Khái niệm về chuyển giao công nghệ mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm chuyển giao công nghệ là gì cũng như quy trình thực hiện chuyển giao công nghệ. Vì thế, trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ chi tiết nhé.
Đề cập trong Khoản 2 điều 3 của Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11, khái niệm công nghệ được hiểu là các giải pháp, quy trình hoặc bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không thèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Xét về mặt ngữ nghĩa, công nghệ (Tiếng Anh: Technology) bao gồm techno tức là công nghệ và logy là nghiên cứu. Vậy công nghệ là đối tượng nghiên cứu có hệ thống, là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp.
Các yếu tố cấu thành công nghệ bao gồm:
Trang thiết bị Technoware (Hardware): Công cụ, máy móc, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật…
Con người (Humanware): Bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến kiến thức, trình độ, kỹ năng, kỷ luật, kinh nghiệm, tài nghệ, kỹ xảo, tính sáng tạo… của đội ngũ nhân lực để điều khiển, vận hành và quản lý công cụ, máy móc.
Thông tin (Infoware): Tư liệu, hướng dẫn kỹ thuật, mô tả sáng chế bí quyết, bản catalogue, bản vẽ, thiết kế, quy trình, phương pháp, bản thuyết minh thể hiện trong các ấn phẩm, các phương tiện lưu trữ thông tin khác.
Tổ chức (Orgaware): Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công nghệ, trách nhiệm, quyền hạn của các thành phần trong bộ máy và cơ cấu điều hành trong quản lý công nghệ, chính sách khích lệ, kiểm tra, phân bổ nguồn nhân lực.
Khái niệm công nghệ là gì?
Công nghệ cao (Tiếng Anh: High technology) được hiểu là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Công nghệ cao có khả năng tạo ra các sản phẩm (hàng hóa / dịch vụ) có chất lượng cũng như giá trị gia tăng cao. Đồng thời, nó cũng có thể hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có cũng như hình thành nên các ngành sản xuất, dịch vụ mới (theo luật chuyển giao công nghệ).
Một số ví dụ về áp dụng công nghệ cao tại một số quốc gia phát triển:
Theo Fransman, năng lực công nghệ là năng lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Trong hoạt động tiếp nhận công nghệ, năng lực công nghệ của bên tiếp nhận chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của hoạt động này. Năng lực công nghệ bao gồm:
Chuyển giao công nghệ (Tiếng Anh: Technology transfer) có thể hiểu là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ qua cho bên nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ bao gồm:
Hoạt động chuyển giao công nghệ có thể diễn ra tại Việt Nam, và chuyển giao công nghệ quốc tế (từ nước ngoài vào Việt nam và từ Việt nam ra nước ngoài).
Khái niệm chuyển giao công nghệ là gì?
Như đã đề cập ở phần trước, công nghệ cao có đặc điểm đặc thù là có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, có khả năng hình thành nên các ngành sản xuất, dịch vụ mới cũng như hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Do đó, việc chuyển giao công nghệ cao cũng có một số điểm riêng biệt, cụ thể như sau:
Phương pháp chuyển giao công nghệ
Luận văn thạc sĩ về chuyển giao công nghệ là chủ để được nhiều học viên lựa chọn cho bài luận văn tốt nghiệp của mình, nổi bật như: Chuyên ngành luật kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý khoa học & công nghệ... Nếu như bạn đang là một trong số đó và bạn cần sự trợ giúp liên quan đến việc thực hiện đề tài, tham khảo ngay dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín của Luận Văn 2S |
Chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng bắt nguồn từ ý nghĩa của công nghệ với các doanh nghiệp công nghiệp.
Thứ nhất, chuyển giao công nghệ là phương thức, biện pháp chủ yếu để đổi mới công nghệ nhanh chóng và có hiệu quả.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp, các doanh nghiệp kế thừa được thành tựu khoa học của các doanh nghiệp khác, tiết kiệm chi phí nghiên cứu, phát triển công nghệ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều hạn chế trong việc tự đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ nên không triển khai được nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Thứ tư, thông qua việc chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, sớm tạo lập được tiềm lực công nghệ lớn, trang bị công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao trình độ sản xuất.
