logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Hệ thống pháp luật là gì? Cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật là một bộ phận quan trọng trong bộ máy pháp quyền nhà nước. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ tạo tiền đề đề xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền vững, văn minh và ổn định. Vậy, hệ thống pháp luật là gì và có những yêu cầu cụ thể nào cần xem xét khi xây dựng hệ thống pháp luật, chúng ta cùng tìm đọc qua bài viết sau cùng Luận Văn 2S nhé.

Hệ thống pháp luật là gì?

Hệ thống pháp luật cần được hiểu là một chỉnh thể gồm cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. Theo đó, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được biểu hiện bằng các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện tại các văn bản mà Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

Theo định nghĩa này, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất bao gồm hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).

he_thong_phap_luat_la_gi_luanvan2s
Khái niệm hệ thống pháp luật là gì?

Bài viết liên quan:

Hệ thống chính trị là gì? Cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

Đặc điểm của hệ thống pháp luật là gì?

Hệ thống pháp luật mang các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật được xây dựng một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước. Các thành tố trong hệ thống pháp luật do các quan hệ xã hội điều chỉnh xác lập và không phụ thuộc và ý chí chủ quan của các chủ thể ban hành pháp luật.

Thứ hai, các thành tố trong hệ thống pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với nhau. Sự thống nhất nội tại là nguyên tắc quan trong trong hệ thống pháp luật, được biểu hiện qua sự gắn bó hữu cơ khăng khít giữa các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật với nhau. Hệ thống pháp luật mang tính vừa đa dạng và thống nhất với nhau trong một chỉnh thể.

Thứ ba, hệ thống pháp luật là một tập hợp động, luôn vận động thay đổi và phát triển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác để phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và tiến trình phát triển của đất nước. Khi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…thay đổi thì hệ thống pháp luật cũng thay đổi theo.

Cấu trúc hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống cấu trúc gồm 3 thành tố cơ bản với 3 cấp độ khác nhau gồm: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật, cụ thể như sau:

Quy phạm pháp luật: Đây là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể. Quy phạm pháp luật được hiểu là các quy tắc xử sự chung mà Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và đạt được những mục đích nhất định. Quy phạm pháp luật có thể tồn tại trong các tập quán, các án lệ hoặc các văn bản pháp luật. Trong hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật là yếu tố cơ bản nhất cấu thành các chế định pháp luật nên các quy phạm pháp luật không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ phụ thuộc với nhau. Các quy phạm pháp luật càng thống nhất thì càng thể hiện sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật.

Chế định pháp luật: Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm có các đặc điểm chung giống nhau nhằm mục đích điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Vì vậy, việc xác định đúng tính chất chung của từng nhóm quan hệ xã hội từ đó đưa ra những quy phạm pháp luật phù hợp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất. Chế định pháp luật luôn mang tính chất nhóm, nhiều chế định pháp luật  sẽ hợp thành ngành luật. Việc nhóm các quan hệ xã hội có chung tính chất để điều chỉnh bởi một chế định pháp luật sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xây dựng pháp luật được dễ dàng hơn và có thể phát hiện được những thiếu hụt cần phải bổ sung trong hệ thống pháp luật.

Ngành luật: Bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong cùng một lĩnh vực nhất định trong đời sống xã hội. Có hai tiêu chí để phân định ngành luật là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm 12 ngành luật như: Luật Nhà nước, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật tài chính, Luật Kinh tế,…

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định trong đó sẽ chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện, có thể áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Vì tính hệ thống của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật dù rất phong phú và đa dạng, được ban hành vào các thời điểm khác nhau nhưng đều hợp thành một hệ thống nghĩa là giữa các văn bản đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khi nghiên cứu cần xem xét trên hai góc độ là theo chiều ngang và chiều dọc.

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chứa đựng các quy tắc xử sự chung.

Vị trí, vai trò của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền là gì?

Đối với công dân, pháp luật cần phải mở rộng và bảo vệ tối đa các quyền của con người càng nhiều càng tốt. Công dân có quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép và pháp luật chỉ nên cấm những gì thật cần thiết nhằm thực hiện quyền tự do cho nhân dân.

Đối với các cơ quan nhà nước, pháp luật phải quy định chặt chẽ, đầy đủ chức năng và nhiệm vụ cũng như quyền hạn để tránh sự tùy tiện hay lạm quyền trong công tác.

Những yêu cầu của hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ nhất, tính toàn diện của hệ thống pháp luật: Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện qua 2 cấp độ sau:

Cấp độ chung, hệ thống pháp luật cần có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và thể hiện tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Cấp độ cụ thể, mỗi ngành luật cần có đủ các chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

Thứ hai, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật: Tính thống nhất của pháp luật bao hàm cả tính thống nhất cả về hình thức lẫn nội dung trong nội tại của một văn bản pháp luật. Tuy nhiên, về cơ bản tính thống nhất về mặt nội dung có vai trò quyết định.

Về mặt nội dung, các quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau và không có bất kỳ mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật với nhau trong một văn bản. Về mặt hình thức, tính thống nhất thể hiện qua cơ cấu của nó một cách logic. Tính đồng bộ là sự thống nhất không mâu thuẫn, không trùng lặp,…

Thứ ba, tính ổn định của hệ thống pháp luật: Tính chất này được thể hiện ở chỗ hệ thống pháp luật được hình thành từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo trật tự mà nhà nước đặt ra. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể được thực hiện khi pháp luật được xây dựng tương ứng với những điều kiện cụ thể của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó, trình độ của hệ thống pháp luật không thể cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ tư, về ngôn ngữ và kỹ thuật lập pháp: Kỹ thuật pháp lý được coi là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có 3 điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật gồm: kỹ thuật pháp lý, trình độ kỹ thuật pháp lý và cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý.

Thứ năm, tính áp dụng của hệ thống pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức để các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc tự căn cứ theo quy định của pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác về hệ thống pháp luật như tính chuẩn mực, không hồi tố và tính minh bạch.

Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm hệ thống pháp luật là gì, cấu trúc, vai trò và những yêu cầu của hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status