Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được coi là "tiếng nói” quan trọng của các doanh nghiệp về môi trường địa phương, kênh thông tin tham khảo về địa điểm đầu từ và là động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì? Các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI, bạn đọc hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cạnh tranh cấp tỉnh là một thuật ngữ đặc thù tại Việt Nam bởi nó mang đầy đủ những tính chất chung của năng lực cạnh tranh, đồng thời còn có thêm các đặc trưng sau đây:
Về nguồn gốc, cạnh tranh cấp tỉnh xuất hiện khi xã hội có sự phân cấp về kinh tế, đặc biệt giữa cấp trung ương và cấp tỉnh trong lĩnh vực đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Trong đó, các chủ thể cạnh tranh trong cạnh tranh cấp tỉnh chính là chính quyền cấp tỉnh trong mối quan hệ quản lý với các chủ thể sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Về mục tiêu cạnh tranh, các chủ thể cạnh tranh trong cạnh tranh cấp tỉnh đều có cùng mục tiêu là tạo ra các cơ hội, các điều kiện thuận lợi mang lại hiệu quả sản xuất cao nhật cho doanh nghiệp từ đó phát triển kinh tế - xã hội, tối đa hóa lợi ích cho các địa phương.
Về phương pháp và công cụ cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt trong điều hành kinh tế ở mỗi địa phương từ đó tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, hiệu quả nhất.
Các chủ thể cạnh tranh trong cạnh tranh cấp tỉnh phải tuân thủ những ràng buộc chung, kể đến như: thông lệ quốc tế; các cơ chế chính sách, thể chế của chính quyền trung ương và sự hạn chế các nguồn lực ở mỗi địa phương… Do đó, cần phát triển quan hệ hợp tác, liên kết để đạt hiệu quả tối ưu.
Quá trình cạnh tranh cấp tỉnh được diễn ra trong phạm vi không gian là các tỉnh thành của Việt Nam và diễn ra liên tục theo thời gian.
Thuật ngữ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tiếng Anh là PCI – Provincial Competitiveness Index) lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam vào năm 2005 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phối hợp phát triển và trở thành hoạt động thường niên kể từ đó hiện nay.
Chỉ số PCI là chỉ số định lượng nhằm đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân của chính quyền ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam sau khi đã được loại bỏ những điều kiện khác biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường… Chỉ số này được xác định từ hệ thống chỉ số thành phần theo những nguyên tắc, phương pháp riêng đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, tính hướng đích, hiệu quả và tính so sánh.
Khái niệm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là gì?
Xem thêm:
→ List đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế miễn phí mới nhất
Chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hay để biểu dương hoặc phê phán các tỉnh có chỉ số PCI cao hoặc thấp. Thay vào đó, dựa vào chỉ số PCI, chúng ta có thể tìm hiểu và giải thích vì sao một số tỉnh thành lại có thể vượt lên các tỉnh thành khác trong việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo công ăn việc làm cho nhân dân và tăng trưởng kinh tế. Với kết quả công bố về chỉ số PCI của các tỉnh, đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các địa phương cũng như các nhà hoạch định để có thể xác định các điểm nghẽn trong điều hành chính tế và đưa ra các giải pháp phù hợp để cải cách, điều hành kinh tế hiệu quả.
Bằng việc khảo sát, điều tra hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là công cụ đặc biệt hữu ích góp phần phản ảnh thiết thực chất lượng điều hành và sự hài lòng của các doanh nghiệp ở từng tỉnh thành và cho thấy tỉnh thành nào đang có chất lượng điều hành tốt, được các doanh nghiệp hài lòng. Từ các dữ liệu đó, các tỉnh, thành phố sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các tồn tại của môi trường kinh doanh hiện tại cần phải khắc phục để trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, chỉ số PCI cũng đóng vai trò là một công cụ cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh; là công cụ tham khảo cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ; cung cấp thông tin cho Chính quyền Trung ương trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách…
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được cấu thành từ hệ thống các chỉ số thành phần sau:
Chi phí gia nhập thị trường: Là chỉ số thành phần xác định thời gian để hoàn thành các thủ tục và giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động ví dụ như thời gian doanh nghiệp phải chờ để đăng ký kinh doanh và xin cấp đất, thời gian chờ nhận đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,… Mục đích của việc xây dựng chỉ số này là đánh giá sự khác biệt giữa các tỉnh về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới ở các tỉnh.
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Là chỉ số thành phẩm được sử dụng để xác định khả năng tiếp cận đất đai và mức độ ổn định trong sử dụng đất, gồm các chỉ tiêu đo lường về mức độ khó khăn tiếp cận đất đai doanh nghiệp và mức độ ổn định khi đã có được mặt bằng kinh doanh. Chỉ số thành phần này xuất phát từ thực tế rằng đất đai hay mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản đối với các doanh nghiệp.
