Với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Công ty đa quốc gia sẽ là chủ đề lý tưởng cho bài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp của bạn. Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ cùng bạn tìm hiểu những kiến thức hữu ích xoay quanh khái niệm "Công ty đa quốc gia (MNC) là gì?". Cùng theo dõi nhé!
Công ty đa quốc gia (MNC) là gì?
MNC (Multinational Corporation) hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến ở Việt Nam là Công ty đa quốc gia hay tập đoàn đa quốc gia. Là loại hình doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia. Hay nói cách khác, công ty đa quốc gia là một công ty hoạt động ở nước sở tại cũng như ở các nước khác trên thế giới. Nó duy trì một trụ sở chính đặt tại một quốc gia, điều phối việc quản lý tất cả các văn phòng hoặc (và) nhà máy ở các quốc gia khác nhau. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt hơn cả ngân sách của nhiều quốc gia. Với tầm quan trọng của mình, các MNCs có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.
MNCs là gì?
Đặc điểm của công ty đa quốc gia
Dưới đây là một số đặc điểm chung của các MNC trên thế giới:
- Tài sản và doanh thu rất cao: Để trở thành một tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp phải lớn và phải sở hữu một lượng tài sản khổng lồ cả về vật chất và tài chính. Các mục tiêu của công ty phải rất cao và chúng có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể.
- Mạng lưới các chi nhánh: Các công ty đa quốc gia duy trì hoạt động sản xuất và tiếp thị ở các quốc gia khác nhau. Việc quản lý các văn phòng ở các quốc gia khác được kiểm soát bởi một trụ sở chính đặt tại nước sở tại.
- Sự tăng trưởng: Các tập đoàn đa quốc gia không ngừng phát triển. Ngay cả khi hoạt động ở các quốc gia khác, họ vẫn cố gắng phát triển quy mô kinh tế của mình bằng cách liên tục nâng cấp và tiến hành các hoạt động mua bán và sáp nhập.
- Công nghệ hiện đại: Khi một công ty vươn ra toàn cầu, họ cần đảm bảo rằng khoản đầu tư của họ sẽ tăng trưởng đáng kể. Để đạt được tăng trưởng đáng kể, họ cần tận dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các hoạt động sản xuất và tiếp thị.
- Kỹ năng chuyên môn cao: Các công ty đa quốc gia đặt mục tiêu chỉ tuyển dụng những nhà quản lý giỏi nhất, những người có khả năng xử lý số tiền lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý công nhân và điều hành một tổ chức kinh doanh khổng lồ.
- Chú trọng tiếp thị và quảng cáo: Một trong những chiến lược tồn tại hiệu quả nhất của các tập đoàn đa quốc gia là cho rất nhiều tiền cho tiếp thị và quảng cáo. Đây là cách họ có thể bán mọi sản phẩm hoặc thương hiệu mà họ làm ra.
- Chất lượng sản phẩm tốt
Đặc điểm chung của các công ty đa quốc gia (MNCs) là gì?
Phân loại các công ty đa quốc gia
Thông qua cấu trúc các phương tiện sản xuất, các công ty đa quốc gia có thể phân thành 3 nhóm chính:
- Công ty đa quốc gia theo chiều ngang:
Sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cùng loại ở các quốc gia khác nhau.
Điển hình như: KFC, Mcdonald
- Công ty đa quốc gia theo chiều dọc:
Công ty có các cơ sở sản xuất ở một vài quốc gia, với sản phẩm là đầu vào cho việc sản xuất ra thành phẩm cuối cùng.
Ví dụ như: Nike, Adidas
- Công ty đa quốc gia đa chiều:
Đây là dạng công ty có các cơ sở sản xuất ở các quốc gia khác nhau và chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Điển hình như: Microsoft
Ưu nhược điểm của công ty đa quốc gia (MNC) là gì?
