Giảm đói nghèo là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ nằm trong chương trình quốc gia và là mối quan tâm lớn của các tổ chức trong và ngoài nước. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chính sách giảm nghèo bền vững thông qua bài viết dưới đây.
Để hiểu rõ chính sách giảm nghèo bền vững là gì, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số khái niệm liên quan:
Nghèo: Theo quan điểm của bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, nghèo là một thuật ngữ chỉ một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng động từng vùng, khu vực xét trên mọi phương diện.
Hộ nghèo: Là thuật ngữ dùng để chỉ những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống hoặc những hộ có thu nhập bình quân đầu người/ tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trên tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng vẫn thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu, và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Khái niệm nghèo là gì?
Chính sách giảm nghèo: Là toàn bộ các chính sách, giải pháp của Nhà nước, của xã hội hoặc cũng có thể là giải pháp của chính các đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và cả tinh thần của người nghèo, góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, giữa các khu vực thành thị và nông thôn và nhóm dân cư.
Giảm nghèo bền vững: Là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước tiên là vùng đồng bào thiểu số, khu vực miền núi. Từ đó tạo ra sự chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ ở các vùng nghèo đói, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, giữa các khu vực thành thị và nông thôn và nhóm dân cư.
Chính sách giảm nghèo bền vững: Là tập hợp các quyết định của Nhà nước có liên quan đến việc lựa chọn giải pháp, mục tiêu, công cụ chính sách để giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững thành hiện thực đến với các đối tượng hộ nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư.
Khái niệm chính sách giảm nghèo là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➢ List đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công mới nhất
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn, dân tộc,…
Giảm nghèo bền vững là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đây là nhiệm vụ, là giải pháp quan trọng và cấp bách để hướng tới thực hiện mục tiêu chung “Dân giàu nước mạnh”. Thực hiện giảm nghèo bền vững phải gắn với phát triển bền vững và cần hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay.
Nhà nước phải điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đặt ra hiện nay. Vấn đề này có quy mô rộng lớn và phức tạp mà chỉ có thể giải quyết bằng các chính sách của Nhà nước với các giải pháp và công cụ hữu hiệu.
Chính sách giảm nghèo bền vững còn xuất phát từ các yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chức năng xã hội, chức năng quản lý của Nhà nước. Do đó, giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra và cần giải quyết bằng chính sách của Nhà nước.
Quan điểm, định hướng chính sách giảm nghèo bền vững
Mục tiêu tổng quát:
Nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo một cách bền vững, trước hết tại ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa càng vùng, miền, các dân tộc,…tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo.
Mục tiêu cụ thể:
Tăng thu nhập đầu người của các hộ nghèo lên 3,5 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc từ 1,0-1,5%, các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Cải thiện đời sống của người nghèo từ y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững
Chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung gồm: Các chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; Hỗ trợ về nhà ở; Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; Hỗ trợ hưởng thu văn hóa, thông tin; Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giúp trợ giúp pháp lý.
Các giải pháp giảm nghèo bền vững được chính phủ lựa chọn, cụ thể:
Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Sự tăng trưởng kinh tế tác động lớn đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của đất nước. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện tình trạng sức khỏe của đất nước đồng thời quyết định đến mọi chủ trương, định hướng liên quan đến công tác giảm nghèo.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa dẫn đến sự hình thành nhiều dự án, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng được đầu tư mở rộng khiến diện tích đất của người dân bị thu hẹp. Điều này dẫn đến nhiều hộ dân phải di dời đến nơi ở mới không không đáp ứng được điều kiện phát triển kinh tế gia đình, không kịp chuyển đổi nghề hoặc không có tay nghề,…khiến thu nhập không ổn định, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, việc làm, tệ nạn xã hội và dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.
Mức độ tàn phá rừng, ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng nghiêm trọng, là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ và phạm vi của đói nghèo. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị, khu công nghiệp cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nặng ảnh hưởng đến sức lao động, giảm thu nhập.
Các tình trạng thiên tai như bão, lũ, hạn hán,…khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân bị ảnh hưởng trong nuôi trồng phát triển kinh tế. Các chính sách hỗ trợ vay vốn cũng không thực sự hiệu quả.
Bộ máy nhà nước các cấp còn nhiều hạn chế, công tác tổ chức,quản lý quá cồng kềnh và chồng chéo giữa các cơ quan ngang cấp với nhau dẫn đến mục tiêu giảm nghèo bền vững thường bị xem nhẹ và chậm tiến độ. Tính chất và mức độ hành chính quan liêu đã ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề giảm nghèo, lãng phí trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng đã tác động đến chất lượng và hiệu quả phát triển cũng như đời sống vật chất và niềm tin của nhân dân.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nội dung của chính sách giảm nghèo bền vững. Để hoàn thành được mục tiêu này cần sự nỗ lực, chung tay của toàn xã hội, Đảng bộ và Chính quyền.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com