Phát triển con người được xem là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế xã hội và là phương tiện nhằm thúc đẩy phát triển không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực trở thành biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. Đào tạo là vũ khí chiến lược của tổ chức để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về đào tạo nguồn nhân lực là gì nhé.
Có thể nói rằng nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò then chốt trong bất kỳ tổ chức nào. Trong một tổ chức nói chung, nguồn nhân lực được định nghĩa là toàn bộ những người lao động hiện đang làm việc trong tổ chức và được tổ chức đó trả lương. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực là toàn bộ những khả năng lao động mà tổ chức cần và huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của tổ chức.
Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực có tay nghề tốt, chất lượng cao như hiện nay, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức được coi là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để có thể đáp ứng được các mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh mà tổ chức đặt ra. Thực tiễn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã chứng minh rằng đầu tư vào con người có thể mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với việc đầu tư vào các hoạt động đổi mới máy móc, trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm của hai tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2010), phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng quy mô, nâng cao chất lượng và cơ cấu ngày càng hợp lý hơn nguồn nhân lực trong tổ chức. Cũng theo các tác giả, nội dung phát triển nguồn nhân lực bao gồm hai hoạt động chính là:
Hoạt động giáo dục: Bao gồm các hoạt động học tập nhằm mục đích chuẩn bị cho con người những kiến thức, kỹ năng để họ có đủ điều kiện để bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề nghiệp mới, phù hợp hơn với họ ở trong tương lai.
Hoạt động đào tạo: Bao gồm các hoạt động học tập nhằm mục đích giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, chức năng của mình trong tổ chức. Hay nói cách khác, đào tạo là quá trình học tập để người lao động được nắm vững hơn các kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn về công việc của mình, từ đó thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Đào tạo thương là giai đoạn được thực hiện sau khi giáo dục. Khi ấy người lao động đã đạt đến một trình độ nhất định và ở một độ tuổi nhất định. Có các hình thức đào tạo sau:
Các khái niệm giáo dục, đào tạo đều đề cập đến quá trình con người tiếp thu các kiến thức, học kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm, hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc cá nhân. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không phải là một, chúng có sự khác nhau ở phạm vi, thời gian và mục đích. Đào tạo nguồn nhân lực tập trung vào việc nâng cao kỹ năng, khắc phục những thiếu hụt về kiến thức cho người lao động ở công việc hiện tại, thực hiện ở phạm vi cá nhân và trong thời gian ngắn. Phát triển nguồn nhân lực tập trung vào chuẩn bị cho công việc tương lai, thực hiện ở phạm vi cá nhân và tổ chức, được tiến hành trong thời gian dài. Để khai thác hết hiệu quả hoạt động và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao và ổn định cho tổ chức thì cần thực hiện song song đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực là gì?
Về cơ bản, hoạt động phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực của mọi tổ chức, doanh nghiệp đều nhằm mục đích sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp đó. Thông qua hoạt động đào tạo, người lao động sẽ trở nên thành thạo hơn về công việc, kỹ năng, nhiệm vụ của mình trong công việc. Đồng thời thái độ làm việc cũng được thay đổi theo hướng tích cực hơn, nâng cao khả năng thích ứng của người lao động trong tương lai tốt hơn. Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
Đối với doanh nghiệp
Đào tạo được xem là yếu tố cơ bản để đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn,..từ đó giúp doanh nghiệp thích ứng kịp thời với những thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực thành công mang đến những lợi ích sau:
Đối với người lao động
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội cập nhật kiến thức, kỹ năng mới và áp dụng các thành công về công nghệ, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc. Thông qua đào tạo, người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội và góp phần thỏa mãn nhu cầu phát triển cho người lao động.
Đối với nền kinh tế xã hội
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia vì đây là cơ sở thế mạnh và được xem là nguồn gốc thành công của các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…sự phát triển nguồn nhân lực của tổ chức cũng là yếu tố tích cực thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì doanh nghiệp mong muốn trong tương lai về khía cạnh và thái độ của người quản lý và người lao động. Đây là quá trình thu thập và phân tích thông tin để làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc.
Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên sẽ có những điểm khác biệt do kiến thức căn bản, tiềm năng và hoài bảo phát triển của họ không giống nhau. Vì vậy, các hoạt động đào tạo cần hướng đến việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng.
