Trong thời kỳ toàn cầu hóa, các quốc gia có xu hướng mở cửa thị trường, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư luôn cố gắng tận dụng nhiều cách thức để thu được lợi ích tối đa về mình mà trong đó phổ biến là chuyển giá. Vậy chuyển giá là gì? Các hình thức chuyển giá ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
Chuyển giá (transfer pricing) là việc các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là các công ty đa quốc gia - MNCs) thực hiện chính sách giá nhằm thay đổi giá trị trao đổi của hàng hóa, dịch vụ và tài sản trong quan hệ với các bên trong tập đoàn hay nhóm liên kết không tuân theo giá cả thị trường với mục đích tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp của toàn tập đoàn. Ngoài ra còn một số mục đích khác như: chiếm lĩnh thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư…
Chuyển giá là gì?
Hãy xem xét ABC Co., một công ty sản xuất bút có trụ sở tại Hoa Kỳ với chi phí 10 cents mỗi chiếc tại Hoa Kỳ. Công ty con của ABC Co., tại Canada là XYZ Co., bán bút cho khách hàng Canada với giá 1 đôla/ bút và chi 10 cents/ bút cho tiếp thị và phân phối. Tổng số tiền lãi của nhóm lên tới 80 cents/ bút. Bây giờ, Công ty ABC sẽ tính giá chuyển nhượng từ 20 cents lên 80 cents/ bút cho công ty con. Trong trường hợp không có quy định về chuyển giá, Công ty ABC sẽ thấy nơi thuế suất thấp hơn và tìm cách đặt thêm lợi nhuận vào quốc gia đó (cụ thể trong trường hợp này là Canada).
Hoạt động chuyển giá xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân của chuyển giá là gì?
Các dấu hiệu nhận biết chuyển giá bao gồm:
>>> Có thể bạn quan tâm:
Ở Việt Nam, các công ty thường chuyển giá thông qua các hình thức sau:
Hình thức chuyển giá này được thực hiện thông qua việc các công ty trong tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại quốc gia có thuế suất cao sẽ mua các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm với giá cao sau đó bán lại cho các công ty thành viên khác với giá thấp nhằm giảm thiểu tối đa lợi nhuận thu về, từ đó tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Theo đó, các công ty trong tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại các quốc gia có thuế suất cao sẽ mua các tài sản cố định hữu hình của các công ty có trụ sở ở quốc gia có thuế suất thấp với giá rất cao so với giá trị thật của tài sản đó. Thông qua việc mua bán tài sản cố định này, một phần thu nhập của công ty đã được chuyển ra nước ngoài cho công ty khác trong cùng tập đoàn. Cũng vì vậy mà lợi nhuận công ty giảm từ đó làm giảm số thuế phải nộp.
Mặt khác, việc chuyển giao, mua bán tài sản cố định này cũng giúp các công ty đa quốc gia tiết kiệm được chi phí thanh lý tài sản cố định đã lỗi thời.
Tương tự như mua bán tài sản cố định hữu hình, các công ty sẽ định giá tài sản cố định vô hình thật cao hoặc chi trả cho các chi phí để xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, quảng cáo, marketing... tại các công ty thành viên có trụ sở tại quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Với hình thức này, chi phí phát sinh sẽ do các công ty có thuế suất cao gánh chịu những lợi ích thì tất cả các công ty thành viên đều được hưởng lợi như nhau. Cũng chính vì vậy làm giảm tối đa số thuế phải nộp.
Ngoài ra, còn một số hình thức chuyển giá được các công ty đa quốc gia ở Việt Nam áp dụng như: công ty thuê dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý cao hơn rất nhiều so với giá thị trường; vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi suất cao; thuê chuyên gia nước ngoài với các chi phí phát sinh cao hơn bình thường.... Tất cả những hình thức đó đều có chung mục đích là làm tối đa hóa lợi nhuận thu được của toàn tập đoàn thông qua việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp
Tại Việt Nam, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Thực tế, hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các công ty có vốn đầu tư nước ngoại lại chưa thực hiện đúng những nghĩa vụ về thuế do nhà nước đặt ra.
Cụ thể, theo VCCI, hàng năm có khoảng 40 – 50 % các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp liên tục báo lỗ trong nhiều năm, lỗ lũy kế nhưng vẫn hoạt động bình thường, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2017, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 35,88 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng trong năm 2017 có đến 37,9% doanh nghiệp báo lỗ.
Năm 2018, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 35,46 tỷ USD và năm 2019 là 38 tỷ USD. Và trong 2 năm này, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ cũng chiếm tỷ lệ cao là 47 % và 50 %.
Thực trạng hoạt động chuyển giá tại Việt Nam
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, TIỂU LUẬN nếu bạn vẫn đang “bế tắc” trong việc chọn đề tài, tìm kiếm tài liệu, mơ hồ trong phát triển đề tài luận văn… Đừng chần chừ, hãy để chúng tôi giúp bạn! Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Để ngăn chặn tình trạng chuyển giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở các công ty đa quốc gia, Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:
Như vậy là bạn đã có được những thông tin và hiểu biết cơ bản về chuyển giá là gì rồi phải không nào? Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết sẽ là kênh thông tin tham khảo hữu ích giúp bạn đạt kết quả cao trong học tập cũng như công việc.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com