Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ về chi phí sản xuất sẽ là tiền đề để các chủ đầu tư đưa ra các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm tăng lợi nhuận cũng như tính cạnh tranh của hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm chi phí sản xuất là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm này.
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm chi phí sản xuất là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm tổng quan về chi phí. Theo đó, khi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất, họ phải xác định rõ nguồn tài nguyên cũng như giá thành của chúng. Mặc dù các loại tài nguyên như đất, nước, lao động... có thể được sử dụng cho nhiều loại mục đích, nhưng khi được sử dụng cho hoạt động sản xuất này thì không thể sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác. Nếu các loại tài nguyên chỉ có một trong hai lựa chọn để sử dụng cho hoạt động sản xuất (Ví dụ như đất để xây dựng công xưởng thì không thể sử dụng để làm nơi lưu trú cho công nhân...) thì giá của diện tích đất sử dụng để sản xuất chính là giá trị mà diện tích đó sử dụng khi xây nhà cho công nhân thuê.
Khái niệm chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất kinh doanh được định nghĩa là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống (nhân công) và lao động vật hóa (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…) có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định (chẳng hạn như tháng/ quý/ năm… ) mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có thể nói, bản chất của chi phí sản xuất chính là sự di chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Lưu ý rằng, doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh không phải 100% các khoản chi phí đều được sử dụng cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm mà một phần chi phí còn được sử dụng cho các hoạt động khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng… Do vậy, chỉ những chi phí có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất.
Trong doanh nghiệp, để thuận lợi cho nhà quản trị trong công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như ra quyết định kinh doanh chi phí sản xuất đã được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Dưới đây sẽ là một số tiêu thức phân loại chi phí sản xuất phổ biến trong doanh nghiệp:
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
Mục đích của việc phân loại này là cho nhà quản trị hiểu rõ về các nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định từ đó đưa ra những dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo. Chi phí mà các doanh nghiệp đưa ra bao gồm:
Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động
Việc loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động là tiền đề để doanh nghiệp xác định và phân tích giá thành từ đó xác định được năng lực trong nội bộ của doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm. Theo đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ được chia ra thành các yếu tố cơ bản sau:
Theo mối quan hệ giữa chi phí và lượng sản xuất
Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp theo dõi sự biến động của tổng chi phí khi lượng sản xuất thay đổi, đưa ra các biện pháp nhằm hạ giá thành đơn vị. Cách phân loại này sẽ gồm:
Thông qua cách phân chia này, doanh nghiệp sẽ xác định được phương pháp tính và cách phân bổ chi phí cho đối tượng chịu chi phí, bao gồm:
Bạn đang làm đề tài luận văn kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm? Bạn gặp khó khăn hoặc quỹ thời gian không đủ để thực hiện tốt bài luận? Đừng lo lắng, Luận Văn 2S nhận viết luận văn thuê áp dụng cho cả cấp độ đại học, và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần sự hỗ trợ nhé!
Bên cạnh việc hiểu rõ về nội dung, bản chất cũng như kết cấu của các khoản mục trong chi phí sản xuất kinh doanh, các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng là một điều được các chủ đầu tư quan tâm. Trong đó, có một số yếu tố khách quan lẫn chủ quan cơ bản mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây:
Trong sản xuất, nếu doanh nghiệp biết ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cùng với khả năng quản lý tốt sẽ là điều kiện để giảm chi phí sản xuất đáng kể. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đề cao việc tổ chức, quản lý chi phí sản xuất và bố trí các khâu sản xuất một cách hài hòa để hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu và nguồn điện năng.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lao động một cách khoa học sẽ đưa đến sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý để tránh tình trạng lãng phí lao động, giờ máy cũng như nâng cao năng suất lao động để từ đó giảm chi phí sản xuất. Đối với bộ máy quản lý, doanh nghiệp cần tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cao có tay nghề, có năng lực quản lý và sáng tạo để đưa ra những phương án sản xuất hiệu quả làm cho lượng chi phí bỏ ra hợp lý nhất, phân bổ lao động đúng ngành và đúng năng lực chuyên môn sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Vai trò quản lý tài chính cũng tác động rất lớn đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh bằng các tổ chức vốn đầy đủ và kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Việc phân phối, sử dụng hợp lý và tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh một cách tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo phát triển vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động hiệu quả đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất.
Yếu tố khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Hiện nay, khi các doanh nghiệp bắt kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại và ứng dụng việc sử dụng các công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến đã tạo tiền đề giúp tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa trong việc sản xuất. Do đó, doanh nghiệp nào càng nhạy bén và biết cách ứng dụng nhanh chóng các thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công cuộc sản xuất thì doanh nghiệp đó càng có nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất đó là điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên và điều kiện khai thác là yếu tố tác động đến khả năng tiết kiệm chi phí. Trong đó, nếu nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại nếu nguồn tài nguyên hạn hẹp và điều kiện khai thác gặp nhiều khó khăn thì sẽ khiến doanh nghiệp sẽ phải chi nhiều tiền cho chi phí khai thác.
Có thể nói, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến việc quản lý sản xuất cũng như việc hạ giá thành sản phẩm. Mỗi nhân tố đều sẽ có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Điều doanh nghiệp cần làm là hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực một cách tối đa và phát huy các mặt tích cực để công tác quản lý chi phí sản xuất trở nên hiệu quả nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Top 55+ đề tài luận văn thạc sĩ kế toán chọn lọc 2021
Thứ nhất, hiểu rõ về chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất thì kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà quản trị phải có kế hoạch đầy đủ, đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Đồng thời phải có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về quá trình thực hiện kế hoạch về chi phí sản xuất.
Thứ hai, chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết được sản lượng và mức giá bán bao nhiêu là hợp lý, đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra. Điều này cũng cho biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần bán ra mức sản lượng là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận tối đa, hòa vốn hoặc tại mức lỗ là ít nhất.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm chi phí sản xuất là gì, cách phân loại cũng như những cách thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm chi phí sản xuất. Luận Văn 2S hy vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com