Dạy học theo hướng phát triển năng lực đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước và giờ đang trở thành xu hướng giáo dục được cả thế giới quan tâm. Đối với nước ta, dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng đã được áp dụng trong chương trình giảng dạy. Để hiểu rõ hơn về khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì cũng như nội dung các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng khái niệm năng lực, phát triển năng lực, định hướng phát triển năng lực. Cụ thể:
Về nguồn gốc, khái niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ tiếng La tinh “competencia”. Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều các quan điểm về năng lực. Nhưng tựu chung lại, năng lực có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố cơ bản của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.
Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Phát triển khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phát triển các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh.
Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ ; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên. Thông qua hình thức tổ chức giáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Định hướng nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc điểm tâm - sinh lí, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của từng học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các kỹ năng, kiến thức... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu quả nhất các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng sống.
Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền thống.
Theo đó, dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,…) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình.
Khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là đề tài được rất nhiều học viên cao học, đại học lựa chọn cho bài luận văn quản lý giáo dục của mình. Nếu như bạn đọc cũng đang tìm kiếm tài liệu để thực hiện bài luận này, tham khảo dịch vụ hỗ trợ & viết thuê luận văn uy tín của chúng tôi Tại Đây!
Dạy học phát triển năng lực có 04 đặc điểm chính:
Thứ nhất, dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa dựa trên hứng thú, nhu cầu và nền tảng kiến thức, sở thích cũng như thế mạnh của học sinh. Phương pháp này cho phép người học cá nhân hóa, đa dạng hóa việc học để đáp ứng nhu cầu của bản thân theo hướng có lợi cho họ. Tức là, ngoài số giờ lên lớp theo quy định, học sinh có quyền lựa chọn môn học, hình thức học ở bất kỳ đâu và bất cứ thời điểm nào (học online, học nhóm,…) để giúp học sinh phát triển tối đa năng lực vốn có của mình. Phương pháp học này mang đến sự tự do, linh hoạt cho học sinh, loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập. Học sinh được coi là trung tâm của quá trình học và luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Thứ hai, dạy học theo hướng phát triển năng lực định hướng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức cần thiết và nâng cao khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học được. Kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử là những “tài nguyên” để các em thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hình thành và phát triển năng lực.
Thứ ba, dạy học phát triển năng lực xác định và đo lường năng lực đầu ra của học sinh dựa trên mức độ làm chủ kiến thức môn học. Học sinh thể hiện sự tiến bộ của mình thông qua việc chứng minh năng lực mà không dựa trên khoảng thời gian cố định như học kỳ hay cấp học.
Thứ tư, dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp người học có thể chọn cách tiếp nhận các tài liệu học tập kể cả thời điểm và nhịp độ học tập. Điều này khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tự chủ của học sinh, phát triển tối đa các kỹ năng để đạt được mục tiêu học tập.
Đặc điểm của dạy học theo hướng phát triển năng lực là gì?
Xem thêm:
→ Dạy học tích hợp là gì? Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp?
Ý nghĩa của dạy học phát triển năng lực là gì?
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs, thpt, tiểu học phổ biến:
Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập sẽ giúp việc học trở thành tự thân và đạt hiệu quả cao nhất. Qua các hoạt động, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức được tốt hơn và phát triển năng lực học sinh toàn diện. Cách dạy này giúp học sinh học tập và hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên trong suốt quá trình tiếp thu kiến thức,rèn luyện kỹ năng và hình thành hành vi hay thái độ học tập đúng đắn.
Cách dạy này cũng giúp môi trường học tập trở nên sôi động, vui vẻ và hào hứng hơn cho học sinh. Học sinh và giáo viên cùng tham gia học tập và hoạt động, các hoạt động dạy học cũng đa dạng tùy theo nội dung của bài học. Thông thường, giáo viên có thể áp dụng các hoạt động cơ bản như: khởi động đầu giờ, hình thành kiến thức mới qua việc đọc tài liệu, sách giáo khoa,… cho học sinh tự nghiên cứu, tự học.
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ có sự tương tác hai chiều, trong đó có hỏi đáp, tranh luận và phản biện giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với nhau. Từ đó sẽ tạo nên mối quan hệ giao lưu, hòa đồng và hợp tác. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn và giáo viên lắng nghe, chỉ dẫn học sinh trả lời các câu hỏi hoặc thúc đẩy học sinh biết suy nghĩ, khai thác và mở rộng vấn đề. Đôi khi, giáo viên cần đưa ra các thông tin phản hồi kịp thời, chính xác và đúng thời điểm để học sinh có thể tiếp thu kiến thức mới một cách chính xác. Trong quá trình dạy học này, giáo viên đóng vai trò là một người thầy, một người bạn để đồng hành cùng học sinh.
Để việc tương tác đạt hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để có cách dạy phù hợp, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện, đồng đều.
Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua tương tác và hợp tác
Mỗi học sinh đều là một cá thể độc lập có sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích nên không thể dạy học theo kiểu đồng loạt bằng một phương pháp duy nhất để áp dụng cho tất cả mọi học sinh mà cần tiến hành dạy học phân hóa và cho phép học sinh học tập theo tốc độ, khả năng riêng của mình. Khi thiết kế các hoạt động dạy học, giáo viên phải dựa trên năng lực, nhu cầu và hứng thú của từng cá nhân để đạt được mục tiêu dạy học. Trong quá trình dạy học, học sinh được đánh giá theo những cách khác nhau để đảm bảo việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác với năng lực của từng học sinh. Khi học sinh được học với khả năng của mình, chúng sẽ làm chủ việc học và học tập có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Học sinh cũng có cơ hội để thực hành kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống.
