Có thể nói rằng, giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển của một doanh nghiệp. Nó vừa phản ánh năng lực quản lý của doanh nghiệp vừa là yếu tố để so sánh mức độ cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy giá thành sản phẩm là gì? Những yếu tố nào liên quan đến việc quyết định giá thành sản phẩm? Bài viết dưới đây của Luận Văn 2S sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Giá thành sản phẩm là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến tất cả các hao phí về lao động (bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa) có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành và được biểu hiện bằng tiền.
Ta cũng có thể hiểu giá thành sản phẩm như một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Chỉ tiêu này phản ánh một cách đầy đủ và chính xác chất lượng hoạt động của xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất về mặt tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Do đó, giá thành sản phẩm chính là là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, chất lượng và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề mà các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng được xem là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Giá thành sản phẩm là gì?
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn, luận văn thạc sĩ các chuyên ngành. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn về tính giá thành sản phẩm, liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ ngay hôm nay nhé!
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc thù riêng khác nhau. Do đó, giá thành sản phẩm cũng được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường giá thành sản phẩm sẽ được phân thành hai loại chính dựa trên thời điểm xác định và nội dung cấu thành giá thành sản phẩm. Cụ thể sẽ được đề cập ngay sau đây:
Theo thời điểm xác định, giá thành sản phẩm được phân ra làm 03 loại, bao gồm: Giá thành kế hoạch, giá thành thực tế và giá thành định mức:
#1 Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức về kinh tế kỹ thuật. Đây là cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá cả thực tế và giá thành kế hoạch từ đó đưa ra những kết luận, biện pháp quản lý phù hợp.
#2 Giá thành kế hoạch: Tức là giá thành được đề xuất ra trước khi bắt đầu đi vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chúng được xây dựng dựa trên các định mức về kinh tế kỹ thuật, số liệu phân tích tình hình thực tế của kỳ trước và các định mức.
Mối quan hệ giữa giá thành định mức và giá thành kế hoạch là:
Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức * Tổng sản phẩm theo kế hoạch |
#3 Giá thành thực tế: Là giá thành được đưa ra sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất hoặc một thời kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, giá thành sản phẩm sẽ được phân ra làm 02 loại, bao gồm:
#1 Giá thành sản xuất:
Là các chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. Bao gồm:
#2 Giá thành toàn bộ:
Hay còn được gọi là giá thành tiêu thụ hoặc giá thành đầy đủ. Là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ xong khối lượng sản phẩm đó. Cụ thể như sau:
Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành sản phẩm là gì?
Có thể bạn quan tâm:
→ Kế toán công nợ là gì? Vai trò của kế toán công nợ trong doanh nghiệp
→ Top 55 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán mới nhất [Cập nhật 2021]
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm. Dựa vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm cũng như yêu cầu quản lý về giá thành, doanh nghiệp có thể lựa chọn ra một phương pháp phù hợp nhất để tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp trực tiếp có loại trừ giá trị sản phẩm thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ. Trong đó, sản phẩm phụ không phải là đối tượng cần tính giá thành. Do vậy, khi tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sẽ cần phải loại bỏ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Ta có công thức:
Phương pháp trực tiếp có loại trừ giá trị sản phẩm
Phương pháp tỷ lệ thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại những chủng loại, quy cách, phẩm cấp khác nhau được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Các sản phẩm này không thể quy đổi tương ứng do không có quan hệ tương ứng tỷ lệ. Do đó, đối tượng tính giá thành thường là từng quy cách sản phẩm.
Phương pháp này thường được các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau (Sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau) lựa chọn áp dụng. Đối tượng tính giá thành trong phương pháp này là thành phẩm và bán thành phẩm.
*Phương án không tính giá thành bán sản phẩm:
*Phương án có tính giá thành bán sản phẩm:
Phương pháp đơn đặt hàng thường được các doanh nghiệp chuyên thực hiện sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng do đối tượng đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng.
Thứ nhất, giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đưa ra các phương án tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của đơn vị.
Thứ hai, giá thành sản phẩm được coi là thước đo giữa mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Đây là căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất và đề ra các phương án kinh doanh phù hợp. Trước khi quyết định sản xuất bất kỳ một loại hàng hóa nào, doanh nghiệp cần phải nắm rõ nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí sản xuất cũng như chi phí tiêu thụ sản phẩm. Từ đó biết được hiệu quả kinh doanh của sản phẩm và doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm nào để sản xuất và sản xuất với số lượng bao nhiêu nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất.
Thứ ba, giá thành sản phẩm là một công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình, hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Điều này được thực hiện thông qua việc phân tích biến động giá giữa các kỳ. Giá thành là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp có thể xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.
Khi giá thành của sản phẩm giảm sẽ là điều kiện để kích thích nhu cầu mua sắm của khách từ đó tăng tổng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Dưới đây là những cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm giá thành sản phẩm ra thị trường:
➢ Giảm chi phí vật liệu: Giảm chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm đồng nghĩa với việc giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế. Điều này có thể được thực hiện bằng cách phân công lao động phù hợp, quản lý lao động hiệu quả và sử dụng máy móc thiết bị sản xuất tối ưu… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể hạ thấp đơn giá vật liệu bằng cách tìm các nguồn cung mới, sử dụng vật liệu có giá thành rẻ hơn vẫn đảm bảo chất lượng tương đương...
➢ Giảm chi phí nhân công: Một số giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhân công bằng cách tuyển dụng và phân bổ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc. Quản lý nhân công một cách hiệu quả để tăng năng suất lao động. Đồng thời, thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề cho nhân công từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
➢ Giảm chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại có kỹ thuật cao. Đồng thời, doanh nghiệp không nên đầu tư xây dựng nhà xưởng với kiến trúc không cần thiết.
➢ Giảm chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng phát sinh khi doanh nghiệp quyết định mua nguyên vật liệu mà không tự sản xuất. Tùy vào điều kiện thực tế mà doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định mua ngoài hay tự sản xuất thông qua bảng so sánh sau:
Tự sản xuất | Mua ngoài |
|
|
Chúng tôi hy vọng nội dung bài chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về nội dung "giá thành sản phẩm là gì” và các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến trong doanh nghiệp. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ nó đến nhiều người hơn nữa nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com