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Chỉ số thành phần này được dùng để xác định khả năng tiếp cận các văn bản pháp lý và mức độ tham gia của doanh nghiệp vào các chính sách, quy định mới. Chỉ số thành phần này được xây dựng do tính minh bạch là một trong những yếu tố để phân biệt môi trường kinh doanh nào là thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, hội đủ các thuộc tính như tính sẵn có của thông tin, tính công bằng, tính dự đoán trước được, tính cởi mở.
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Chỉ số thành phần này dùng để xác định thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính, được xây dựng xuất phát từ nghiên cứu chi phí giao dịch trên cơ sở thời gian bỏ ra là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu về các nền kinh tế đang chuyển đổi.
Chi phí không chính thức: Là chỉ số thành phần xác định chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả. Chỉ số này nhằm đánh giá số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho các khoản phí không chính thức, các khoản chi phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường.
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Là chỉ số thành phần nhằm đánh giá sự năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế tỉnh. Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở hệ thống quy định pháp luật liên quan hoạt động kinh doanh và đầu tư còn chưa hoàn thành và thiếu rõ ràng trong khi vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của tỉnh.
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Là chỉ số thành phần để đánh giá các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là sản phẩm của các ngành hỗ trợ và liên quan trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng đào tạo lao động: là chỉ số thành phần đánh giá đào tạo nghề và phát triển kỹ năng của người lao động. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp nên chính quyền địa phương cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng lao động địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường kinh doanh trên địa bàn.
Thiết chế pháp lý: Là chỉ số thành phần dùng để đánh giá thiết chế pháp lý ở địa phương. Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở cho rằng pháp luật và giải quyết tranh chấp một cách chính quy luôn là một mắt xích yếu trong quá trình cải cách, chuyển đổi ở Việt Nam.
Đối với một tỉnh, để nâng cao chỉ số PCI thì cần đảm bảo đồng bộ các chỉ tiêu cấu thành các chỉ số thành phần trên.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020 của một số tỉnh thành
Phương pháp xây dựng chỉ số CPI được thực hiện theo những nội dung sau:
Chuẩn hóa điểm số từ thực tiễn điều hành kinh tế tốt đã có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế theo lý thuyết nhưng khó có tính thực tiễn cao. Các chỉ tiêu hướng đến khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành. Do đó, đối với từng chỉ tiêu, chúng ta đều có thể xác định được tỉnh đứng đầu và tỉnh nào cũng có thể đạt được số điểm tuyệt đối bằng cách thực hiện và phát huy những thực tiễn tốt này.
Để so sánh các tỉnh trên cơ sở bình đẳng, CPI tập trung vào chất lượng điều hành kinh tế và loại bỏ các yếu tố điều kiện truyền thống. Tức là, bằng cách loại trừ tăng trưởng kinh tế do các lợi thế có sẵn mang lại như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường và nhân lực,… chỉ số PCI giúp xác định và hướng các địa phương vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh.
Bằng cách so sánh đối chiếu thực tiễn giữa các thực tế điều hành tốt với các kết quả phát triển kinh tế, PCI lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn này đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa các thực tiễn điều hành kinh tế thân thiện với các doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp hưởng ứng các thực tiễn chính sách, sáng kiến hay và những cải thiện trong hoạt động kinh tế như sản lượng, đầu tư, thu nhập.
Một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt cả 9 chỉ tiêu thành phần trong PCI, cần có:
Để nâng cao chỉ số PCI, tỉnh cần đạt điểm tối đa là 100.
Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Năng lực của bộ máy quản lý: Tức là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Năng lực hoạt động phụ thuộc vào hệ thống tổ chức các cơ quan, hệ thống thể chế, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức trình độ; Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật.
Hiệu lực hoạt động: được thể hiện thông qua việc thực hiện đúng, có kết quả chức năng của bộ máy nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Hiệu quả hoạt động: là những kết quả đạt được của bộ máy trong sự tương quan với mức độ chi phí của các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương: Mỗi tính khác nhau sẽ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa khác nhau. Một số tỉnh có ưu đãi về điều kiện tự nhiên nên có thể phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ, công nghiệp. Ngược lại, có một số tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, luôn đối mặt với thiên tai,… Hoặc các vấn đề liên quan đến trình độ dân trí,… Các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh. Các tỉnh cần biết phát huy lợi thế, tận dụng các thế mạnh sẵn có để tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở và càng được mở rộng hơn trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, giúp giải phóng mọi năng lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của các thành phần kinh tế. Các tỉnh nếu biết khai thác các yếu tố tích cực này sẽ phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật,…thì địa phương nào khai thác tối đa lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ thu hút được các nguồn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế- xã hội như tham nhũng, vô cảm,…
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Những sự biến chuyển tích cực trong việc xử lý và trao đổi thông tin cho phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn với chi phí thấp hơn, mở ra các kênh tương tác giữa chính quyền và nhân dân, tăng cường sự công khai, minh bạch,…Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, giảm rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích và hỗ trợ các bạn trong việc học tập, nghiên cứu nói chung và thực hiện đề tài luận văn nói riêng.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com