cần đối mặt khi áp dụng mô hình này.
Nền kinh tế xanh (Tiếng Anh: Green economy) trong vài năm qua đã trở thành một khái niệm trọng tâm trong chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Khái niệm này lần đầu tiên được đề cập trong một báo cáo phát triển bền vững do chính phủ Anh ủy quyền từ năm 1989. Tuy nhiên, chỉ trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối những năm 2000, kinh tế xanh mới được quốc tế chú ý đến như một chiến lược phục hồi kinh tế tập trung vào việc tạo ra 'việc làm xanh' và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo ra các khoản đầu tư thực sự. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố 'Tăng trưởng xanh các-bon thấp' là tầm nhìn phát triển quốc gia dài hạn vào năm 2008.
Trên thực tế, nền kinh tế xanh không có định nghĩa được chấp nhận trên toàn cầu. Có lẽ định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP, theo đó, nền kinh tế xanh được định nghĩa là các-bon thấp, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng việc làm và thu nhập được thúc đẩy bởi đầu tư công và tư nhân vào các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng và tài sản cho phép giảm thiểu ô nhiễm và phát thải carbon, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng cũng như ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại kết quả "cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái".
Theo quan điểm của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc UNESCAP: Kinh tế xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường.
Kinh tế xanh tập trung vào việc đổi mới chất lượng mô hình tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy hiệu quả về sinh thái. Kinh tế xanh được coi là mô hình phát triển chất lượng cao hơn, đó là mô hình phát triển theo chiều sâu, tăng trưởng xanh với mục tiêu lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon trong sản xuất kinh doanh làm động lực phát triển.
Hai khái niệm trên đã quy tụ 3 trụ cột chính:
Từ những định nghĩa trên, ta có thể khái quát lại định nghĩa kinh tế xanh là nền kinh tế sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, có mức phát thải thấp và giảm thiểu những rủi ro về môi trường và cải thiện công bằng xã hội.
Khái niệm kinh tế xanh là gì?
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp các dịch vụ học thuật hỗ trợ & viết thuê luận văn trọn gói các cấp. Nếu như bạn đang cần sự hỗ trợ cho bài luận văn về nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh… hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi. Chi tiết dịch vụ, Xem Tại Đây! |
Các định chế quốc tế khác nhau đã đưa ra các đặc điểm và bản chất khác nhau của nền kinh tế xanh. Một số đặc điểm chung là:
Nền kinh tế xanh là một nền kinh tế mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của hành tinh. Nó dựa trên năm nguyên tắc:
Nền kinh tế xanh là một sự thay đổi mang tính toàn cầu và mang tính chuyển đổi đối với hiện trạng toàn cầu, đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong các ưu tiên của chính phủ để đặt các ưu tiên về xã hội và môi trường lên trên các ưu tiên tài chính. Nhận ra sự thay đổi này không phải là dễ, nhưng nó là cần thiết. Nếu không có nó, tiến trình hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững sẽ là chắp vá và không nhất quán, đồng thời các thách thức về kinh tế, môi trường, khí hậu và xã hội sẽ tiếp tục gia tăng.
Đặc điểm và nguyên tắc của nền kinh tế xanh là gì?
Thứ nhất, nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên. Vốn tự nhiên là các tài nguyên nhiên nhiên như rừng, hồ, đất, nước,…có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Vốn tự nhiên mang lại lợi ích cho nông nghiệp, độ màu mỡ của đất, giá trị đối với sản xuất cây trồng,…đặc biệt là nguồn sống của các hộ gia đình nghèo vì sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì vậy, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh không chỉ ghi nhận và minh chứng cho giá trị của vốn tự nhiên mà còn cho phép đầu tư và xây dựng vốn tự nhiên nhằm hướng tới kinh tế bền vững.
Thứ hai, kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển, một trong những cơ hội lớn nhất để tăng tốc độ chuyển đổi sang kinh tế xanh là đầu tư vào việc cung cấp, dự trữ nước sạng, những dịch vụ vệ sinh cho người nghèo và năng lượng tái tạo để mang lại hiệu quả kinh tế và là phương tiện xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống.
Thứ ba, kinh tế xanh tạo ra công ăn việc làm và cải thiện công bằng xã hội. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dẫn đến việc thay đổi cơ cấu việc làm và mức tăng số lượng việc làm. Để doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh hướng đến sản xuất sản phẩm xanh, sạch, bảo vệ môi trường thì cần đầu tư nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh.
