logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Kinh tế tư nhân là gì? Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Kinh tế tư nhân được đánh giá là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân mang vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống xã hội cho một bộ phận lớn người dân,… Để hiểu rõ hơn về nội dung của kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân đối với kinh tế - xã hội, chúng ta cùng đọc bài viết sau cùng Luận Văn 2S nhé.

Kinh tế tư nhân là gì?

Kinh tế tư nhân được định nghĩa là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với lao động của các chủ thể kinh tế cùng với lao động làm thuê, bao gồm các yếu tố: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động thông qua hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp thuộc tư nhân.

Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới hình thức hộ sản xuất, kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân, tiến hành sản xuất kinh doanh tự chủ vì lợi ích kinh tế của chủ thể kinh tế tư nhân, quan đó thực hiện lợi ích kinh tế - xã hội của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

kinh_te_tu_nhan_la_gi_luanvan2s
Khái niệm kinh tế tư nhân là gì?

Bản chất của kinh tế tư nhân

Về mặt bản chất, kinh tế tư nhân xuất hiện một cách khách quan và tự nhiên. Kinh tế tư nhân phát triển ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế tư nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng và được coi là động lực cho sự phát triển kinh tế. Bản chất của kinh tế tư nhân được thể hiện qua 04 điểm chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất, kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tại Việt Nam, kinh tế tư nhân bao gồm 02 bộ phận cơ bản là kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Trong đó, bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nhưng họ cũng là người trực tiếp lao động. Hay nói cách khác, họ vừa là người tư hữu lại vừa là người lao động. Còn bộ phận kinh tế tư bản tư nhân thì thuê lao động và bóc lột lao động làm thuê. Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, kinh tế tư nhân phát triển dưới sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước Việt Nam. Theo quy luật, kinh tế tư nhân có xu hướng phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng kinh tế tư nhân ở nước ta là một bộ phận trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên nó chịu sự tác động của chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nước và phát triển trong khuôn khổ pháp luật và chiến lược của Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động của kinh tế tư nhân chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là đối với nền kinh tế tư nhân, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, kinh tế tư nhân sẽ không từ một thủ đoạn nào vì vậy rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động mỗi nhà tư bản, mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội tư bản. Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý, phân phối để thích nghi với điều kiện mới nhưng về bản chất thì không thay đổi. Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân chịu sự quản lý, kiểm soát của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân được hình thành và phát triển trong điều kiện có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ luật doanh nghiệp ở nước ta, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, được nhà nước khuyến khích và bảo vệ. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối. Điều này có nghĩa là kinh tế tư nhân về bản chất là theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhưng không phải là bằng mọi giá vì đã có sự hướng dẫn của Nhà nước Việt Nam và những quy định của luật pháp Việt Nam. 

Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân tự chủ trong tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh theo pháp luật. Do tự bỏ vốn và tư liệu sản xuất để kinh doanh nên các chủ tư nhân có toàn quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Họ tự quyết định ba vấn đề cơ bản: Cái gì? Cho ai? Và như thế nào? Và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này sẽ căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh: Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? theo nguồn lực của mình và theo nhu cầu của thị trường nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Vì vậy, họ tự chịu trách nhiệm về khả năng kinh doanh của mình (lời ăn, lỗ chịu). 

Thứ tư, khu vực kinh tế tư nhân thực hiện hình thức phân phối dựa trên cơ sở đóng góp về sức lao động và vốn cổ phần. Nó dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và thuê mướn công nhân, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các nhà tư bản. Việc phân phối cũng được tiến hành theo sở hữu tư bản và sở hữu sức lao động. Ở đây người công nhân nhận tiền công căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho doanh nghiệp. Theo đó, người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không hưởng. Còn nhà tư bản hay người chủ sở hữu vốn hoặc những người góp vốn hưởng lợi nhuận hay lợi tức cổ phần tương ứng với phần vốn góp. Nếu nhà tư bản là người quản lý thì ngoài phần thu nhập theo vốn, họ còn nhận được công lao động quản lý.

ban_chat_cua_kinh_te_tu_nhan_la_gi_luanvan2s
Bản chất của kinh tế tư nhân

Đặc điểm của kinh tế tư nhân là gì?

Thứ nhất, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích tư nhân và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển: Kinh tế tư nhân ra đời và phát triển tự nhiên khi xuất hiện tư hữu. Các chủ thể chạy theo lợi ích cá nhân nên tìm cách sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất, điều này thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Thứ hai, kinh tế tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao: Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp được phát triển cùng với sự xác lập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và gắn với nền đại công nghiệp. Với hình thức tổ chức sản xuất này, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên nhiều cùng với trình độ xã hội hóa phát triển. Mô hình tổ chức sản xuất doanh nghiệp hiện đang là mô hình tổ chức kinh tế có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.

