logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Đô thị hóa là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa phát triển song hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, là tấm gương phản chiếu sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, bắt đầu với những đô thị đầu tiên gắn với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Đây cũng là một hiện tượng kinh tế- xã hội nổi bật thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đô thị hóa là gì, nội dung đô thị hóa và những nhân  tố tác động đến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các bạn hãy cùng luanvan2s.com theo dõi bài viết sau nhé.

Đô thị hóa là gì?

Khái niệm đô thị là gì?

Đô thị là các khu vực dân cư tập trung sinh sống với mật độ cao và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và vùng lãnh thổ, một địa phương.

do_thi_la_gi_luanvan2s
Đô thị là gì?

Khái niệm đô thị hóa là gì?

Thuật ngữ đô thị hóa (tiếng Anh: Urbanization) xuất hiện từ thế kỷ 19 nhưng chỉ thật sự phổ biến từ thế kỷ 20, khi quá trình đô thị hóa bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Côn, đô thị hóa biểu hiện ở 4 phương diện:

Dân cư vùng nông thôn di cư dồn vào đô thị và số lượng đô thị ngày càng tăng, tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân ngày càng nâng cao.

Phương thức sinh hoạt, phương thức làm việc và phương thức tư duy của dân cư từng bước mang tính đô thị.

Quan hệ giữa thành thị và nông thôn không ngừng biến đổi, đô thị trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, là động lực chủ yếu của sự phát triển đi lên trong xã hội.

Khu vực phi đô thị dần chuyển thành trạng thái khu vực có tính đô thị.

Còn theo TS Trương Quang Thao, đô thị hóa là một hiện tượng xã hội liên quan đến những chuyển dịch về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian và môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo đà thúc đẩy phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch chuyển dân cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh phát triển kinh tế làm nền tảng cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa.

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội đa diện về dân cư, kinh tế - xã hội và môi trường. Quá trình đô thị hóa gồm các nội dung sau: Gia tăng tỷ trọng dân số đô thị; phát triển mạng lưới đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn; phổ biến lối sống đô thị và nâng cao vai trò của đô thị trong phát triển kinh tế- xã hội.

do_thi_hoa_la_gi_luanvan2s
Đô thị hóa là gì?

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa là gì?

Gia tăng dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị: Đầu thế kỷ 19, chỉ có 3% nhân loại sống trong khu vực đô thị, chiếm khoảng 29,3 triệu người, vào đầu thế kỷ 20 là 13,6% với 220 triệu người. Đến năm 1930, thế giới có khoảng 415 triệu người sống trong khu vực đô thị, chiếm khoảng 1/5 tổng dân số thế giới. Bắt đầu từ đây, đô thị hóa không chỉ diễn ra nhanh mà còn rộng khắp trên thế giới.

Tốc độ gia tăng dân số đô thị trung bình khoảng 2,6%/ năm, trên bình diện toàn cầu, xu hướng tập trung dân cư sống ở khu vực đô thị vẫn tiếp tục với tốc độ cao.

Gia tăng diện tích đô thị, phát triển mạng lưới đô thị: Đô thị ngày càng chiếm nhiều diện tích trái đất, hiện nay diện tích các đô thị khoảng 3 triệu km2, tức 2% diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao. Số lượng đô thị đang tăng lên nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Quá trình phát triển đô thị đã tạo nên những vùng đô thị hóa cao độ như chuỗi đô thị từ Boston đến Washington D.C Hoa Kỳ dài 750km, chuỗi đô thị từ Tokyo đến Osaka (Nhật Bản), chuỗi đô thị từ Bắc Kinh đến Thiên Tây hay vành đai đô thị đồng bằng Châu Giang,…

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa: Quá trình chuyển dịch lao động từ các hoạt động dựa trên nền tảng khai thác tài nguyên thiên nhiên (nông - lâm - ngư nghiệp) sang các hoạt động và chế biến như công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản, thương mại, tài chính,…

Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị: Đô thị hóa kéo theo những biến đổi to lớn và sâu rộng trong đời sống xã hội, đời sống của các cộng đồng nông thôn và đô thị. Lối sống đô thị là một đặc trưng của đô thị. Đô thị hóa cũng là sự phổ biến và lan truyền các khuôn mẫu về hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng của người dân đô thị, sự lan truyền của lối sống đô thị đến các vùng nông thôn và trong toàn bộ xã hội.

dac_diem_cua_do_thi_hoa_luanvan2s
Đặc điểm của đô thị hóa là gì?

Các loại hình đô thị hóa

Đô thị hóa tập trung: Loại hình này phổ biến ở nửa đầu quá trình đô thị hóa, khi các luồng di cư nông thôn- đô thị được tăng cường và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp tập trung vào đô thị. Mạng lưới đô thị quốc gia chủ yếu là các đô thị nhỏ. Với loại hình này, quy mô dân số và diện tích đô thị sẽ không ngừng tăng lên với mật độ dân số tăng cao.

Đô thị hóa phân tán: Loại hình đô thị hóa này diễn ra khi đô thị hóa đã ở trình độ cao, đòi hỏi phân tán công năng đô thị ra bên ngoài để tránh sức ép từ vùng nội đô, gây các hệ quả tiêu cực. Ở loại hình này, khu vực ngoại ô được mở rộng mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế đô thị, công trình văn hóa, giáo dục và y tế cũng được đẩy ra vùng ngoại ô.

Các giai đoạn đô thị hóa

Lịch sử đô thị hóa gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 trình độ phát triển lực lượng sản xuất và cũng là 3 giai đoạn của văn minh nhân loại

Giai đoạn 1 (thời kỳ văn minh nông nghiệp).

Ở giai đoạn này, đô thị mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, phân bố phân tán với quy mô và cấu trúc đơn giản. Chức năng đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quá trình gia tăng dân số và số lượng các đô thị diễn ra chậm chạp.

Giai đoạn 2 (thời kỳ văn minh công nghiệp)

Các đô thị phát triển mạnh song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy tập trung sản xuất và dân cư vào đô thị tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau. Giai đoạn này, đô thị hóa tăng tốc với sự tăng nhanh về quy mô, tỷ trọng dân số đô thị và mở rộng mạng lưới đô thị.

Giai đoạn 3 (văn minh hậu công nghiệp)

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cơ cấu kinh tế trở nên phức tạp và dịch vụ xã hội cũng đòi hỏi quy mô và chất lượng cao dẫn đến sự tăng mạnh về các hoạt động, dịch vụ... làm thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt, lao động trong xã hội. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn, tỷ trọng dân số đô thị đi vào sự ổn định, tăng rất chậm hoặc không tăng.

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, làm thay đổi đặc trưng dân số và phân bố dân cư. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các hình mẫu kết hôn, phụ nữ trong môi trường đô thị tham gia nhiều vào đời sống xã hội, trình độ học vấn và văn hóa cao hơn nông thôn. Môi trường đô thị cũng làm thay đổi quan niệm về sinh đẻ, nhu cầu cá nhân và các giá trị sống. Hôn nhân tự nguyện dần trở thành tất yếu, tỷ suất sinh thấp,…

Thứ hai là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đô thị hóa góp phần cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra, đô thị hóa cũng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đặc tính lợi ích mang lại khác nhau giữa các hợp phần của nền kinh tế. Theo đó, đô thị hóa sẽ làm chuyển dịch cơ cấu ngành sang công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi sinh kế. Trong quá trình đô thị hóa, sinh kế của người dân bị tác động mạnh mẽ nên người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các cơ sở vật chất hiện đại của đô thị, những mối quan hệ truyền thống dần rạn nứt và hình thành các quan hệ mới, con người cũng thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới.