Ưu điểm
Việc thiết lập các hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại những lợi ích nhất định:
- Khi có nhà máy và trụ sở ở một quốc gia khác, các công ty có thể sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt nhất và đáp ứng nhu cầu cho thị trường tại quốc gia đó mà không phải trả thêm các khoản phí liên quan đến nhập khẩu, chi phí vận chuyển,...Ví dụ như một công ty Mỹ được đặt trụ ở ở nước ngoài như Trung Quốc sẽ đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm ở Trung Quốc mà không phải chi trả thêm phí vận chuyển đường dài.
- Công ty có thể tăng doanh thu do mở rộng thị trường mà không phải tốn thêm các chi phí do vận chuyển hàng hóa toàn cầu
- Để tối ưu hóa lợi nhuận và hạ giá thành sản xuất, các công ty thường có xu hướng thiết lập hoạt động tại những thị trường mà vốn của họ hoạt động hiệu quả nhất hoặc nơi có chi phí lao động rẻ. Cùng một chất lượng sản phẩm, nhưng giá thành lại giảm đi nhiều do không phải chịu các khoản phí phát sinh, điều này làm tăng sức mua của người dùng trên thế giới.
- Tận dụng các thay đổi về thuế: Các công ty có thể đặt trụ sở ở một quốc gia có mức thuế thấp hơn và hoạt động ở những quốc gia khác để giảm mức thuế cho toàn công ty
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở những địa phương thông qua việc tạo cơ hội việc làm, thu hút những các hoạt động kinh doanh khác. Một tập đoàn đa quốc gia sẽ có một danh mục đầu tư lớn và đa dạng phù hợp với chiến lược chung và đặc điểm riêng của từng quốc gia sở tại.
Nhược điểm
Có ý kiến cho rằng, sự hình thành và phát triển của các công ty đa quốc gia (MNC) chính là cách để các tập đoàn phát triển độc quyền (đối với một số sản phẩm nhất định), làm tăng giá thành cho người tiêu dùng, kìm hãm sự cạnh tranh và sự đổi mới. MNC cũng được cho là có tác động bất lợi đến môi trường và cạn kiệt tài nguyên (tự nhiên) của địa phương.
Việc đưa các công ty đa quốc gia vào nền kinh tế của nước sở tại cũng có thể dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hơn. Đồng thời, thực tế có rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, canh tranh không lành mạnh...
Ngoài ra, việc thiết lập các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài là làm mất đi cơ hội việc làm của người lao động tại nơi công ty mẹ. Dữ liệu từ cục thống kê lao động (BLS) trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010, Hoa Kỳ đã mất 33% sản lượng sản xuất ước tính khoảng 5,8 triệu việc làm.
Nghiệp vụ thực hiện chuyển giao trong các công ty đa quốc gia
Nghiệp vụ chuyển giao nội bộ của các công ty đa quốc gia là những hoạt động tương tác, mua bán qua lại giữa công ty con với công ty mẹ hoặc giữa các công ty con có cùng công ty mẹ với nhau. Do các công ty con hoạt động ở nhiều quốc gia có đặc điểm về kinh tế, xã hội và luật pháp khác nhau nên việc chuyển giao nội bộ trong các MNC rất đa dạng, phức tạp và có khối lượng ngày càng lớn. Vì vậy, các cơ quan thuế của các quốc gia riêng lẻ sẽ vô cùng khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát và thu thuế đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế mới phát triển, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và chặt chẽ. Nghiệp vụ chuyển giao tác động vô cùng lớn đến các chiến lược phát triển của các tập đoàn đa quốc gia.
Dựa vào tính chất và đặc điểm chúng ta có thể phân nghiệp vụ chuyển giao nội bộ của các công ty đa quốc gia thành các nhóm như sau:
- Hoạt động giao dịch liên quan đến những sản phẩm/dịch vụ có tính chất đặc thù đặc biệt cao hoặc những vật liệu/sản phẩm được sản xuất lại những quốc gia có ưu thế riêng khiến cho giá thành sản phẩm hạ thấp
- Các nghiệp vụ chuyển giao liên quan đến các mặt hàng thành phẩm, các công ty có thể mua thành phẩm tại một quốc gia khác và bán lại mà không cần phải bỏ ra chi phí đầu tư vào nhà máy, nhân công, nguyên vật liệu
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến việc chuyển giao một lượng lớn các thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất đến các quốc gia đang phát triển
- Các nghiệp vụ chuyển giao liên quan đến các tài sản vô hình như chuyển nhượng, bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Các giao dịch liên quan đến cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hoặc chi phí cho các chuyên gia làm việc tại các nước nhận chuyển giao.