Thứ tư, kinh tế xanh khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp và khuyến khích sử dụng nguồn lực, năng lượng hiệu quả hơn. Khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường gia tăng thì việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch.
Thứ năm, nền kinh tế xanh giảm thiểu phát thải carbon mở ra cuộc sống đô thị bền vững. Việc sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe con người.
Vai trò của phát triển kinh tế xanh là gì?
Thứ nhất, thay đổi mô hình tăng trưởng từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào đầu tư, tăng vốn và khai thác tài nguyên thiên nhiên với hiệu quả sử dụng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào các yếu tố năng suất liên quan đến sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thứ hai, để đạt được kinh tế xanh thì các ngành kinh tế phải xanh, các khu vực kinh tế phải xanh. Kinh tế xanh phải nhất quán ở tất cả các khu vực của nền kinh tế từ quá trình sản xuất cho đến tiêu dùng phải đảm bảo yếu tố anh. Cần chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, chú trọng chuyển đổi cơ cấu nội ngành theo hướng ưu tiên những ngành ít phát thải, tiết kiệm năng lượng.
Thứ ba, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, carbon thấp, ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như công nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái,…
Thứ tư, đặt ra các tiêu chí về kỹ thuật để tạo ra sản phẩm xanh, sản phẩm có thương hiệu quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các đối tác thương mại.
Thứ năm, tính toán việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các ngành từ đó phát huy lợi thế “vốn tự nhiên” của các tài nguyên có thể tái tạo.
Xem thêm:
Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Tại Việt Nam, định hướng về mục tiêu xanh hóa nền kinh tế được thể hiện thông qua “Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Các nhiệm vụ chiến lược gồm có: giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Chiến lược này đã được trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và là chiến lược quốc gia toàn diện về phát triển kinh tế xanh ở nước ta hiện nay.
Cùng với chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững từ 2021-2030 với mục tiêu khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững, thân thiện với môi trường cũng như tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, từ đó thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nước ta đã thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch cũng như cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính, phát triển xã hội ít carbon.
Về lĩnh vực nông-lâm nghiệp cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Các chương trình ứng dụng vào thực tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực như quy trình thực hành nông nghiệp tốt, quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước,…
Ngoài ra, lối sống xanh và tiêu dùng bền vững cũng được người tiêu dùng áp dụng trong mua sắm và sử dụng sản phẩm.
Một số khó khăn mà Việt Nam ta cần đối mặt khi phát triển kinh tế xanh gồm:
Thứ nhất, thói quen sản xuất và tiêu dùng của phần lớn doanh nghiệp và người dân còn lãng phí. Vấn đề lý luận và nhận thức về kinh tế xanh ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ cần nghiên cứu và phổ biến rộng rãi hơn. Chỉ khi toàn xã hội nhận thức đầy đủ về kinh tế xanh thì mới thực hiện phát triển đồng bộ được.
Thứ hai, các cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam gần như là chưa có và chỉ tập trung vào tăng trưởng xanh. Do đó, cần rà soát các cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan để phù hợp với mô hình phát triển mới hướng tới nền kinh tế xanh.
Thứ ba, công nghệ sản xuất ở nước ta hiện nay phần lớn là các công nghệ cũ, tiêu hao nhiều năng lượng và xử lý chất thải kém gây ô nhiễm và phát thải khí nhà kính,…Trong khi đó, kinh tế xanh hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo, carbon thấp,..do đó cần đầu tư ứng dụng các công nghệ tiên tiến để phù hợp với nền kinh tế xanh.
Thứ tư, nước ta vẫn là một quốc gia đang phát triển có tài chính và nguồn vốn thấp chưa đủ để phục vụ quá trình triển khi nền kinh tế xanh rộng khắp.
Thứ năm, nước ta chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu nên lộ trình xây dựng kinh tế xanh trong bối cảnh này còn nhiều khó khăn và thách thức.
Phát triển mô hình kinh tế xanh đang là xu hướng phát triển toàn cầu và cần sự “đồng tâm hiệp lực” của toàn xã hội. Nền kinh tế xanh vừa mang lại hạnh phúc cho con người, ổn định cho xã hội vừa có vai trò giảm các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Để phát triển đồng bộ mô hình này cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa doanh nghiệp với chính sách, cơ chế của Đảng và Nhà nước. Hy vọng nhưng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm kinh tế xanh là gì cũng như thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com