Việc xác định mục tiêu đào tạo là việc xác định các kỹ năng cụ thể sẽ được đào tạo, thời gian đào tạo, số lượng người được đào tạo, tính thường xuyên trong việc tổ chức các lớp đào tạo,… Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ có được phương hướng rõ ràng cho kế hoạch đào tạo và là giá đỡ cho kế hoạch đào tạo. Khi xác định mục tiêu đào tạo cần chú ý đến tôn chỉ của doanh nghiệp và xuất phát từ góc độ công nhân viên, cụ thể không mang tính trừu tượng chung chung. Khi đặt ra mục tiêu, cần tuân thủ nguyên tắc SMART gồm: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable( có thể đạt được), Relevant (có liên quan) và Timebound (Hạn định thời gian hợp lý).
Doanh nghiệp cần xác định, lựa chọn đối tượng được cho đi đào tạo. Trước hết, người đó cần nằm trong số nhu cầu cần đào tạo và xem xét họ có muốn tham gia đào tạo hay không. Ngoài ra, cần dự đoán việc thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động đến đâu, nếu khả thi sẽ tiến hành lựa chọn người lao động đó.
Mỗi chương trình đào tạo được xây dựng cụ thể về môn học, các môn học sẽ cung cấp trong chương trình, số giờ học, số tiết học,…Chương trình đào tạo cần xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã xác định, sau đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất,…từ đó chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Tùy theo việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào mà lựa chọn người dạy. Lựa chọn đúng người dạy có tâm huyết với nghề, người dạy bao giờ cũng mang lại chất lượng cao hơn. Có hai nguồn để lựa chọn người dạy gồm:
Nguồn bên trong: Lựa chọn những quản lý có kinh nghiệm trong doanh nghiệp để tham gia giảng dạy, nguồn này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và cung cấp cho học viên những kỹ năng thực hiện công việc có tính sát thực với thực tế doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm là khó cập nhật thông tin, kiến thức mới và có thể ảnh hưởng đến công việc mà người giáo viên lựa chọn.
Nguồn bên ngoài: Là người của công ty khác hay giáo viên trong các cơ sở đào tạo hoặc nghệ nhân. Dùng nguồn này giúp doanh nghiệp lựa chọn được người dạy giỏi, có thể cung cấp kiến thức và thông tin cập nhật theo sự tiến bộ của ngành nghề. Nhược điểm của phương án này là khả năng thực hiện thấp, không sát với thực tế doanh nghiệp và chi phí cao.
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn phương án đào tạo, bao gồm chi phí cho việc học và chi phí cho việc dạy. Việc xác định chi phí đào tạo rất quan trọng vì nó quyết định lựa chọn phương án đào tạo, ảnh hưởng đến hiệu quả trong và sau quá trình đào tạo. Việc xác định này cần tính toán kỹ dựa trên cơ sở tình hình tài chính doanh nghiệp,nội dung và mục tiêu của khóa học sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.
Kết quả của chương trình đào tạo được phản ánh qua kết quả học, sự đánh giá của người học với chương trình đào tạo và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo của học viên,…Để đo lường các kết quả trên, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, bảng câu hỏi, giám sát kiểm tra của cấp trên. Các kết quả thu được sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hệ thống đào tạo hiệu quả hơn cũng như có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp: Nhân tố này tác động mạnh đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu và chiến lược định hướng đặt ra yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của doanh nghiệp và quyết định trình độ nguồn nhân lực cần có, hình thức và phương pháp đào tạo.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực: Các chương trình mới, tiên tiến thường phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của chương trình trước nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng thử đối với tổ chức mình. Doanh nghiệp luôn cần cập nhật nhanh chóng các chương trình để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mình.
Trình độ của đội ngũ đào tạo: Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy theo đối tượng mà lựa chọn giáo viên, đối với lao động trực tiếp nên lựa chọn người có tay nghề giỏi, có khả năng truyền đạt và lòng nhiệt tình.
Con người lao động: Đây là đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi người lao động muốn nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất cấp trên xin học tập. Nếu người lao động yêu thích nghề nghiệp, họ sẽ hăng say tìm hỏi nhiều kiến thức mới để công tác đào tạo tiến hành thuận lợi và thu được kết quả cao hơn.
Trình độ người lao động: Trình độ người lao động ở mức độ nào, ý thức học tập và tinh thần trách nhiệm đến đâu sẽ quyết định phương pháp đào tạo khác nhau, chương trình và hình thức đào tạo hợp lý.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm đào tạo nguồn nhân lực là gì cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tổ chức. Đây là công tác quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng để nâng cao vị thế của doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt như hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ viết luận văn thuê uy tín của chúng tôi tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com