Thứ tư, đô thị hóa thúc đẩy thay đổi mục đích sử dụng đất: Mục đích sử dụng đất chuyển sang các hoạt động kinh tế đô thị như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp cũng thay đổi theo hướng phù hợp với đặc thù đô thị, tức là hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đô thị tăng lên.

anh_huong_cua_do_thi_hoa_den_phat_trien_kinh_te_luanvan2s
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

Các nhân tố tác động đến quá trình đô thị hóa là gì?

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế- xã hội, đặc biệt là tổ chức các trung tâm phát triển kinh tế của vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng cũng như các mối liên hệ quốc tế. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị. Các đô thị lớn có lịch sự phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải, ở dọc lưu vực sông, trung tâm vùng châu thổ,… Trong điều kiện hiện đại, nhiều đô thị lớn nằm ở các dải ven biển của các quốc gia.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đô thị được hình thành và phát triển gắn với những điều kiện tự nhiên đặc thù của lãnh thổ. Địa hình ảnh hưởng đến việc xác định vị trí, hình thái không gian đô thị, tổ chức đất đai xây dựng đô thị,… điều kiện đất đai ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Tài nguyên mặt nước và nước ngầm là nguồn cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Điều kiện kinh tế xã hội

Đường lối và hệ thống chính sách của nhà nước: Là cơ sở pháp lý cho chính sách đô thị hóa và sự hình thành, phát triển mạng lưới đô thị. Những chính sách của nhà nước và thay đổi môi trường chính trị xã hội,… ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc đô thị và định hướng quá trình đô thị hóa. Chiến lược đô thị hóa là một bộ phận đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Sự phát triển kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như sự điều chỉnh địa giới hành chính, tình hình hội nhập trong nước và quốc tế đều ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa ở các quốc gia.

Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia thuần nông nghiệp, vì lẽ đó hoạt động đô thị hóa ở Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn, sau mỗi giai đoạn, bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những sự biến đổi nhất định. Cụ thể:

Giai đoạn trước năm 1954: Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam người Pháp đã mở đầu công cuộc đô thị hóa đầu tiên tại Việt Nam. Thế nhưng sau khi đô thị hóa diễn ra, tốc độ tăng dân số mới đạt 7,5%, đến năm 1955 mới đạt 11%.

Giai đoạn từ năm 1955 - 1975: Trong giai đoạn này, miền Bắc nước ta về cơ bản đã đi vào quá trình công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa. Quá trình đô thị hóa nhờ đó cũng được gia tăng đáng kể. Trong năm 1965, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã đạt đến 17,2%. Năm 1975, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam tăng lên đến 21,5%, là kết quả của hai quá trình “giải đô thị hóa” ở miền Bắc và “đô thị hóa cưỡng bức” ở miền Nam Việt Nam trong những năm từ 1960 đến năm 1975.

Giai đoạn từ năm 1975 - 1989: Ở giai đoạn này, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn trì trệ, đô thị hóa dường như không có sự biến động nào đáng kể. 

Giai đoạn từ 1989 đến nay: Dưới tác động của các công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị trường thì nước ta đã có những biến đổi quan trọng không chỉ trong cơ cấu kinh tế, xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp mà cả những biến đổi về khuôn mẫu của đời sống đô thị.

Có thể nhận định rằng giai đoạn từ 1989, đặc biệt là trong những năm trở lại đây, đô thị hóa đã có những chuyển biến nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Tính đến giữa năm 2021, Việt Nam đã có đến 867 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số đô thị loại I, II, III, VI, V lần lượt là 22, 32, 48, 89, 674. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40,4%.

Trên đây là những thông tin tổng quan xoay quanh khái niệm đô thị hóa là gì cũng như thực trạng, tình hình đô thị hóa ở Việt Nam. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn đọc đã tìm thấy những thông tin bổ ích phục vụ cho quá trình học tập cũng như viết luận văn. Nếu như bạn đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về đô thị hóa nhưng lại gặp khó khăn, vấn đề cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status