- Những khoản tài trợ hoặc nhận tài trợ về tài lực và nhân lực
- Những khoản cho vay và đi vay giữa các công ty con và công ty mẹ hoặc giữa các công ty con với nhau
Vì các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ được thực hiện thường xuyên và có giá trị lớn. Vì thế để đảm bảo tính công bằng trong thương mại, các công ty phải tuân thủ theo nguyên tắc ALP. Theo nguyên tắc này, các công ty phải cam kết định giá giao dịch chuyển giao nội bộ như thể họ là các đối tác độc lập.
Tình hình các công ty đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam
Thực trạng phát triển của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Hiện nay các công ty đa quốc gia đang hoạt động rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và đang có dấu hiệu mở rộng quy mô. Có thể kể đến là sự xâm lấn thị trường của Samsung và Intel. Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Bắc Ninh thông qua dự án Samsung Display. Về phía Intel cũng đã công bố kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất tại TP.HCM.
Việc các ông lớn “ngỏ ý” đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam chính là vì nguồn lao động giá rẻ dồi dào giúp các công ty giảm được chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, yếu tố “lấy điểm” các nhà đầu tư để tăng quy mô hoặc quan tâm và tỏ ý định đầu tư tư vào Việt Nam chính là sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này mang lại dấu hiệu khả quan cho các nhà hoạch định chính sách, giúp giảm gánh nặng trong bối cảnh nguồn vốn FDI đang có dấu hiệu giảm do tình hình dịch bệnh (trong năm tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư mới và đăng ký bổ sung chỉ là 5,5 tỷ USD, giảm 34.3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Thực trạng MNCs tại Việt Nam
Những tác động của các công ty đa quốc gia đến Việt Nam
1/ Tác động tích cực
- Cung cấp nguồn vốn cho quá trình phát triển theo chủ trương công nghiệp hóa-hiện đại hóa
- Góp phần tích cực trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước
- Đóng góp vào quá trình duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng nguồn ngân sách
- Đóng góp vào quá trình tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và mang giá trị công nghệ tiên tiến và góp phần tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước nhờ giảm nhập khẩu những sản phẩm nước ngoài
- Là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam
- Các công ty đa quốc gia đã mang những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất tại Việt Nam. Đây là cơ hội để kích thích trình độ khoa học kỹ thuật tại Việt Nam và hình thành các trung tâm công nghệ lớn.
- Tạo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động tại Việt Nam. Những nhân viên trình độ cao sẽ có hội tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. trong tương lai, đây chắc chắn là lực lượng hùng hậu đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước
2/ Tác động tiêu cực
- Mục tiêu của các MNCs là lợi nhuận, doanh số và ưu thế cạnh tranh trong khi mục tiêu trong chiến lược phát triển của Việt Nam là duy trì phát triển đồng đều và bền vững
- Các công ty đa quốc gia thường lạm dụng ưu thế về vốn và trình độ công nghệ cao để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh. Gây sức ép với các cơ quan quản lý nhà nước
- Chính vì mục tiêu chính của các công ty là lợi nhuận, nên các MNC chỉ tập trung đầu tư vào các ngành nghề tạo ra lợi nhuận cao. Do đó, dễ làm mất cân đối giữa các ngành, các nghề.
- Sự “đổ bộ” của các công ty đa quốc gia với nguồn vốn “khủng” và công nghệ tiên tiến sẽ gây ra sức ép vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
- Gây ô nhiễm môi trường
Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích về mô hình công ty đa quốc gia (MNC). Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99 nếu như gặp bất kỳ khó khăn gì với bài luận của mình nhé!