logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Hệ thống chính trị là gì? Cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống chính trị là khái niệm thuộc khoa học chính trị đương đại, phản ánh đặc trưng của những quan hệ quyền lực chính trị cũng như các nhân tố tham gia vào quá trình chính trị trong thể chế chính trị dân chủ hiện đại. Để hiểu hơn về khái niệm hệ thống chính trị là gì? Các vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hệ thống chính trị là gì?

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội gồm các hoạt động và mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội có liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung trong xã hội, đặc biệt là các vấn đề tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong xã hội. Để giải quyết các vấn đề này, cần thiết lập một lực lượng chung có sức mạnh cưỡng chế để duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân.

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp sẽ tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình để giành quyền lực nhà nước, từ đó thực hiện hóa lợi ích cho giai cấp mình trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Vì vậy, với cách hiểu này, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong ngành trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Tổng quát, có thể hiểu hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chất chỉnh thể các thể chế chính trị như cơ quan quyền lực nhà nước, đảng chính trị, tổ chức và phong trào xã hội,… được xây dựng trên cơ sở quyền và chuẩn mực xã hội, phân bố theo kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.

he_thong_chinh_tri_la_gi_luanvan2sHệ thống chính trị là gì?

Đặc trưng của hệ thống chính trị là gì?

Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị liên kết với nhau trong một hệ thống có tổ chức từ đó tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, củng cố và duy trì phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền và thực hiện lợi ích của các chủ thế khác ở mức độ nhất định. Hệ thống chính trị mang những đặc trưng cơ bản sau:

  • Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của một chế độ hay một xã hội là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của chủ thể, lực lượng trong xã hội. Bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước thì các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong xã hội.
  • Tính vượt trội: Hệ thống chính trị xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ để tạo ra sức mạnh và tính vượt trội cho hệ thống. Vì vậy, những tương tác không phù hợp làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế và khuyến khích những tương tác có tính hỗ trợ, hợp tác để mang lại kết quả tích cực cho các bên và toàn xã hội.
Bạn đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chính trị học về hệ thống chính trị? Bạn cần sự trợ giúp hay đang tìm kiếm một đơn vị viết thuê luận văn uy tín? Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê luận văn  thạc sĩ của Luận Văn 2S tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Phân loại mô hình hệ thống chính trị

Dựa theo số lượng đảng chính trị tham gia vào hệ thống chính trị, chúng ta có các mô hình sau:

Hệ thống chính trị một đảng

Hệ thống chính trị một đảng đặc trưng với hình thức chính quyền do một đảng chính trị thành lập. Đặc điểm chung của hệ thống chính trị một đảng là chính quyền coi yêu cầu ổn định chính trị để bảo vệ và xây dựng đất nước là ưu tiên hang đầu nên đều có các điều luật không cho phép lập các đảng chính trị khác ngoài đảng cầm quyền.

Trong hệ thống một đảng, các ứng cử viên được thăng chức hoặc đề cử bởi một đảng duy nhất. Ngoài các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, trên thế giới có 29 nước tổ chức hệ thống chính trị theo hình thức một đảng cầm quyền.

Hệ thống chính trị đa đảng

Hệ thống chính trị đa đảng được hiểu là hệ thống chính trị có từ hai đảng trở lên có cơ hội trở thành đảng cầm quyền hoặc tham gia vào liên minh cầm quyền.

Hệ thống chính trị một đảng chi phối

Hệ thống chính trị một đảng chi phối được hình thành ở những nước theo thể chế cộng hòa chấp nhận sự tồn tại hợp pháp của các đảng phái có khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng có những ràng buộc về pháp luật để các đảng khác khó hoặc không có cơ hội cạnh tranh quyền lực với đảng cầm quyền. Bản chất của hệ thống chính trị này tại các nước tư bản chủ nghĩa là sự thống trị của các công ty lớn và giới tài phiệt. Giới tài phiệt chi phối quá trình hoạch định chính sách thông qua nhiều phương thức, vì nhận tiền tài trợ từ các tập đoàn này nên các đảng phải điều chỉnh chính sách của chính phủ để phù hợp lợi ích của giới tài phiệt.

Hệ thống chính trị hai đảng luân phiên cầm quyền

Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là khuynh hướng xã hội học - triết học tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái khác nhau trong xã hội, được hệ tư tưởng tư sản trình bày như một hình thức dân chủ duy nhất và hay nhất. Về phương thức, các đảng phái luân phiên nhau cầm quyền nhưng vẫn ở trong khuôn khổ của chế độ, không thay thế hình thái kinh tế- xã hội. Sự luân phiên chỉ dẫn đến sự thay đổi một số chính sách nhưng không xóa bỏ nền tảng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Bản chất của hệ thống chính trị này là đảm bảo quyền lực cho giai cấp tư sản, họ không tiến tới nền dân chủ đích thực.

