Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây hiện tượng thừa thầy thiếu thợ đã được quan tâm khắc phục. Một trong những giải pháp đó là tăng cường giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp theo xu thế phân công lao động xã hội và hướng tới sử dụng hợp lý tiềm năng, khả năng của học sinh, đưa các em vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp phù hợp. Vậy, giáo dục hướng nghiệp là gì và có những nội dung liên quan nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luận Văn 2S nhé.
UNESCO định nghĩa: Hướng nghiệp là quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học các quyết định đúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Ở tầm vĩ mô, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tác động của nhà nước, tổ chức hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong xã hội nhằm giúp con người lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống.
Sách Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 quy định: Hướng nghiệp là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm nhằm mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp đỡ và hỗ trợ các em tự quyết định nghề nghiệp trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực trong các ngành sản xuất của xã hội.
Giáo dục học cho rằng: Giáo dục hướng nghiệp (Tiếng Anh: Vocational education) bao gồm các tác động có hệ thống giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề nghiệp phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân, để mỗi học sinh có thể tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.
Nói tóm lại, giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp mà gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay thực hiện. Trong đó nhà trường chiếm vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào làm việc tại các ngành nghề mà xã hội đang cần phát triển nhưng cũng phù hợp với hứng thú, năng lực của từng cá nhân. Như vậy, bản chất của giáo dục hướng nghiệp là sự tuyên truyền, giáo dục, điều chỉnh động cơ và hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với thế giới nghề nghiệp. Thực hiện giáo dục lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân tìm được động lực, hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và tiến tới đạt năng suất cao, cống hiến nhiều nhất cho phát triển xã hội.
Khái niệm giáo dục hướng nghiệp là gì?
Xem thêm:
→ Download miễn phí mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 2022
Tác giả Đặng Danh Ánh đề cập đến 5 nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hướng nghiệp bao gồm:
Tổ chức cho học sinh làm quen với các ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt đối với các nghề phổ biến
Tổ chức các hoạt động giáo dục nghề cho học sinh nhằm giúp các em có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Tiến hành tư vấn chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng của học sinh.
Giúp đỡ, hỗ trợ học sinh tìm hiểu nhân cách của mình để giúp các em chọn nghề phù hợp.
Giáo dục học sinh có thái độ lao động đúng đắn với mọi ngành nghề.
Giáo dục hướng nghiệp có các ý nghĩa cơ bản sau:
Ý nghĩa giáo dục: Thông qua giáo dục hướng nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, trong đó nội dung giáo dục học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, thái độ đúng đắn đối với lao động. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của giáo dục, sự làm quen và tiếp xúc với nghề mà giáo dục hướng nghiệp mang đến giúp học sinh rèn luyện sự sáng tạo, khéo tay, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế.
Ý nghĩa kinh tế: Giáo dục hướng nghiệp đẩy mạnh phân luồng học sinh, phân luồng nhân lực trong xã hội, giúp đất nước sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ. Điều này mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động trong xã hội. Nếu tổ chức, hướng dẫn các em đi vào thị trường lao động một cách đúng đắn, khoa học sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ý nghĩa chính trị: Giáo dục hướng nghiệp giữ vai trò quan trọng khi thực hiện chiến lược giáo dục, chiến lược con người và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công tác này được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh giáo dục học sinh các cấp, phân hóa học sinh có năng lực, năng khiếu,…từ đó nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,..đáp ứng chiến lược xây dựng kinh tế xã hội,phát triển nhân lực theo từng giai đoạn.
Ý nghĩa xã hội: Nếu làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, thế hệ trẻ được định hướng vào cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày sẽ ổn định từ đó tạo nên sự ổn định cho xã hội.
Quản lý giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo dục, đề cập đến hệ thống các tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh.
Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình lâu dài, được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau theo một quy trình đã được xác định nhằm giúp các em học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và khả năng lựa chọn nghề trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Là bước đầu tiên có vai trò quan trọng nhất. Bước này giúp học sinh trả lời cho câu hỏi: “Em là ai”, trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, bài tập trắc nghiệm và tư vấn cá nhân.
Bước 2: Giúp học sinh trả lời cho câu hỏi: “Em đang đi về đâu”, từ đó hướng dẫn các em tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, trải nghiệm, qua các trang web, bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và tư vấn cá nhân.
Bước 3: Giúp các em trả lời câu hỏi: “Làm sao để đi đến nơi em muốn hướng tới”, từ đó hướng dẫn, hỗ trợ các em lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đó thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Quy trình này có thể được lặp đi lặp lại trong các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mỗi người. Đặc điểm của quy trình này là các bước đều có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bước sau. Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý.
Thị trường lao động: Các yếu tố của thị trường lao động như dân số, tiền lương, tuyển dụng, nhu cầu thị trường,…là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn lao động nếu được trả lương theo chất lượng và hiệu quả lao động sẽ khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng và kiến thức.
Giáo dục đào tạo: Phát triển nguồn nhân lực gắn liền với giáo dục và đào tạo. Với quan niệm đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi nhất, các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi trong chiến lược đầu tư cho giáo dục vì nó giúp tạo ra nguồn lực quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Để giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, điều quan trọng nằm ở đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Trong nền giáo dục hiện đại, việc quản lý và đào tạo giáo viên có chuyên môn và trang bị thêm một số môn học khác để phục vụ cho việc giáo dục toàn diện cho học sinh, huấn luyện các phương pháp và kỹ năng dạy học một cách chu đáo, rèn luyện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp.
Phụ huynh học sinh: Các bậc phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho con em, là cầu nối và là nhà tư vấn gần gũi nhất giúp các em lựa chọn hướng đi phù hợp. Tuy nhiên, có không ít phụ huynh có thói quen áp đặt, thiếu quan tâm chuyện định hướng cho con.
Các tổ chức xã hội: Chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất có vai trò quan trọng, chính quyền địa phương cần có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong việc xây dựng nguồn lực, quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Cơ sở sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện cho các em tham quan, học tập và tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình.
Giáo dục hướng nghiệp là một trong những công tác quan trọng cần quan tâm đối với ngành giáo dục. Công tác này nếu được thực hiện hiệu quả sẽ đem lại những tín hiệu tích cực cho lực lượng lao động, xã hội và phát triển kinh tế. Bên cạnh những kiến thức nền tảng, các nhà quản lý giáo dục cần đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp để tiếp cận ngày càng sâu rộng đến các em học sinh. Hy vọng những thông tin kiến thức xoay quanh khái niệm giáo dục hướng nghiệp là gì, nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ với chuyên viên học thuật viết luận văn thuê tại Luận Văn 2S nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com