Điểm hòa vốn là một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế rất phổ biến và được sử dụng như một công cụ phân tích tài chính quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp có thể sử dụng công thức này để xác định số lượng đơn vị sản phẩm họ cần bán tại một mức giá nhất định để hòa vốn. Từ đó lên kế hoạch và phương hướng kinh doanh hợp lý. Vậy điểm hòa vốn là gì? cách xác định điểm hòa vốn ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích nhé.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là điểm mà tại đó doanh thu mà bạn thu được đủ để bù đắp tất cả các chi phí mà bạn đã bỏ ra bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi (tổng doanh thu = tổng chi phí). Tại điểm này, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thu được lãi nhưng cũng không bị thua lỗ. Trong đó:
Tóm lại, xác định điểm hòa vốn chỉ là một thành phần của phân tích lợi nhuận theo khối lượng chi phí, nhưng đây thường là bước thiết yếu đầu tiên cần làm của nhà kinh doanh để thiết lập điểm giá bán đảm bảo lợi nhuận đồng thời xác định thời gian hoàn vốn.
Việc phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, sản lượng và lợi nhuận đạt được. Từ đó cung cấp cho nhà sản xuất cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về mô hình kinh doanh của mình thông qua việc chỉ rõ:
Từ việc phân tích đúng về điểm hòa vốn, nhà sản xuất sẽ có kế hoạch kinh doanh chủ động giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, quá trình phân tích điểm hòa vốn cộng với việc phân tích nhu cầu hàng hóa trong tương lai người sản xuất có thể đánh giá và đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý và khoa học.
Ví dụ, trong trường hợp, điểm hòa vốn nằm trên mức cầu ước tính phản ánh sự mất mát trên sản phẩm. Từ đó, người sản xuất đưa ra các quyết định ngừng sản xuất, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc các chiến lược về giá khác.
>> Có thể bạn quan tâm:
Trước tiên, chúng ta chia các dự án kinh doanh thành 2 loại: mô hình sản xuất kinh doanh 1 sản phẩm và mô hình sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm.
Trong trường hợp này, doanh thu hòa vốn là doanh thu thu được ở mức sản lượng hòa vốn và được tính theo công thức sau:
Doanh thu = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Lợi nhuận ở điểm hòa vốn
Tuy nhiên, ở điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0 nên có thể rút gọn công thức là:
Doanh thu = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Gọi:
Q = FC / (Po – Vc)
Hay: Điểm hòa vốn = Chi phí cố định /(Giá sản phẩm - Chi phí biến đổi)
Trong đó:
Q: Là sản lượng hòa vốn
Fc: Chi phí cố định
Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Po: Giá sản phẩm.
Ví dụ về xác định điểm hòa vốn:
Chi phí cố định trung bình 1 năm để sản xuất sản phẩm X là 210 triệu đồng (bao gồm lương nhân viên hàng tháng, chi phí năng lượng, chi phí lãi suất và khấu hao)
Chi phí biến đổi là 40.000 đồng/1 sản phẩm (bao gồm chi phí nguyên vật liệu và các phụ phí khác)
Giá bán dự kiến là 100.000 VNĐ/sản phẩm
Như vậy, Q = Fc / (Po - Vc) = 210.000/(100 - 40)= 3500 (sản phẩm).
Cách xác định thời gian hoàn vốn
Trong trường hợp, doanh nghiệp sản xuất một lúc nhiều sản phẩm khác nhau, như vậy giá bán và chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm cũng khác nhau, ta xác định theo các bước sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ
Công thức tính tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ được tính như sau:
Tỷ lệ của mặt hàng i = (Doanh thu của từng mặt hàng i / Tổng doanh thu) x 100%
Bước 2: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng
Bạn tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng theo công thức:
Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i
Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung theo công thức
Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Bước 4: Xác định doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng
Công thức tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng:
Doanh thu hòa vốn mặt hàng (i) = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng
Từ đó, bạn tính được sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm i theo công thức:
Sản lượng hòa vốn = Doanh thu hòa vốn sản phẩm i / giá sản phẩm i
Nếu doanh số của doanh nghiệp thay đổi thì sao?
Chẳng hạn, trong nền kinh tế suy thoái, doanh số của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng (doanh số giảm). Nếu doanh số giảm, thì doanh nghiệp có thể gặp rủi ro không bán đủ để đáp ứng điểm hòa vốn của mình. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ không thể thanh toán tất cả các khoản chi phí. Vậy có thể làm gì trong tình huống này? Dựa trên công thức hòa vốn, sẽ có hai giải pháp cho vấn đề này: Doanh nghiệp có thể tăng giá sản phẩm hoặc tìm cách cắt giảm chi phí.
Cắt giảm chi phí ảnh hưởng như thế nào đến điểm hòa vốn?
Khi giảm các biến số chi phí (chi phí cố định và chi phí biến đổi), bạn có thể hạ thấp điểm hòa vốn của mình mà không phải tăng giá.
Mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá cả và khối lượng
Trong doanh nghiệp, các chỉ số trong định giá sản phẩm, chi phí, và khối lượng bán hàng có liên quan đến nhau.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin về cách tính điểm hòa vốn. Hy vọng rằng, những kiến thức trên sẽ là nguồn tư liệu cần thiết trong học tập cũng như trong quá trình khởi nghiệp cho những bạn mới bắt đầu kinh doanh. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn với việc viết luận, hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thuê tại Luận Văn 2S nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com