Tự học chính là con đường phát triển nội sinh, phát triển năng lực bản thân. Ngày này, việc dạy học đòi hỏi định hướng cho học sinh cách tư học để học suốt đời. Trong dạy học phát triển năng lực, cần hướng dẫn cho học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu quan trọng và là cơ sở hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh.
Để làm được điều này, giáo viên cần định hướng nội dung, giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, khám phá và tự chiếm lĩnh kiến thức nhằm đạt được mục tiêu bài học. Kiến thức được lĩnh hội theo cách này sẽ giúp học sinh nắm chắc hơn, tránh tình trạng học vẹt, học thuộc lòng. Giáo viên giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi và gợi mở cách tìm kiếm thông tin là chìa khóa lớp học phát triển theo mô hình phát triển năng lực và cũng thể hiện năng lực của giáo viên.
Phương pháp dạy học gắn với hướng dẫn tự học
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau trong mỗi tiết học. Điều này sẽ giúp giáo viên đánh giá học sinh từ nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, trong đó học sinh cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh nhằm động viên và có những điều chỉnh để học sinh phát triển tốt hơn. Cần thực hiện đánh giá một cách công bằng, khách quan và chính xác. Giáo viên cần có có những ghi chép riêng để dùng làm hồ sơ minh chứng hay mô tả sự tiến bộ hoặc sa sút của học sinh trong việc học. Sự phản hồi thường xuyên về kết quả học tập của học sinh và cha mẹ là điều cần thiết.
Mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hướng cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Việc đưa bài học vào cuộc sống là yêu cầu quan trọng trong dạy học phát triển năng lực. Giáo viên ngoài việc giảng dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, cần đưa thêm các kiến thức từ thực tiễn vào cuộc sống để học sinh nhận thấy được giá trị thực của học tập. Ngoài ra, giáo viên có thể giao các bài tập vận dụng thực hành, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngoài giờ học để học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức với thực tế cuộc sống đang diễn ra tại địa phương, cộng đồng hoặc chính bản thân mình.
Dạy học truyền thống | Dạy học phát triển năng lực | |
Mục tiêu dạy học | Dạy học mô tả chung chung, không chi tiết Tập trung trang bị kiến thức trong sách giáo khoa. Học sinh tiếp thu thụ động, một chiều. Tập trung vào thành tích thay vì phát triển năng lực. | Dạy học mô tả chi tiết các kiến thức, kỹ năng và thái độ, năng lực được biểu đạt qua động từ cụ thể, có thể quan sát và đánh giá được, thể hiện sự tiến bộ của học sinh. Tập trung hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, tự học, tự hoàn thiện. Giúp học sinh sống, làm việc và giải quyết các vấn đề thực tiễn |
Nội dung dạy học | Lựa chọn nội dung gắn với khoa học chuyên ngành, ít gắn với thực tiễn. chú trọng truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo môn học đã được quy định sẵn. Nội dung dạy học thiết kế theo đường thẳng và trình tự kiến thức của sách giáo khoa dùng chung cho tất cả học sinh. Học sinh có kiến thức nhưng không có khả năng ứng dụng. | Lựa chọn nội dung cần thiết, gắn với thực tiễn, chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng thực tiễn. Nội dung dạy học có tính mở, cập nhật các tri thức mới. Nội dung được thiết kế phân hóa theo trình độ, năng lực của người học. Học sinh biết cách vận dụng kiến thức vào tình huống trong cuộc sống. |
Phương pháp dạy học | Giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Giáo viên sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết trình, giảng giải, minh họa,.. | Giáo viên là người định hướng, tổ chức và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh. Học sinh tự học, tìm kiếm, và rút ra kết luận.Chú trong phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Chú trọng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như thực hành, trải nghiệm, tự học,… |
Hình thức dạy học | Dạy học lý thuyết trên lớp với hình thức dạy học toàn lớp và học nhóm | Hình thức đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu, trải nghiệm,..đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Học thông qua hoạt động ngoài trời, công viên, bảo tàng,… |
Đánh giá kết quả học tập | Đánh giá dựa trên khả năng ghi nhớ của học sinh. Giáo viên độc quyền đánh giá học sinh, quá trình này độc lập với quá trình học. Đánh giá theo những tiêu chí nhất định. Kiểm tra, đánh giá để phân loại, phân hạng học sinh. | Đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, sự tiến bộ của học sinh và khả năng vận dụng trong thực tiễn. Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau tích hợp với quá trình dạy học. Đánh giá ở mọi thời điểm trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá để cung cấp thông tin kịp thời và chỉnh sửa nếu cần thiết. |
Quản lý dạy học | Quản lý chất lượng dạy học chú trọng vào nội dung dạy học | Quản lý chất lượng dựa vào kết quả đầu ra, nhận mạnh năng lực của học sinh |
Sản phẩm của dạy học | Học sinh trở nên thụ động, ít có khả năng phản biện và sáng tạo | Học sinh trở nên năng động, tự tin, có tư duy phản biện. |
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì cũng như các nội dung liên quan khác như đặc điểm, ý nghĩa, các phương pháp dạy học phát triển năng lực. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc nói chung và viết luận văn nói riêng.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com