Bộ máy nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống chính trị của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm bộ máy nhà nước là gì? Sơ đồ bộ máy nhà nước là gì? và vai trò của từng cơ quan trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
Từ khái niệm "bộ máy nhà nước là gì", chúng ta cần phải nắm rõ 03 nội dung chính sau:
Thứ nhất, về cấu trúc bộ máy nhà nước sẽ bao gồm hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều có những vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền riêng. Chẳng hạn như Bộ Giáo dục đào tạo quản lý lĩnh vực giáo dục, Bộ Giao thông vận tải quản lý về hoạt động giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý hành chính ở địa phương… Tuy nhiên, bản thân hệ thống đó có mối quan hệ phân cấp, phối hợp nhịp nhàng với nhau. Ví dụ về quản lý giáo dục trong bộ máy quản lý nhà nước ở Việt Nam: Ở cấp trung ương quản lý là Bộ GDĐT, ở cấp địa phương là Sở GDĐT, ở cấp quận, huyện là Phòng GDĐT). Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng có mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác như Bộ tài chính, Bộ quốc phòng, Bộ y tế, UBND…
Thứ hai, về phương thức tổ chức bộ máy nhà nước sẽ theo nguyên tắc chung và thống nhất. Ở mỗi kiểu nhà nước sẽ có một hệ thống nguyên tắc và hệ thống pháp luật khác nhau, đó chính là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, cũng là điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác. Ví dụ, ở bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền hành pháp, tòa án nắm quyền tư pháp. Mỗi cơ quan này sẽ vừa thực hiện quyền năng của mình nhưng đồng thời sẽ vừa kiểm soát quyền lực của các chi nhánh khác. Ví dụ khác, ở bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì tổ chức theo nguyên tắc tập quyền không phân lập, quyền lực của nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất (quốc hội).
Thứ ba, về mục tiêu bộ máy nhà nước là vì nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Hay nói cách khác, nhà nước sử dụng bộ máy nhà nước để làm công cụ thực hiện chức năng của mình (chức năng của nhà nước chính là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị). Vì vậy cần phân biệt chức năng của nhà nước với chức năng của mỗi loại cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, so với các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác (Ví dụ như ở Việt Nam, các tổ chức xã hội là công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…) thì các cơ quan nhà nước có những điểm chung giống nhau nhờ đó mà có thể phân biệt các cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội khác.
Bài viết liên quan:
→ Kho đề tài Tiểu luận tình huống Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính
Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm bộ máy nhà nước là gì? Vậy bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào? Để bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phần tiếp theo: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Theo điều 83 Hiến Pháp, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đây là cơ quan quyền lực cao nhất của của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội là các đại biểu do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra. Tùy thuộc vào từng tỉnh thành khác nhau với những điều kiện kinh tế, số lượng dân cư khác nhau sẽ quy định số lượng đại biểu quốc hội khác nhau giữa các tỉnh thành. Đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri cả nước, đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của cử tri và và biến chúng trở thành quyết sách của Quốc hội, Pháp luật của nhà nước.
Chức năng của quốc hội:
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm có:
Cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc hội
Theo điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành năm 2003, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở các địa phương. Cơ quan này đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên.
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân bao gồm: Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; Thực hiện quyền giám sát với các hoạt động thường trực, việc thực hiện các nghị quyết và việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước,…; Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân cần thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác của các bộ.
Hội đồng nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và Xã, phường, thị trấn (cấp xã).
Theo Hiến pháp năm 2003 điều 83, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các công việc đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch nước:
Quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tham dự các phiên họp của Chính phủ, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày.
Quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm hay bãi nhiệm các chức vụ như Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,…
Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp.
Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, quyết định phong hàm, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương,…; cử hoặc triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam và tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế,…
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra và có trách nhiệm giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được ủy nhiệm thay Chủ tịch làm một số nhiệm vụ.
Địa vị của Chính phủ được xác lập dựa trên cơ sở quy định tại Hiến pháp (1992) và Luật Tổ chức Chính phủ (2001).
Theo Hiến pháp 1992 điều 109, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Với vị trí này, Chính phủ có 2 tư cách:
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, phải chấp hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,…
Thứ hai, là cơ quan hành chính cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ có toàn quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước trên toàn quốc, trừ những vấn đề thuộc quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội và của Chủ tịch nước.
Là cơ quan hành chính cao nhà nước cao nhất, chính phủ thống nhất việc quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,… Chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ,…
Chính phủ được lập ra trong kỳ họp thứ nhất trong mỗi khóa Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ theo các đề nghị và phê chuẩn của Chủ tịch nước, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng,…
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ và Chủ tịch nước.
Chính phủ, Thủ tướng chính phủ cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội. Trong các kỳ họp của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ và các thành viên cần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Chính phủ bao gồm các Bộ (Tổng cục, Cục, Vụ,…), cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có Ủy ban nhân dân các cấp Trung ương, tỉnh, xã, phường.
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các cơ quan nhà nước cấp trên. Đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới các cấp cơ sở.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chấp hành Hiến pháp và pháp luật cùng các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các chính sách khác.
Ủy ban nhân dân cấp dưới sẽ chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên, ví dụ như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ.
Tòa án chính là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Thông qua các hoạt động của mình, tòa án đóng vai trò giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, có trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác. Hệ thống tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án Nhân dân Tối cao; Các Tòa án cấp trung ương; Các Tòa án nhân dân thuộc tỉnh và Các Tòa án quân sự cũng như Các Tòa án khác theo luật định.
Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án Quân sự, Tòa án đặc biệt và các tòa án khác. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân dân Tối cao đã được quy định tại Điều 19, 20 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002).
Trong bộ máy hành chính nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan có những đặc điểm, đặc thù so với các cơ quan khác, được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân gồm: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Các Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Viện Kiểm sát nhân dân thuộc tỉnh; Các Viện Kiểm sát Quân sự.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như quyền làm chủ của dân dân. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ quan cấp trên.
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề tại địa phương do luật định, thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Ủy ban nhân dân ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhất dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm bộ máy nhà nước là gì? Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích, đừng quên chia sẻ đến nhiều người hơn nữa nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com