Cấu trúc của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị bao gồm những yếu tố sau:

  • Đảng chính trị: Hay còn gọi là đảng cầm quyền, là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực của Nhà nước, quyết định các chính sách quốc gia. Các đảng khác (nếu có) chỉ đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát cũng như tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền để đảm bảo lợi ích cho đảng của mình.
  • Nhà nước: Gồm 3 cơ quan chính là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan này có nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước với tính chất “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.
  • Các tổ chức chính trị - xã hội: Là các tổ chức của công dân có nhiệm vụ thực hiện một mục tiêu nhất định tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền và nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của tổ chức và lợi ích của các thành viên. Mức độ tác động nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí, khả năng và nguồn lực của tổ chức.
  • Sự tương tác giữa các thể chế chính trị: Sự tương tác này theo các cơ chế và mối quan hệ đã được xác lập, phần lớn dựa trên nền tảng của pháp luật. Các tổ chức có sự liên kết tương hỗ hoặc ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định để thực thi quyền lực chính trị nhằm đạt được mục đích chung của hệ thống, xã hội và lợi ích các tổ chức thành viên.

Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng này sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu và đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình hay dự án,… Các đảng đối lập và các tổ chức chính trị- xã hội có thể tham gia vào việc giám sát, phản biện chính sách của đảng cầm quyền nhằm tăng tính cẩn trọng và hợp lý của chính sách đó hoặc ngăn cản để bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc cho người dân và xã hội theo quan điểm của họ.

cau_truc_cua_he_thong_chinh_tri_luanvan2s
Cấu trúc của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam là gì?

Trong các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội nói chung và tại Việt Nam nói riêng, chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, có quyền quyết định mọi nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do đó, hệ thống chính trị ở Việt Nam là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của công nhân và nhân dân lao động, gọi chung là nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Theo đó, các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm:  Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận và là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, là hạt nhân trong hệ thống chính trị. Nhà nước được coi là trung tâm của hệ thống chính trị.

cau_truc_he_thong_chinh_tri_viet_nam_luanvan2sCác bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam là gì?

Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam là gì?

Hệ thống chính trị của Việt Nam mang những đặc điểm sau:

Đầu tiên, hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo, không tồn tại các đảng chính trị khác. Đặc điểm này đã thể hiện tính phổ biến của hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa và tính đặc thù từ điều kiện thực tế cụ thể của Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ và tôn vinh ở vị trí lãnh đạo.

Thứ hai, hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có sự tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Thứ ba, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức do Đảng thành lập và lãnh đạo có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Đảng và Nhà nước. Các tổ chức thành viên đều do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập: Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân do Đảng lập ra và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị- xã hội do Đảng sáng lập có nhiệm vụ là tổ chức tập hợp, đoàn kết nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Thứ tư, hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống thống nhất và tập trung quyền lực. Tính thống nhất bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân ủy quyền cho Đảng, Nhà nước để thực hiện các mục đích chung. Mục đích chính trị của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với mục tiêu cụ thể là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Thứ năm, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, các thành viên có địa vị pháp lý vững chắc. Vị trí và chức năng của các thành viên trong hệ thống được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các đạo luật.

dac_diem_cua_he_thong_chinh_tri_viet_nam_luanvan2s
Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam là gì?

Chức năng của các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam

  • Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân (phong trào yêu nước) của nhân dân ta. Từ đại hội VII (1991) chúng ta đã bổ sung Đảng Cộng sản là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị Việt Nam bằng các đường lối, chính sách. Đường lối, chính sách của Đảng chính là phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng và phát triển đất nước. Các đường lối chính sách này được thể hiện thông qua các văn kiện, chỉ thị, cương lĩnh chính trị, nghị quyết… 
  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ở nước ta, Nhà nước đóng vai trò là trụ cột kinh tế và quản lý xã hội thông qua hiến pháp và pháp luật. Quyền lực của Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất và thuộc về nhân dân lao động. Nhân dân lao động sử dụng quyền lực nhà nước bằng cách bầu cử, ứng cử. Nhân dân dân có quyền & nghĩa vụ bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời cũng có quyền ứng cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, quyền lực Nhà nước cũng có sự phân công. Sự phân công quyền lực Nhà nước thể hiện ở sự phân công giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (tòa án nhân dân & viện kiểm sát nhân dân). (Xem thêm: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam).
  • Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Mặt trận tổ quốc Việt Nam là đại diện cho các đoàn thể xã hội và có chức năng giám sát và phản biện xã hội. Cụ thể là giám sát sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phản biện. Thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) và tổ chức xã hội xã hội nghề nghiệp (tổ chức trong đoàn thể, quần chúng nhân dân).

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hệ thống chính trị là gì cũng như các nội dung liên quan đến cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng những kiến thức này đã mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ trong quá trình làm luận văn, hãy để lại lời nhắn cho đội ngũ của chúng tôi nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status