Bảng cân đối kế toán - một bản báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Giúp cho chủ đầu tư hay chủ doanh nghiệp có thể theo dõi được chi tiết “sức khỏe” của một doanh nghiệp để từ đó đưa ra được những kế hoạch phù hợp. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ bảng cân đối kế toán là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin ngay bây giờ nhé!
Bảng cân đối kế toán (balance sheet) là một loại báo cáo tài chính sử dụng để phản ánh tổng quát những giá trị về tài sản và nguồn hình thành tài sản của mỗi doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể trong năm. Có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc là 1 năm.
Cấu tạo của bảng cân đối kế toán bao gồm có 02 phần chính là Tài sản và Nguồn vốn. Trong đó tổng giá trị của tài sản luôn phải bằng tổng giá trị của nguồn vốn. Khoản mục Tài sản được chia ra thành tài sản ngắn hạn và dài hạn, khoản mục nguồn vốn sẽ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua các hạng mục thường xuất hiện trong bảng cân đối kế toán:
Tài sản | Nguồn vốn |
Tài sản ngắn hạn
| Nợ phải trả ngắn hạn
Nợ phải trả dài hạn
|
Tài sản dài hạn
| Vốn chủ sở hữu
|
Các hạng mục trong bảng cân đối kế toán
➢ Tại sao bảng cân đối kế toán luôn cân bằng?
Khi tạo bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp của bạn, điều quan trọng là phải hiểu rằng, như tên gọi, bảng cân đối kế toán của bạn phải luôn được cân bằng. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần, một phần thể hiện tài sản của doanh nghiệp và phần kia thể hiện các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp phải bằng tổng giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Khi đó, bảng cân đối kế toán được coi là cân bằng. Ý tưởng này được thể hiện bằng công thức:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu của cổ đông
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ (đại học, cao học) đối với tất cả các ngành học. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Như đã đề cập thì bảng cân đối kế toán chính là một tài liệu quan trọng làm căn cứ đánh giá tình trạng “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp. Nó thể hiện được cả tình hình tài sản hiện có của họ hiện đang được phân bổ vào những đâu? đang sử dụng đòn bẩy tài chính nào? vốn chủ sở hữu có gia tăng hay không?
Cơ cấu tài sản cùng nguồn vốn được tính tổng thể bằng cách sử dụng những khoản mục nhỏ như tài sản dài hạn hoặc ngắn hạn chia cho tổng tài sản. Bên cạnh đó các chỉ tiêu này còn có thể tính được cả tỷ lệ tiền cùng những khoản tương đương với tiền thuộc tài sản ngắn hạn hoặc hàng tồn kho ở trên tài sản ngắn hạn.
Cơ cấu này cũng sẽ giúp cho người phân tích có thể nhìn nhận được phần tỷ trọng phân bố các loại tài sản này ở trong cơ cấu tài sản sẽ như thế nào và từ đó đưa ra nhận xét phù hợp. Bạn cần lưu ý việc đánh giá này cần dựa vào đặc tính của các ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh nữa. Ví dụ như doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, thép thường có mục hàng tồn kho lớn. Nguyên nhân là do khả năng lưu trữ thành phẩm, hàng hóa hay mùa vụ kinh doanh. Còn những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường có khoản mục phải thu lớn do chính sách bán hàng của họ đa số là trả chậm,..
Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Chỉ số cơ cấu nguồn vốn được đánh giá tổng quát bằng cách lấy nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Việc này sẽ giúp mọi người phân tích và tìm ra được nguồn hình thành các loại tài sản sẽ đến từ đâu? doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính hay không? rủi ro là gì nếu như vay nợ quá cao.
Vòng quay tài sản chính là hệ số thể hiện khả năng sử dụng phần tài sản của mỗi doanh nghiệp ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh có tốt hay không. Nếu chỉ số này càng cao thì vòng quay tài sản càng tốt và ngược lại.
Chỉ số này thể hiện về khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì khả năng quay vòng càng tốt. Tuy nhiên tùy vào tính chất của từng loại doanh nghiệp cũng như đặc thù của mùa vụ của công việc thì quá trình đánh giá hàng tồn kho sẽ được kết luận theo các hướng khác nhau.
Chỉ tiêu này thể hiện được năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hay không? Khi chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt và ngược lại. Nhưng nếu như ở mức quá cao thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sở hữu một số lượng tài sản ngắn hạn lớn mà hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa cao.
Trường hợp hệ số khả năng thanh toán này nhỏ hơn 1 thì giá trị tài sản ngắn hạn sẽ nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Từ đó cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có vấn đề, doanh nghiệp cần dùng tài sản dài hạn để bù đắp cho những khoản nợ ngắn hạn.
Xem thêm:
➢ List đề tài luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng mới nhất 2020
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng vì nhiều lý do. Nó có thể được xem xét một mình và kết hợp với các báo cáo khác như báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để ta có thể thấy rõ “bức tranh toàn cảnh” về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:
Tầm quan trọng của bảng cân đối kế toán
Tất cả phần tài sản của một doanh nghiệp đều sẽ được tài trợ bằng một nguồn vốn tài trợ nào đó như vốn đi vay hay là vốn chủ sở hữu. Do vậy nó đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và mặt pháp lý riêng biệt. Cụ thể:
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về bảng cân đối kế toán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng sau bài viết bạn đã hiểu tường tận bảng cân đối kế toán là gì cũng như các mối qua hệ trong bảng để từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com