Thứ ba, kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt một nền sản xuất lớn, hiện đại. Cơ chế thị trường hiện đại là dạng thức sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp, hình thức này là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong nền cơ chế thị trường. Phát triển của kinh tế tư nhân là cơ sở của cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm:

→ Danh sách đề tài Tiểu luận kinh tế chính trị về kinh tế thị trường

Vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế là gì?

Thứ nhất, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân, với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho các chủ thể sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân luôn chứa đựng một động lực mạnh mẽ thôi thúc các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới, sáng tạo công nghệ,hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất.Từ đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường tăng trường nên kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, kinh tế tư nhân giúp giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớp phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từu thấp đến cao trong các lĩnh vực, ngành nghề và vùng miền khác nhau. Do đó, kinh tế tư nhân góp phần giải phóng mọi tiềm năng về vốn, đất đai, lao động,…của tầng lớp nhân dân trong khắp các vùng miền. Với quy mô vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân dễ dàng huy động mọi nguồn lực để gia tăng số lượng kinh tế tư nhân và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các thành phần kinh tế khác và chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế thông qua đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư sang quốc gia khác trên thế giới.

Thứ tư, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Sự tủ chủ kinh tế và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế có sự góp mặt rất lớn từ năng lực cạnh tranh ở cấp vi mô, dựa trên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế bền vững, gắn chặt giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Thứ năm, kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm nhất. Do đó, thu nhập của người lao động đã từng bước được nâng cao. Ngoài ra, kinh tế tư nhân cũng góp phần quan trọng vào việc sắp xếp lại lao động, tạo ra việc làm mới. kinh tế tư nhân cũng đóng góp vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước hiệu quả.

Thứ sáu, kinh tế tư nhân góp phần thực hiện quyền dân chủ về kinh tế. Dân chủ là mục tiêu và là động lực của công cuộc đổi mới đất nước. Dân chủ về kinh tế ngày càng có tầm quan trọng và là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Để thực hiện điều này, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân được tự doanh kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế.

vai_tro_cua_kinh_te_tu_nhan_la_gi_luanvan2s
Vai trò của kinh tế tư nhân là gì?

Phát triển kinh tế tư nhân là gì?

Phát triển kinh tế tư nhân là phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân cả vê mặt số lượng lẫn mặt chất lượng nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản trong xã hội, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động và góp phần ổn định chính trị - xã hội quốc gia.

Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế năng động và đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước.

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội theo hướng kinh tế thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần vào việc khai thác, tận dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực đa dạng, tài năng kinh doanh, vốn, tài nguyên, lao động và lợi thế so sánh.

Phát triển kinh tế tư nhân tạo được nhiều việc làm, cải thiện đời sống người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và góp phần giảm các tệ nạn trong xã hội.

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo động lực cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, động lực thúc đẩy để kinh doanh có hiệu quả, quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả hơn nên khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn.

Nội dung của phát triển kinh tế tư nhân

Gia tăng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong nội dung phát triển kinh tế tư nhân. Số lượng cơ sở kinh tế tư nhân hoạt động phản ánh trực tiếp tình hình phát triển kinh tế đất nước. Để phát triển số lượng cơ sở kinh tế tư nhân, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện điều kiện kinh doanh,môi trường pháp lý cũng như tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế.

Mở rộng quy mô các nguồn lực cơ sở kinh tế tư nhân: Nội dung này bao gồm làm cho các yếu tố liên quan đến đất đai, nhân lực, nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng lên vì đây là những yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế tư nhân: Các doanh nghiệp cần có sự lựa chọn nhằm tìm ra phương án hoạt động tối ưu, trong đó cần giải quyết 3 vấn đề là sản xuất cái gì, cho ai và như thế nào. Cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh được xem xét trên các khía cạnh như: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận, thị phần và thu nhập người lao động.

Gia tăng đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội: Nội dung này được thể hiện qua 2 yếu tố cơ bản là: tăng giá trị tổng sản phẩm trong nước và tăng giá trị thu ngân sách nhà nước.

Trên đây là nội dung liên quan đến chủ đề kinh tế tư nhân là gì và nội dung phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nước ta. Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình trong nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và tham khảo, nghiên cứu của các bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn với đề tài tiểu luận, luận văn về chủ đề phát triển kinh tế tư nhân, tham khảo ngay dịch vụ của Luận Văn 2S nhé! Tham khảo chi tiết dịch vụ & giá viết tiểu luận thuê

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status