Ý tưởng tiếp nhận công nghệ nào cũng xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường. Kết quả nghiên cứu thị trường sẽ được dùng để lập đề án sơ bộ về chuyển giao công nghệ, nội dung của đề án gồm tên công nghệ cần chuyển giao và mức độ chuyển giao, dự toán đầu tư, địa điểm triển khai và bên tư vấn chuyển giao. Nghiệp vụ tiếp theo là tìm hiểu văn bản luật liên quan để giúp cho việc tìm hiểu về cơ chế chuyển giao công nghệ cùng hệ thống các cơ qua từ trung ương đến địa phương liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ. Sự hiểu biết về pháp luật cũng giúp cho việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao, tiến hành các thủ tục phê duyệt và khai thác các khía cạnh ưu đãi. Các văn bản luật liên quan đến chuyển giao công nghệ bao gồm: Luật chuyển giao công nghệ và nghị định giải thích, Luật Đầu Tư và nghị định giải thích và luật Đấu Thầu và nghị định giải thích.
Việc tìm kiếm đối tác giao công nghệ có thể bắt đầu thông qua Internet, qua đại diện thương vụ và các mối quan hệ quen biết. Hiện tại thị trường chuyển giao công nghệ có tính cạnh tranh cao, một công nghệ được rất nhiều nơi cung cấp nên cần có lộ trình đàm phán thích hợp để giảm chi phí chuyển giao.
Lộ trình tiết kiệm bao gồm: Tìm kiếm đối tác - Đàm phán qua thư tín - Đánh giá mức độ khả thi của các đối tác - Loại bỏ các đối tác không thích hợp - Tham quan các đối tác phù hợp và ký kết thỏa thuận chuyển giao sơ bộ- Lập dự án chuyển giao chi tiết - Trình phê duyệt - Đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác - Thực thi giao, nhận và triển khai công nghệ.
Nội dung sơ bộ của các thỏa thuận là đầu vào cho đề án chuyển giao chi tiết, một đối tác là một phương án lựa chọn để đưa vào tính toán, đánh giá lựa chọn đối tác giao công nghệ.
Nội dung của một đề án chi tiết gồm: Tên công nghệ, đối tượng chuyển giao, bên giao bên nhận, bên tư vấn, kinh phí chi tiết, nơi triển khai công nghệ, nguồn tài chính, các tính toán đánh giá công nghệ và tác động môi trường. Đề án chi tiết khi hoàn thiện cần trình phê duyệt cho các cơ quan hữu trách. Trong quá trình phê duyệt, có thể đưa ra các yêu cầu sửa đổi điều chỉnh dự án.
Quá trình phê duyệt nhanh hay chậm phụ thuộc vào chất lượng của việc lập dự án, quy mô và thủ tục hành chính.
Trước khi đi đến ký kết hợp đồng, bên giao và bên nhận công nghệ sẽ đàm phán về các vấn đề chi tiết liên quan đến nội dung của hợp đồng. Việc đàm phán được tiến hành với sự tham gia của bên tư vấn và luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao. Cơ sở để đàm phán là nội dung của dự án chuyển giao và thỏa thuận sơ bộ đã ký trước đó với đối tác.
Trong những thập kỷ gần đây, quá trình chuyển giao công nghệ trên thị trường công nghệ toàn cầu đã diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Những yếu tố tạo sự thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ gồm:
Chuyển giao công nghệ là một trong nước yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ và kinh tế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Luận Văn 2S xoay quanh khái niệm “chuyển giao công nghệ là gì” đã giải đáp những khúc mắc, vấn đề mà bạn đọc đang gặp phải. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến nội dung này khi thực hiện luận văn hay tiểu luận, hãy để lại lời nhắn cho đội ngũ của chúng tôi nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com